Tôi đã từng nghĩ rằng tai biến mạch máu chính là con dao giết chết cuộc sống tự do của người bệnh, bó buộc sinh hoạt chỉ quanh chiếc giường chật hẹp. Nhưng khi tôi gặp được chú Nguyễn Văn Sơn (52 tuổi, điện thoại 0167.377.1210), hiệu trưởng trường tiểu học Kim Ngọc, huyện Yên lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, tôi phải thay đổi suy nghĩ của mình.
Chú Sơn có tiền sử bị huyết áp và mỡ máu đã lâu, nhưng chú vẫn chăm chỉ duy trì thuốc tây đều đặn nên nghĩ rằng cũng chẳng có gì đáng phải lo. Nhưng không ai lường được chữ “ngờ”, chú Sơn kể: “Chú nhớ rất rõ cách đây 5 năm, hôm đó rất mát trời chứ có nắng nóng gì đâu, chú tắm rửa xong rồi lên mạng đọc tin tức. Tự nhiên chú thấy trời đất tối sầm, quay chao đảo và chú ngất tại chỗ không biết gì. Khi tỉnh dậy chú đã thấy mình nằm trong bệnh viện đa khoa Vĩnh Yên, bác sĩ nói do huyết áp tăng đột ngột trên 220 dẫn tới tai biến. Chú bị liệt nửa người, không vận động và không nói được, ăn uống vệ sinh tại chỗ. Và từ đó là hành trình dài đằng đẵng hơn 1 năm ròng rã chữa bệnh.
Vợ chú Sơn tiếp lời: “Chú đi đâu, cô phải theo đấy, từ Vĩnh Yên, lên Bạch Mai, bệnh viện 103 rồi 108, vào Sài Gòn vẫn không ăn thua, 9 tháng trời vẫn nằm yên 1 chỗ. Cô nghĩ rằng Việt nam mình không chữa được thì ta ra nước ngoài, Trung quốc, Nhật Bản, 3,4 tháng vất vả, tốn kém rất nhiều tiền của và công sức may mà ơn giời cuối cùng chú đã có thể đi lại và hồi phục được. Vất vả thế nào cô chú đều đã thấm nên bảo nhau nhất định không bao giờ để bị tai biến lần nữa, một lần đã quá sợ hãi rồi”.
Nhưng đúng là người tính không bằng trời tính, tháng 7/2016 chú lại bị tai biến lại, nguyên nhân cũng chỉ do huyết áp và mỡ máu cao mà thôi. Chú kể: “Chú nằm gần 2 tháng ở bệnh viện đa khoa Vĩnh Yên và sau đó là Bạch Mai mà chân tay vẫn co rúm, không đi lại được, nặng nề, đau đớn. Chú bất lực mà nghĩ rằng nằm bệnh viện cũng chẳng đỡ thì nằm mãi ở đây làm gì cho mệt, bệnh viện đông đúc, ngột ngạt khó chịu nên xin bác sĩ về nhà và chuẩn bị tinh thần cho 1 hành trình chữa bệnh mới.
Tình cờ đúng hôm về cô nhà đọc tờ báo thấy giới thiệu về bác Thâu ở Hà Nội bị tai biến mà sau khi điều trị ở phòng khám đông y của Phó Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Vũ Khánh, nguyên giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền trung ương ở số 11 Cẩu Lủ, Hoàng Mai, Hà Nội mà có thể bình phục được. Nói thật cô và chú đều bán tín bán nghi, không biết thật giả thế nào. Nhưng khắp thế giới mình vẫn có thể đi được huống chi từ Vĩnh Phúc xuống Hà Nội. Thế là cô chú lại bắt ô tô đi.
Gặp bác sĩ Khánh, chú đã thấy có cảm tình vì sự ân cần và nhiệt tình của bác sĩ. Sau khi thăm khám kĩ càng, bác sĩ nói với chú bằng giọng khẳng định chắc nịch: “Tôi có thể điều trị cho anh ít nhất là đi được xe đạp”. Chú nghĩ bác sĩ chỉ động viên mình thôi, tay chân vẫn đang co quắp, ngồi xe lăn còn chẳng vững, nói không tròn chữ nói gì tới đi xe đạp. Bác sĩ cắt cho chú 7 thang thuốc, hướng dẫn cặn kễ ăn uống, vận động thế nào, và dặn hết thuốc lại tới tái khám, trong quá trình uống thuốc có vấn đề gì cứ gọi cho bác sĩ. Cảm nhận được tấm lòng lương y như từ mẫu của bác sĩ làm chú thêm an lòng và tin tưởng.”
Tôi tò mỏi hỏi: “ Bệnh chuyển biến có đúng như lời bác sĩ Khánh nói không ạ?”
Chú gật đầu: “Thật không thể tin được cháu ạ, uống đến ngày thứ 2,3 thôi chân tay chú đã có thể co duỗi ra được, nâng lên đặt xuống dễ dàng, mừng quá là mừng. Tới ngày thứ 4, chú đã tự đi lại được mà không cần người dìu, tay chân cũng nhẹ nhõm chứ không còn nặng nề như trước. Đúng đến ngày thứ 7 chú đã tự đi xe đạp, được 20 cây chứ không ít. Hết 7 thang, chú quay lại Hà Nội tái khám. Bác sĩ lại dặn dò thêm cả chế độ ăn uống và luyện tập sau đó để không bị tái phát.
Đến nay chú uống thuốc được gần 20 ngày, tổng cộng 18 thang thuốc, chú đã đi được xe máy, nói năng bình thường nên chú đã đi làm lại và dự định cùng người thân kinh doanh quỹ tín dụng nữa. Nói thật cháu biết, lần tai biến trước tốn kém đến hơn 1 tỷ, mà lần này còn chưa tới 2 triệu đồng tiền thuốc, quả là 1 trời 1 vực. Được như bây giờ đều nhờ bác sĩ Khánh, bác sĩ đúng là ân nhân cứu mạng chú. Mong rằng bệnh nhân bị tai biến ai cũng biết tới phòng khám Đông y của bác sĩ Khánh để bệnh tai biến này không trở thành gánh nặng cho mọi người nữa.”
Phòng khám đông y Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Vũ Khánh, số 11, Cầu Lủ, q. Hoàng Mai, tp Hà Nội
Số điện thoại: 0918.107.887 – 043.855.0215