Việc phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu gây không ít ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của người cao tuổi. Đặc biệt, tình trạng này lặp lại nhiều đêm liên tiếp còn là thủ phạm làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ té ngã và đột quỵ ở người cao tuổi. Để làm rõ về vấn đề này, các bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!
Người cao tuổi đi tiểu đêm nhiều lần có nguy cơ bị đột quỵ
Tại sao người cao tuổi thức dậy đi tiểu đêm nhiều lần có nguy cơ cao bị đột quỵ?
Tiểu đêm là tình trạng thường gặp ở người trung và cao niên, bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 50 trở đi. Nhiều thống kê chỉ ra rằng khoảng 50% người trên 50 tuổi gặp vấn đề cần đi tiểu nhiều hơn 1 lần mỗi đêm. Đến độ tuổi ngoài 70, có hơn 90% người cao tuổi phải thức dậy một vài lần trong đêm để đi vệ sinh, thậm chí có người chỉ sau khoảng 1 tiếng đã có nhu cầu dậy để đi tiểu.
Ban đầu người cao tuổi chỉ cảm thấy phiền toái khi giấc ngủ bị xáo trộn, khó ngủ thẳng giấc. Theo thời gian cùng với sự lão hóa của tuổi tác, tình trạng tiểu đêm sẽ trầm trọng hơn, sức đề kháng ở người cao tuổi sẽ suy giảm, tinh thần sa sút, suy nhược thần kinh....
Một điều đáng chú ý hơn là người cao tuổi nếu phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, mất ngủ kéo dài. Điều này sẽ khiến não và cơ thể người bệnh sẽ rơi vào căng thẳng, rối loạn và phản ứng lại bằng cách tiêu thụ oxy và năng lượng, thúc đẩy cơ thể sản sinh vô số gốc tự do, đặc biệt là tại não. Gốc tự do tấn công vào thành động mạch não, tạo điều kiện hình thành các mảng xơ vữa và huyết khối làm hẹp động mạch, cản trở máu vận chuyển oxy và dưỡng chất đến não, làm tăng nguy cơ bị đột quỵ và gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Tiểu đêm nhiều lần làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi
Do đó, nếu đang gặp tình trạng tiểu đêm nhiều lần trong đêm, người cao tuổi cần tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng này kéo dài gây nguy hiểm cho người cao tuổi.
Người cao tuổi gặp tình trạng tiểu đêm nhiều lần do nguyên nhân nào?
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng tiểu đêm ở người cao tuổi là do các bệnh lý dưới đây:
Bệnh tiểu đường
Ở bệnh nhân tiểu đường, nồng độ đường trong máu thường xuyên ở ngưỡng cao. Lượng đường này một phần được thải qua nước tiểu, khi đó nó sẽ kéo nước từ dịch ngoại bào vào trong lòng mạch, khiến áp lực thẩm thấu trong lòng mạch tăng lên. Nước được kéo vào làm tăng thể tích nước tiểu, gây ra hiện tượng tiểu nhiều, tiểu đêm ở bệnh nhân tiểu đường.
Bệnh tiểu đường gây ra tình trạng tiểu đêm ở người cao tuổi
Bệnh lý về thận, tiết niệu
Các bệnh lý về thận, tiết niệu như sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận, nhiễm trùng đường tiết niệu...đều là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đêm nhiều lần ở người cao tuổi.
Bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm, thường gây ra cảm giác mắc tiểu đột ngột, cần phải đi tiểu ngay và đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm.
Phì đại tuyến tiền liệt
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tiểu đêm nhiều lần ở các quý ông trung và cao niên. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, có trên 50% nam giới ở độ tuổi từ 60 - 70 tuổi bị u xơ tuyến tiền liệt, tỷ lệ này lên đến 88% ở những người 80 tuổi.
Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng tăng sinh tổ chức đệm và sợi liên kết, tạo ra các khối xơ chèn ép vào bàng quang niệu đạo, gây hội chứng rối loạn tiểu tiện, trong đó có tiểu rắt, tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tiểu đêm....
Không chỉ gây tiểu đêm mất ngủ dẫn tới đột quỵ mà khi không có biện pháp khắc phục kịp thời, căn bệnh này sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bí tiểu hoàn toàn, sỏi bàng quang, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt...
Phì đại tuyến tiền liệt là nguyên nhân hàng đầu gây tiểu đêm ở nam giới cao tuổi
Vậy người cao tuổi bị tiểu đêm do phì đại tuyến tiền liệt phải làm sao? Chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo của bài viết nhé!
Giải pháp nào cho người cao tuổi bị tiểu đêm do phì đại tuyến tiền liệt?
Theo PGs.Ts.Bs. Nguyễn Hoài Nam - Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM:
"Người bệnh tiểu đêm do phì đại tuyến tiền liệt cần tìm ra giải pháp đạt được cả 2 mục tiêu, đó là loại bỏ các triệu chứng tiểu đêm nhiều lần và thu nhỏ kích thước tuyến tiền liệt bị phì đại.
Xu hướng của y học hiện đại ngày nay là sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên như quả cọ lùn, cây anh đào châu Phi, hạt bí đỏ, ... giúp giảm các triệu chứng khó chịu và co dần kích thước tuyến tiền liệt bị phì đại an toàn và hiệu quả. Và tất cả các thảo dược này hiện đã có trong sản phẩm BoniMen của Canada. Tôi đã khuyên rất nhiều bệnh nhân của mình dùng và tất cả đều cho cải thiện tốt".
Mời các bạn cùng lắng nghe chia sẻ của PGs.Ts.Bs Nam chia sẻ về tình trạng tiểu đêm và giải pháp khắc phục
BoniMen - Giải pháp toàn diện cho bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt
BoniMen được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên không những mang lại hiệu quả toàn diện cho người bệnh phì đại tuyến tiền liệt mà còn an toàn lành tính, không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Công thức toàn diện của BoniMen gồm có:
- Cây cọ lùn và vỏ cây anh đào châu Phi
Khoa học hiện đại đã chứng minh 2 loại thảo dược này tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh phì đại tuyến tiền liệt nhờ cơ chế giúp ức chế enzyme 5α – reductase, giảm sản sinh hormone dihydrotestosterone (DHT) - thủ phạm làm tuyến tiền liệt tăng sinh và phì đại. Điều này giúp co nhỏ kích thước tiền liệt tuyến, giảm các triệu chứng khó chịu do phì đại tuyến tiền liệt gây ra, trong đó có tiểu đêm nhiều lần.
- Hạt bí đỏ
Trong dầu hạt bí đỏ chứa chất delta 7- phytosterol có tác dụng giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, làm giãn cơ trơn thành mạch tuyến tiền liệt và cổ bàng quang, do đó giúp giảm tất cả những triệu chứng rối loạn tiểu tiện của bệnh phì đại tiền liệt tuyến như: Tiểu rắt, tiểu đêm, tiểu khó, tiểu nhiều lần,…
- Cây Uva ursi, cranberry, buchu leaf
Những thảo dược này sẽ có tác dụng giúp ngăn chặn vi khuẩn bám dính vào thành bàng quang, thành niệu đạo để gây bệnh viêm tuyến tiền liệt- biến chứng thường gặp ở người bệnh phì đại tuyến tiền liệt, nhờ đó giúp phòng ngừa biến chứng này hiệu quả. Đồng thời chúng còn giúp lợi tiểu để tăng đào thải vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.
- Bồ công anh, rễ cây tầm ma
Bồ công anh và rễ cây tầm ma từ lâu đã được biết tới là các thảo dược có tác dụng giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu ở những bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến với những triệu chứng như: Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu khó…
- Vitamin và nguyên tố vi lượng: Vitamin E, B6, selen, kẽm… rất cần thiết với sức khỏe tuyến tiền liệt, đồng thời giúp tăng số lượng, chất lượng và hoạt động của tinh trùng, tăng cảm giác và chức năng sinh lý cho nam giới.
Công thức thành phần của BoniMen
Cách sử dụng BoniMen
Liều dùng: Người bệnh nên uống BoniMen 4-6 viên/ngày chia làm 2 lần.
Liều 4-6 viên tùy thuộc vào kích thước tuyến tiền liệt là bao nhiêu, tình trạng rối loạn tiểu tiện nặng hay nhẹ. Vì vậy, để nắm rõ hơn với tình trạng cụ thể của mình cần dùng BoniMen với liều bao nhiêu, mời các bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được hướng dẫn chi tiết.
Ngoài ra, các dược sĩ của công ty Botania cũng sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết về chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như giải đáp các băn khoăn về bệnh học và sản phẩm nhằm giúp bệnh nhân cải thiện bệnh một cách hiệu quả nhất.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng tiểu đêm nhiều lần ở người cao tuổi phiền phức và nguy hiểm như thế nào, đặc biệt là do u xơ tuyến tiền liệt. Với tình trạng tiểu đêm do nguyên nhân này gây ra thì BoniMen chính là giải pháp tối ưu dành cho bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Uống BoniMen sau bao lâu có hiệu quả - Bạn đã biết chưa?
- Bí quyết giúp giảm kích thích tuyến tiền liệt bị phì đại đơn giản tại nhà