Hiện tượng nổi gân tím, nổi gân xanh ở bắp chân dưới dạng ngoằn ngoèo như giun hay mạng nhện ở dưới da không chỉ ảnh hưởng về thẩm mỹ, khiến chị em mặc cảm mà còn là dấu hiệu điển hình của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được can thiệp kịp thời. Bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về hiện tượng nổi gân xanh tím ở bắp chân và căn bệnh suy giãn tĩnh mạch nhé.
Nổi gân xanh, tím ở bắp chân
Thực trạng hiện tượng nổi gân tím, nổi gân xanh ở bắp chân.
Bác sĩ Nguyễn Trung Anh, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung Ương cho biết, hiện tượng bỗng dưng bị nổi gân xanh tím dưới da bắp chân không phải là cá biệt mà rất phổ biến. Nó là dấu hiệu điển hình của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Theo ước tính, hiện có khoảng 25- 35% dân số mắc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới ở nhiều mức độ khác nhau. Riêng tại Bệnh viện (BV) Lão khoa Trung Ương, mỗi tuần cũng có hơn 30 bệnh nhân tới khám và điều trị do mắc bệnh này. Phần lớn bệnh nhân là nữ giới, từ 35 tuổi trở lên.
Như trường hợp của Chị N.T.Hương (35 tuổi, ở Trương Định, Hà Nội); chị đến viện khám vì bắp chân bỗng dưng bị nổi gân xanh, tím rồi mạng nhện chằng chịt, sau bắp chân còn nổi những đường to như giun đũa. Hiện tượng này xuất hiện sau khi sinh con được 11 tháng. Cả mẹ chồng và mẹ đẻ đều cho rằng, khi mới sinh, do chị không chịu kiêng khem sau sinh, tắm, kỳ cọ quá sớm gây nổi gân. Đem lo lắng hỏi bác sĩ, chị mới biết mình bị suy tĩnh mạch chi dưới.
Chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới qua bài viết dưới đây nhé!
Suy giãn tĩnh mạch chân là gì.
Tĩnh mạch là mạch máu dẫn máu hồi lưu về tim từ các bộ phận của cơ thể. Có những van giữ chức năng làm dòng máu đi 1 hướng về tim để trao đổi oxy. Tuy nhiên, vì 1 yếu tố nào đó, các van này làm việc không hiệu quả và làm dòng máu đi hướng ngược lại (trào ngược tĩnh mạch) và dẫn đến gia tăng áp lực tại các tĩnh mạch. Kết quả là làm các mạch máu này phình to ra, gây nên hiện tượng suy giãn tĩnh mạch (xuất hiện những tia tĩnh mạch nhỏ xanh đỏ, hoặc đường mạch máu màu xanh ngoằn ngèo) có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Bệnh thường xảy ra ở các tĩnh mạch chân do đây là vị trí xa tim nhất của cơ thể, đồng thời, đây lại là nơi chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể. Vì vậy mà máu đi từ hệ thống tĩnh mạch chân về tim mất rất nhiều sức.
Nguyên nhân và các yếu tố gây suy giãn tĩnh mạch chân.
- Do khiếm khuyết van tĩnh mạch bẩm sinh.
- Tăng áp lực tĩnh mạch do thói quen thường xuyên đứng lâu hay ngồi lâu, mang thai.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu ngăn cản dòng máu trở về tim.
- Viêm tĩnh mạch có gây hình thành huyết khối ở tĩnh mạch nông hoặc sâu.
- Các yếu tố liên quan khác: Nữ giới, sinh đẻ nhiều lần hoặc thừa cân, nội tiết, sử dụng nhiều thuốc tránh thai, lười vận động, hút thuốc lá, tuổi cao trên 50… đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Dấu hiệu nhận biết hiện tượng nổi gân xanh, tím của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường thấy những đám tĩnh mạch nổi lên ngoằn ngoèo, tạo thành từng búi nằm ngay sát dưới da chi dưới (khoeo chân, cẳng chân, bắp chân, cổ chân, có khi gặp cả vùng đùi). Màu da của vùng tĩnh mạch bị giãn thường có màu xanh mà chúng ta hay gọi là tình trạng chân nổi gân xanh.
Gân xanh có thể nổi li ti từng mảng lớn nhỏ khác nhau trong tĩnh mạch, nổi gân xanh hoặc tím đỏ (tĩnh mạch hình mạng nhện) hay nổi to ngoằn ngoèo dưới da, đây là dấu hiệu điển hình của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Chân nổi gân xanh là triệu chứng điển hình của suy giãn tĩnh mạch
Các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Ngoài tình trạng nổi gân xanh, tím ở bắp chân, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng sau, tùy vào mức độ và tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân của bạn:
Bệnh suy giãn tĩnh mạch được chia làm 3 giai đoạn với những triệu chứng cụ thể:
Giai đoạn đầu
Triệu chứng của bệnh thường mờ nhạt và thoáng qua, người bệnh có biểu hiện:
- Đau chân, nặng chân, đôi khi có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường.
- Mỏi chân và xuất hiện phù nhẹ khi phải đứng lâu, ngồi nhiều
- Chuột rút vào buổi tối
- Cảm giác bị châm kim, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm.
- Nhiều mạch máu nhỏ li ti (giai đoạn đầu chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti, nhất là ở cổ chân và bàn chân). Những triệu chứng này thường không rõ ràng hoặc mất đi khi nghỉ ngơi do các tĩnh mạch ở chi chưa giãn nhiều, lúc giãn lúc không nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.
- Các triệu chứng thường nặng lên vào chiều tối hoặc sau khi đứng lâu, sau một ngày làm việc và giảm bớt vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau khi nghỉ ngơi, kê chân cao.
Giai đoạn tiến triển
- Bệnh gây phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân.
- Vùng cẳng chân có sự thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch, lâu ngày sẽ có biểu hiện loạn dưỡng.
- Các tĩnh mạch bị trương phồng lên gây ra cảm giác nặng, đau nhức chân kèm theo hiện tượng máu thoát ra ngoài mạch gây phù.
- Hiện tượng này không mất đi khi nghỉ ngơi, nặng hơn có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da một cách thường xuyên, các mảng bầm máu trên da...
Giai đoạn biến chứng
- Viêm tĩnh mạch nông huyết khối (biến chứng của viêm tĩnh mạch nông huyết khối là thuyên tắc tĩnh mạch sâu đoạn gần, đoạn xa và thuyên tắc phổi)
- Chảy máu nặng do giãn vỡ tĩnh mạch
- Nhiễm khuẩn vết loét của suy tĩnh mạch mạn tính.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có nguy hiểm không?
Suy giãn tĩnh mạch nói chung và suy giãn tĩnh mạch chân nói riêng, nếu để lâu ngày và không được điều trị, bệnh sẽ chuyển từ giai đoạn nhẹ đến giai đoạn biến chứng. Khi đã bị biến chứng, bệnh suy giãn tĩnh mạch trở lên rất nguy hiểm. Lúc ngày người bệnh sẽ phải đối mặt với những triệu chứng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí còn tới cả tính mạng của người bệnh.
- Thiểu dưỡng chân thường xảy ra khi bị giãn tĩnh mạch nông: dẫn tới viêm da, loét, nhiễm trùng, chảy máu tại ổ loét... làm mất khả năng lao động của bệnh nhân, thậm chí phải cắt cụt chân.
- Viêm nghẽn các tĩnh mạch sâu (do hậu quả của loét thiểu dưỡng và nhiễm trùng ổ loét ở chân): làm cho bệnh diễn biến nặng hơn, có trường hợp tạo nên huyết khối di chuyển lên gây tắc động mạch phổi, dẫn tới tử vong đột ngột, cục máu đông di chuyển tới não sẽ gây nhồi máu não, tới tim có thể gây nhồi máu cơ tim, ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.
Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch phổ biến
Can thiệp với laser nội tĩnh mạch: là phương pháp ít xâm lấn điều trị giãn tĩnh mạch. Tính ưu việt của phương pháp này là có khả năng loại bỏ hầu hết các triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch như đau nhức, nặng nề, nổi gân xanh chỉ với thủ thuật đơn giản. Bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau đớn, xuống sức sau ca mổ, bởi trước đây khi điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bệnh nhân phải phẫu thuật rất phức tạp, mất nhiều máu và gây đau đớn, nhưng nguy cơ tái phát rất cao. Còn can thiệp nội mạch sẽ rất nhẹ nhàng, có thể xuất viện sau 1 ngày, không gây biến chứng và gần như không tái phát. Đây là kỹ thuật hiện đại được ứng dụng tại Trung tâm Can thiệp mạch máu Bệnh viện quốc tế City trong những năm gần đây.
Sử dụng vớ y khoa: sử dụng vớ y khoa trong điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới là một phần khá quan trọng bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tăng sức bền thành mạch, chống viêm và chống thoát dịch v.v…Vớ y khoa có tác dụng tăng sức ép của cơ, ép vào thành tĩnh mạch tránh tĩnh mạch bị dãn ra nhiều và gây ứ trệ dòng máu trở về tim gây phù, đau chân và chuột rút. Trong hai loại, băng ép và vớ y khoa thì vớ y khoa tốt hơn băng ép vì dễ sử dụng và lực ép lên trên thành tĩnh mạch được phân bố đồng đều. Vớ y khoa nên đi vào ban ngày, lúc làm việc và đi lại nhiều. Còn buổi tối, nghỉ ngơi người bệnh có thể bỏ vớ ra được.
Sử dụng vớ y khoa trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Chích xơ tĩnh mạch: Chất chích xơ khi vào lòng mạch sẽ tạo thành một phản ứng viêm, tác động vào thành mạch giống như một chất keo dán dính, làm phá hủy tĩnh mạch đã bị giãn, có tác dụng tại chỗ. Chất gây xơ không đi đến vị trí khác mà chỉ khu trú ở vị trí muốn điều trị, không đi về tim làm nghẽn mạch máu ở tim. Điều trị bằng gây xơ tĩnh mạch khá an toàn. Đôi khi xuất hiện biến chứng tại chỗ là đau, viêm tĩnh mạch, viêm mô dưới da.
Các biện pháp trên đều chủ yếu giải quyết triệu chứng chứ không có công dụng phòng ngừa bệnh tái phát. Do đó, hiện nay xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược cho người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch đang ngày càng được ưa chuộng. Trên thị trường, BoniVein đang là một trong những sản phẩm chất lượng, uy tín, được nhiều bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch tin tưởng và sử dụng.
BoniVein – Bí quyết đẩy lùi bệnh suy giãn tĩnh mạch
BoniVein, một sản phẩm của Canada và Mỹ, là sự phối hợp hoàn hảo của 10 loại
thảo dược, có tác dụng cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch, cải thiện lưu thông
tuần hoàn, giảm các triệu chứng ngứa, sưng, đau chân, làm tĩnh mạch khỏe hơn.
- Hạt dẻ ngựa: Chứa chất Aescin có tác dụng làm bền thành mạch, hàn gắn các thành mạch bị tổn thương, cải thiện độ đàn hồi và sức bền thành mạch. Giảm các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân như giảm đau chân, ngứa, sưng phù. 3 nghiên cứu trên 10.725 bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch cho thấy sau khi điều trị bằng hạt dẻ ngựa sau 4-6 tuần thấy 84% bệnh nhân giảm sưng phù chân, 91 bệnh nhân giảm đau chân, 85% bệnh nhân bớt nặng chân. Trong 1 nghiên cứu 12 tuần sử dụng chiết xuất hạt dẻ ngựa làm giảm sưng phù chân phù nề chân tương đương với biện pháp mang vớ ép.
- Rutin từ hoa hòe: Có tác dụng làm bền thành mạch, tăng cường sức chịu đựng của thành mạch, phòng ngừa nguy cơ giòn đứt vỡ mạch, bảo vệ mạch. Thiếu vitamin P từ rutin sẽ làm cho thành mạch yếu, dễ bị giãn đứt và vỡ.
- Diosmin và Hesperidin là flavonoid từ thực vật, sự kết hợp này sẽ làm tăng tính bền vững của thành tĩnh mạch, tăng trương lực thành tĩnh mạch nên làm giảm hiện tượng ứ máu.
- Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông, Butcher's Broom có tác dụng giúp chống oxy hóa rất mạnh, giúp làm bền thành tĩnh mạch.
- Bạch quả: Có tác dụng giúp hoạt huyết, tránh ứ máu trong lòng tĩnh mạch để tránh hiện tượng hình thành huyết khối trong lòng tĩnh mạch.
Tới nay tất cả các thành phần trên đã được hội tụ đầy đủ trong sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada dành cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân. BoniVein giúp làm bền thành mạch và các van thành tĩnh mạch làm cho thành mạch bền chắc và dẻo dai, phòng tránh tình trạng suy giãn.
Chỉ cần sử dụng liều 4-6 viên mỗi ngày, BoniVein sẽ làm giảm nhanh những triệu chứng đau nhức, tê bì, nặng mỏi, chuột rút sau 2-3 tuần sử dụng. BoniVein giúp co nhỏ tĩnh mạch, mờ gân xanh tím chỉ sau 2-3 tháng.
Đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng BoniVein
“BoniVein có tốt không? BoniVein có hiệu quả không? BoniVein có làm mờ gân xanh tím hay không? Đây chắc hẳn là những câu hỏi mà nhiều bệnh nhân thắc mắc khi có ý định sử dụng sản phẩm BoniVein này.” Để giải đáp thắc mắc này mời quý bạn đọc hãy theo dõi những chia sẻ của những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm:
Bác Trần Thị Nghiêm (70 tuổi, ở số 58, ngõ 275 đường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, Tp Hải Phòng, điện thoại: 0332.914.239)
Bác Trần Thị Nghiêm, 70 tuổi
“Bác bị suy giãn tĩnh mạch hơn 4 năm, chân đau buốt dọc từ hông xuống như muốn rụng rời cả chân, vừa tê bì lại chuột rút khiến bác chỉ muốn cắt luôn chân của mình đi. May mắn thay, bác biết tới BoniVein và dùng đều đặn hàng ngày. BoniVein đã giúp bác đi đứng lại như bình thường, chân hết đau nhức, tê bì, chuột rút khiến bác vô cùng hài lòng.”
Cô Châu Thị Sáng, 59 tuổi, ở số 188/5/16 Tô Ngọc Vân, kp3, phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, HCM; Đt: 0908.512.260
Cô Châu Thị Sáng, 59 tuổi
“Cô bị suy giãn tĩnh mạch sâu cách đây 10 năm, ban đầu cô chỉ có những triệu chứng như nặng nhức, mỏi, tê bì. Cô có đi bệnh viện khám dùng thuốc tây Daflon nhưng không đỡ mà càng ngày những tĩnh mạch ở dưới da càng hiện rõ ràng hơn, ngày nào cô cũng bị chuột rút tới mấy lần liền. Cô có đọc được thông tin về sản phẩm BoniVein, cô thấy nó trị được cả suy giãn tĩnh mạch và trĩ mà cô cũng vừa chích trĩ xong nên muốn chuyển sang dùng để giải quyết cả 2 bệnh luôn. Cô dùng được 3 tháng thì bỏ hẳn được vớ y khoa, tĩnh mạch xanh tím đã mờ dần, còn những triệu chứng trước đây đã hết hoàn toàn, cô đi lại nhẹ nhõm, thoải mái hơn, sinh hoạt cũng trở về bình thường.”
Bác Trần Thị Lý, 72 tuổi ở số 726, đường Hùng Vương, khu vực 5, thị xã Ngã Bảy, phường Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, số điện thoại: 0356.070.362.
Bác Trần Thị Lý, 72 tuổi
“Bác bị suy giãn tĩnh mạch đã lâu, nhưng hơn 1 năm nay bệnh trở nặng, hai chân tê bì nặng nề, đau nhức, da chân căng bóng và phù to, sau đó đau quá nên bác bị liệt giường luôn. Uống thuốc tây, thuốc ta mập hết cả người mà bệnh không đỡ. Sau tìm hiểu và biết đến BoniVein, chỉ sau 1 tháng sử dụng, chân tay bác đỡ hẳn tê bì, đau nhức. Sau 2 tháng, chuột rút giảm tới 70%, bác đã nhúc nhích đứng dậy đi khỏi giường được, đứng lên ngồi xuống được. Sau 5 tháng, không những bác đi lại được mà chân tay hết hẳn triệu chứng. Chỉ có những người trước phải nằm liệt giường vì suy giãn tĩnh mạch mới biết giờ đi lại bình thường không đau nhức hạnh phúc đến nhường nào.”
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Triệu chứng điển hình của bệnh là nổi gân tím, nổi gân xanh ở bắp chân gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh thiếu tự tin, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày. Bệnh có thể phòng ngừa bằng cách cải thiện các hoạt động hàng ngày như tập thể dục, chạy bộ, đi bộ nhanh, bơi lội,…. Khi mắc bệnh, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ để được tư vấn các biện pháp can thiệp thích hợp. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.
XEM THÊM: