Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tổng quan về viêm đường tiết niệu

Thứ hai, 05-12-2016 14:25 PM

Bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh phát sinh với tỷ lệ cao ở cả hai giới, ở tất cả các độ tuổi. Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị sớm bệnh có thể biến chứng dẫn đến viêm thận, viêm niệu thận, khi đó bệnh lại chuyển thành tình trạng rất nặng nề.

Phụ nữ gặp vấn đề viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới. Bệnh viêm đường tiết niệu xảy ra ở trẻ gái nhiều hơn hẳn trẻ trai, tỷ lệ khoảng 5:1 và khoảng 20-40% phụ nữ từng bị viêm đường tiết niệu.

Hệ thống tiết niệu gồm: 2 quả thận, đài, bể thận, niệu quản hai bên nối từ thận xuống dưới bàng quang và niệu đạo, niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài.

Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ dùng để chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu.

Viêm đài bể thận là thuật ngữ dùng để chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên khu vực đài, bể thận, là một bệnh lý cấp tính rất nặng.

Viêm đường tiết niệu vùng thấp gồm có bàng quang và niệu đạo, viêm đường tiết niệu thường do các loại vi khuẩn gây nên, loại vi khuẩn hay gặp nhất là E.coli chiếm tới khoảng 80% các trường hợp viêm đường tiết niệu ở người lớn. Vi khuẩn có thể thâm nhập trực tiếp vào đường tiết niệu hoặc qua các dụng cụ như đặt xông dẫn lưu phẫu thuật nội soi…

Yếu tố gây bệnh viêm đường tiết niệu:

  • Do sỏi đường tiết niệu
  • Ứ trệ nước tiểu
  • U phì đại tiền liệt tuyến.
  • Những người bị mắc các các bệnh giảm khả năng chống đỡ của cơ thể như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, người già yếu, suy kiệt…

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu:

  • Do vi khuẩn điển hình là E.coli, vi trùng…
  • Do cấu tạo sinh hóa của hệ tiết niệu ở phụ nữ và nam giới.
  • Tính chất nghề nghiệp và lối sống không hợp lý không tạo thuận lợi cho việc đi tiểu.

Phân nhóm viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu chia thành hai nhóm chính là viêm đường tiết niệu ở trên và viêm đường tiết niệu ở dưới

Viêm đường tiết niệu ở trên:

Viêm thận, bể thận, niệu quản.

Viêm đường tiết niệu ở dưới:

Viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến và viêm niệu đạo.

Biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu:

Biểu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu phụ thuộc vào các thể bệnh của mỗi nhóm:

Viêm đường tiết niệu ở dưới, viêm bàng quang, niệu đạo: tiểu đau, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, có thể đái ra máu, đau vùng bụng dưới hay vùng sinh dục tương ứng theo các tuyến dưới.

Viêm đường tiết niệu ở trên, viêm thận, bể thận: có biểu hiện nặng nề hơn, biểu hiện toàn thân là chính, bệnh nhân sốt cao 39oC – 40oC, rét run, toàn thân mệt mỏi và đau vùng lưng tương ứng với vùng thận bị viêm, có thể một bên và có thể ở cả 2 bên. Khi bị viêm thận, bể thận có đến 70 – 80% bệnh nhân, trước khi có những biểu hiện toàn thân, bệnh nhân có biểu hiện của viêm đường tiết niệu dưới.

Chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu:

Ngoài những biểu hiện lâm sàng để phát hiện bệnh, người bệnh cần làm thêm những xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh hơn gồm: xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm nước tiểu…

Đối với bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu dưới:

  • Xét nghiệm nước tiểu là một xét nghiệm không thể thiếu để chẩn đoán, xác định có phản ứng viêm trong nước tiểu hay không. Biểu hiện là lượng bạch cầu, hồng cầu ở trong nước tiểu tăng cao.
  • Xác định vi khuẩn có hay không ở trong nước tiểu không những giúp chẩn đoán bệnh, mà còn đồng thời xác định phương pháp điều trị bệnh (nếu có vi khuẩn thì là vi khuẩn gì? và dùng thuốc nào để điều trị).

Đối với bệnh nhân viêm thận, bể thận ở trên:

  • Xét nghiệm máu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Biểu hiện CRP tăng rất cao, bạch cầu tăng cao, rối loạn hay những hội chứng nhiễm trùng trên huyết học, sinh hóa biểu hiện rất rõ ràng.
  • Chẩn đoán hình ảnh, kể cả viêm đường tiết niệu đơn thuần là viêm bàng quang cũng nên làm siêu âm hệ tiết niệu. Vì có những trường hợp ngoài biểu hiện viêm đường tiết niệu hoặc phối hợp với viêm đường tiết niệu, lại có các biểu hiện bệnh lý khác hay gặp nhất là bệnh lý về sỏi.

Đối với viêm đường tiết niệu ở trên:

Chẩn đoán hình ảnh giúp cho định hướng quyết định thực hiện chẩn đoán cao hơn là chụp cắt lớp. Phương pháp này có thể khẳng định bệnh nhân bị viêm thận bể thận hay không và viêm theo dạng nào. Vì trong huyết thận, bể thận có hai dạng viêm.

  • Dạng thứ nhất: viêm do bít tắc, do giãn bể thận niệu quản có thể do sỏi hoặc là khối u hay có do bất kỳ lý do nào gây tắc niệu quản.
  • Dạng thứ 2: viêm nhưng không co giãn, không có bít tắc về niệu quản thì được gọi là viêm thận bể thận bị gây ra qua đường máu.

Vì thế những chẩn đoán cận lâm sàng là vô cùng quan trọng trong các trường hợp bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu.

Hiện nay tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm đường tiết niệu cao hơn nam giới.

Vì cấu tạo sinh học bộ phận sinh dục nữ khác nam.

Người ta có thể nói rằng không có người phụ nữ nào không bị viêm đường tiết niệu trong cuộc đời của mình

Bộ phận sinh dục nữ có niệu đạo rất ngắn, bên cạnh đó nó còn rất gần với vùng tầng sinh môn (là hậu môn), vì thế dễ gây nên những nhiễm khuẩn ngược dòng. Vi khuẩn từ vùng tầng sinh môn bao gồm từ âm đạo, hậu môn dễ dàng di chuyển ngược chiều lên bàng quang, gây nên viêm bàng quang ở phụ nữ.

Còn ở nam giới thì ngược lại, tình trạng viêm đường tiết niệu thường là hậu quả của một tình trạng bệnh lý đường tiết niệu dưới, gây tắc túi tuyến trệ và giảm khả năng đào thải nước tiểu. Thường gặp như u xơ tiền liệt tuyến hoặc tắc hẹp của đường niệu đạo dưới.

Biến chứng của bệnh viêm đường tiết niệu

Nhiều người khi có biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu vẫn cố đợi và nghĩ rằng là những biểu hiện đái nhiều hoặc đái buốt nó chỉ là những biểu hiện thoáng qua mà không điều trị.

Khi không điều trị, tình trạng nhiễm trùng sẽ nặng lên và khi đó điều trị rất khó, ngay cả trường hợp đơn thuần là viêm bàng quang thì viêm bàng quang mà phát hiện sớm thì điều trị đơn giản nhưng nếu để muộn thì điều trị khó hơn và ngược lại viêm bàng quang đó có thể gây ra những nhiễm trùng ngược chiều nên thành viêm thận viêm niệu thận thì khi đó nó lại chuyển thành tình trạng rất nặng nề.

Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu

  • Điều trị nội khoa: Sử dụng những thuốc kháng sinh đặc trị với loại vi trùng gây bệnh.
  • Biện pháp phẫu thuật:

Đối với bệnh nhân bị tái phát 3 lần trong một năm thì bắt buộc phải đi tìm nguyên nhân gây ra tái phát để điều trị dứt điểm bệnh. Vì khi bị tái phát nhiều lần, bệnh nhân đã kháng kháng sinh nên phải tìm nguyên nhân để phối hợp điều trị. Thông thường có những nhóm bệnh tại chỗ và những dị dạng bất thường của đường tiết niệu sinh dục gây ra… Những trường hợp đó sẽ được can thiệp phẫu thuật để giúp khắc phục tuyệt đối những dị dạng đó. Thường gặp ở phụ nữ có dị dạng ở lỗ đái thoát ra ngoài, điều này gây một luồng trào ngược từ niệu đạo ngược lên bàng quang và gây ra tình trạng viêm bàng quang tái phát tương đối điển hình. Trong trường hợp này thì với một phẫu thuật nhỏ tạo hình lại lỗ đái thì có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Lời khuyên phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu từ các chuyên gia:

  • Uống nhiều nước, khoảng hơn 2 lít một ngày. Nên bổ sung các loại thuốc uống có tính thanh nhiệt như: trà hoa cúc, nước chanh, râu ngô, bông mã đề… Các loại nước uống này vừa có thể lợi tiểu, vừa có thể loại trừ các vi trùng, vi khuẩn ký sinh trong niệu đạo, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, đồng thời tránh tình trạng lượng nước tiểu quá ít hoặc quá đặc. Bên cạnh đó, nó còn giúp kịp thời đưa các loại vi khuẩn có hại ra ngoài.
  • Không nên nhịn đi tiểu quá lâu, điều trị tốt các bệnh ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.
  • Mỗi ngày, nên ngủ đủ giấc, không nên thức đêm vì sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với các loại bệnh tật.

 

Viêm đường tiết niệu do phì đại tiền liệt tuyến, giải pháp từ thảo dược

Khi tiền liệt tuyến phì đại sẽ gây chèn ép vào bàng quang và đường niệu đạo gây tình trạng tiểu khó, tiểu không hết, bàng quang vẫn còn ứ đọng nước tiểu dễ dẫn tới tình trạng viêm đường tiết niệu. Bên cạnh đó độ tuổi phì đại tiền liệt tuyến là trên 50 và đây cũng là độ tuổi dễ bị viêm đường tiết niệu nhất. Sau đây là những thảo dược có tác dụng tốt trong viêm đường tiết niệu do phì đại tiền liệt tuyến"

- Bồ công anh là kháng sinh thực vật do đó tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa và cải thiện triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó ở bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến có triệu chứng của viêm đường tiết niệu.

- Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn, Các thảo dược như Uva ursi, cranberry, buchu leaf sẽ ngăn chặn vi khuẩn bám dính vào thành bàng quang, thành niệu đạo để gây bệnh. Đồng thời các thảo dược này cũng giúp lợi tiểu, tăng đào thải vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.

- Rễ cây tầm ma: Ủy ban châu Âu và tổ chức WHO đã công nhận tất cả các chứng minh lâm sàng về việc sử dụng rễ cây tầm ma trong cho bệnh viêm đường tiết niệu và phì đại tiền liệt tuyến từ thể nhẹ tới trung bình, rễ cây tầm ma có tác dụng kháng viêm rất tốt, đồng thời còn ngăn chặn sự phát triển của mô tuyến tiền liệt.

Các thảo dược này hiện nay đã hội tụ đầy đủ trong sản phẩm BoniMen của Canada và Mỹ do công ty Botania phân phối, do đó BoniMen rất phù hợp với những người bị viêm đường tiết niệu do phì đại tiền liệt tuyến. Ngoài ra, BoniMen còn chứa những thảo dược khác như cây cọ lùn, vỏ cây anh đào châu phi, hạt bí đỏ... giúp co nhỏ kích thước tiền liệt tuyến phì đại, làm giảm những triệu chứng như tiểu đêm nhiều lần, tiểu rắt, tiểu bí...

BoniMen là sản phẩm chất lượng do công ty Botania phân phối, BoniMen đã được rất nhiều bệnh nhân sử dụng và cho hiệu quả tốt.

 

 

Sau 2 tuần, số lần tiểu đêm đã giảm xuống còn 2 lần, tiểu đã dễ dàng hơn. Dùng hết 4 lọ BoniMen đó, ban đêm chú đã không còn đi tiểu lần nào, ngủ ngon tới sáng, tiểu thoải mái, 1 lần là xong ". Chú Nguyễn Hồng Phương, (ở 91/26/1 đường Trần Tấn, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, HCM

 

>>> Xem thêm:

 

  •  

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniMen 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc