Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Biếng ăn sinh lý là gì? Mẹ phải làm sao để con ăn ngon và khỏe mạnh hơn?

Thứ năm, 03-06-2021 16:34 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong những năm tháng đầu đời của mình, bé sẽ trải qua những giai đoạn biếng ăn sinh lý. Đa số trường hợp khi kết thúc giai đoạn đó, bé sẽ trở lại việc ăn uống bình thường. Nhưng nếu mẹ không hiểu con và có những biện pháp chăm con sai cách, bé sẽ bị biếng ăn kéo dài và rất khó cải thiện. Vấn đề này sẽ được chúng tôi làm rõ hơn trong bài viết sau đây, mời các bạn cùng đón đọc.

 

Biếng ăn sinh lý là gì?

Biếng ăn sinh lý là gì?

 

Biếng ăn sinh lý là gì?

   Trẻ biếng ăn có 3 dạng đó là:

- Biếng ăn tâm lý: Trẻ sợ hãi mỗi khi ăn do bị la mắng, thúc ép, buộc ăn nhiều…

- Biếng ăn bệnh lý: Xảy ra khi trẻ bị bệnh khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn.

- Biếng ăn sinh lý: Thường xuất hiện khi trẻ bước vào một giai đoạn biến đổi về thể chất theo chu kỳ phát triển tự nhiên, chẳng hạn như trẻ tập lẫy, tập đi, đi nhà trẻ… Trẻ có những biểu hiện như:

+ Trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu, không chịu nhai, nuốt, bữa ăn thường kéo dài.

+  Trẻ không chịu ăn một số loại thức ăn hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, khi nhìn thấy thức ăn thì lại khóc và nũng nịu.

+ Trẻ bỏ ăn, không có cảm giác đói, cảm giác thèm ăn khi đến giờ ăn.

   Trong khi biếng ăn tâm lý và biếng ăn bệnh lý sẽ kéo dài nếu mẹ không tìm được giải pháp khắc phục triệt để thì biếng ăn sinh lý thường chỉ kéo dài trong một giai đoạn nhất định (khoảng 1-2 tuần). Sau đó, trẻ sẽ trở lại ăn uống bình thường nếu mẹ có phương pháp thích hợp và không phạm phải những sai lầm nghiêm trọng.

 

Trẻ không chịu ăn một số loại thức ăn hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn

Trẻ không chịu ăn một số loại thức ăn hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn

 

   Thế nhưng, thực tế cho thấy, nhiều mẹ vì không biết đến những giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ và áp dụng những phương pháp không khéo léo nên khiến trẻ chuyển sang biếng ăn tâm lý hoặc biếng ăn bệnh lý. Những sai lầm các mẹ hay mắc phải sẽ  được trình bày chi tiết trong phần tiếp theo của bài viết.

 

Những sai lầm của mẹ trước tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý

   Trước tình trạng bé biếng ăn hơn bình thường thì các mẹ thường có 3 xu hướng như sau: Thứ nhất là tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng những phương pháp phù hợp, thứ hai là quát nạt, ép trẻ ăn, thứ ba là thờ ơ, để trẻ “đói thì tự đòi ăn”. Trong đó, hai phương pháp sau đều là những sai lầm mà mẹ không nên mắc phải.

Ép con ăn - Khởi nguồn của biếng ăn tâm lý

   Quát nạt, ép con ăn khiến bé cảm thấy bị tổn thương, căng thẳng, và phản xạ tự nhiên là toàn thân chuyển sang trạng thái “chiến đấu” để “tự vệ” hoặc im lặng và ngoan ngoãn ăn trong trạng thái bị ép buộc, run sợ, tim đập nhanh hơn...

   Những sự thay đổi hormone của cơ thể trong trạng thái sợ hãi khiến trẻ càng ngày càng không muốn ăn, dù có cố cũng không cảm thấy ngon miệng. Các hoạt động tiêu hóa trong trạng thái thần kinh bị căng thẳng, sợ hãi sẽ gặp nhiều khó khăn, khả năng hấp thu của trẻ cũng bị giảm sút. Thậm chí, chúng còn làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.

   Chính vì thế, nếu bé đang trong giai đoạn biếng ăn sinh lý mà bạn quát nạt, ép chúng ăn thì dần dần, con bạn sẽ bị biếng ăn tâm lý. Đây là thể biếng ăn rất khó cải thiện và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. 

 

Ép con ăn là một sai lầm mẹ cần tránh

Ép con ăn là một sai lầm mẹ cần tránh

 

Để trẻ “đói tự đòi ăn” sẽ dễ dẫn đến biếng ăn bệnh lý

   Trong giai đoạn biếng ăn sinh lý, trẻ thường không có cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng, không muốn ăn, không hoặc rất ít khi có cảm giác đói.

   Lúc này, nếu mẹ nghĩ rằng để bé lúc nào đói sẽ tự đòi ăn thì đó lại là một sai lầm lớn. Khi quá đói, bé có thể sẽ đòi ăn nhưng lượng thức ăn mà con ăn vào sẽ rất ít. Trong những năm đầu đời, trẻ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để học hỏi và phát triển. Việc mẹ để trẻ “đói tự đòi ăn” sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng.

   Ngoài ra, việc không đủ dinh dưỡng khiến sức đề kháng của trẻ không được hoàn thiện và củng cố, đồng thời ăn không đúng bữa sẽ khiến chức năng tiêu hóa bị rối loạn. Tất cả những điều này sẽ khiến trẻ bị biếng ăn bệnh lý.

   Vì vậy, các mẹ cần chú ý  tìm hiểu và áp dụng những phương pháp phù hợp mỗi  khi bé bước vào giai đoạn biếng ăn sinh lý.

 

Bạn không được để con “đói tự đòi ăn”

Bạn không được để con “đói tự đòi ăn”

 

Mẹ cần làm gì khi con yêu biếng ăn sinh lý?

   Trước hết, mẹ cần nắm được những giai đoạn nào mà bé dễ bị biếng ăn tâm lý, tinh ý nhận ra những biểu hiện bất thường từ bé rồi áp dụng các phương pháp sau đây:

Thay đổi món ăn

-  Với trẻ thường xuyên ngậm thức ăn trong miệng mà không chịu nuốt, mẹ có thể chế biến cho trẻ thức ăn ở dạng nhuyễn, hơi lỏng, rồi chuyển dần sang dạng sệt, sau đó, chuyển qua ăn cơm.

-  Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của bé để giảm bớt lượng thức ăn trong một bữa, điều này giúp bé không cảm thấy chán mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Mẹ nên để ý khẩu phần ăn của con, có thể do phải ăn quá nhiều nên bé lười ăn dần khi đã đủ no.

-  Khai thác thêm khẩu vị của bé, thay đổi món ăn thường xuyên, chế biến các món ăn lạ miệng sẽ giúp kích thích sự ham ăn ở trẻ. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý nên chế biến các món dễ ăn cho trẻ.

-  Cho trẻ ăn xen kẽ các món ăn khác khau, mỗi món một ít lần lượt để bé cảm thấy lạ miệng và ăn ngon hơn.

-  Mẹ có thể trang trí đĩa ăn của bé và tạo nên một câu chuyện thú vị, tạo thành khoảng thời gian vừa ăn, vừa nói chuyện của hai mẹ con. Sự bắt mắt và câu chuyện thú vị có thể kích thích sự ăn ngon của bé.

 

Mẹ có thể trang trí đĩa ăn của bé và tạo nên một câu chuyện thú vị

Mẹ có thể trang trí đĩa ăn của bé và tạo nên một câu chuyện thú vị

 

Dùng phương pháp tâm lý

-  Mẹ nên khen, khuyến khích và động viên bé ăn.

-  Nên tập cho bé thói quen tự xúc ăn, khi đó bé sẽ chủ động hơn trong việc nhai nuốt thức ăn.

-  Hạn chế việc ăn rong, xem tivi, ipad, điện thoại trong bữa ăn làm giảm sự tập trung của bé vào thức ăn.

-  Mẹ nên kiên nhẫn, chấp nhận tình trạng biếng ăn sinh lý này của bé, tránh việc ép bé ăn hay dọa nạt bé vì có thể gây ra chứng biếng ăn tâm lý rất khó chữa sau này.

Bổ sung những dưỡng chất giúp kích thích vị giác của bé

   Khi đang trong giai đoạn biếng ăn sinh lý, bé sẽ không thấy có cảm giác ăn ngon miệng, không muốn ăn và ít khi thấy đói. Vì vậy, nếu mẹ chỉ thay đổi thức ăn sao cho phù hợp và dùng những biện pháp tâm lý thì tình trạng biếng ăn sinh lý vẫn khó cải thiện. Lúc này, mẹ cần bổ sung thêm cho bé những dưỡng chất  kích thích vị giác, giúp trẻ cảm thấy ăn ngon miệng hơn, đó là:

- Vitamin nhóm B (quan trọng nhất là vitamin B1, B2, B3 và B6): Khi được bổ sung đầy đủ các vitamin này, khả năng chuyển hóa của cơ thể, sự thèm ăn, cảm giác ăn ngon miệng sẽ tăng lên.  Các vitamin này có trong các loại rau, củ, quả, hạt và có hàm lượng rất cao trong sữa ong chúa, men bia.

 

Men bia có nhiều chất dinh dưỡng quý giúp bé ăn ngon miệng hơn

Men bia có nhiều chất dinh dưỡng quý giúp bé ăn ngon miệng hơn

 

- Kẽm: Nguyên tố kẽm đóng vai trò quan trọng liên quan đến vị giác và cảm giác thèm ăn. Nếu thiếu kẽm, trẻ sẽ mất hẳn hoặc giảm bớt sự nhạy cảm của vị giác, từ đó gây tình trạng chán ăn.

- Lợi khuẩn: Trong hệ tiêu hóa luôn luôn tồn tại vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) và vi khuẩn có hại (hại khuẩn), chúng cùng nhau tồn tại ở trạng thái cân bằng. Trong đó, lợi khuẩn giúp trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn,  ăn ngon miệng hơn. Hai lợi khuẩn rất tốt và cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ là Lactobacillus acidophilus và Streptococcus thermophilus, cha mẹ nên chú ý bổ sung thêm hàng ngày cho bé.

   Hiện nay, các dưỡng chất cần thiết giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, giúp khắc phục hiệu quả tình trạng biếng ăn sinh lý đã được kết hợp hoàn hảo trong sản phẩm BoniKiddy + của Mỹ.

 

Sản phẩm BoniKiddy + của Mỹ

Sản phẩm BoniKiddy + của Mỹ

 

BoniKiddy + - Giải pháp giúp con yêu vượt qua giai đoạn biếng ăn sinh lý

   Là một giải pháp giúp trẻ ăn ngon miệng đến từ Mỹ, sản phẩm BoniKiddy + đã giúp hàng ngàn mẹ không còn đau đầu vì con biếng ăn sinh lý. Hiệu quả của sản phẩm đến từ các thành phần toàn diện như sau:

- Men bia: Trong 1 gam men bia có tới 16 loại axit amin, 17 loại vitamin, 14 loại muối khoáng, 20 tỷ tế bào nấm men saccharomyces cerevisiae giúp kích thích vị giác, từ đó trẻ ăn ngon miệng hơn.

- Sữa ong chúa: Trong sữa ong chúa chứa hàm lượng lớn acid amin, các nguyên tố vi lượng, các vitamin nhóm B, acid folic, protein… các dưỡng chất này giúp kích thích tiêu hóa, kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

- Hàng tỷ lợi khuẩn: Trong một viên BoniKiddy + chứa đến 2.5 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus và 2.5 tỷ lợi khuẩn Streptococcus thermophilus giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng đường tiêu hóa, phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột do dùng thuốc kháng sinh dài ngày. Khi có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, trẻ sẽ ăn ngon hơn, ăn được nhiều hơn, từ đó cơ thể cũng khỏe mạnh hơn.

   Không chỉ vậy, các thành phần trong BoniKiddy + còn giúp tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Đó là sữa non và bột hoa cúc tây kết hợp với sữa ong chúa. Nhờ giúp tăng cường sức đề kháng, trẻ sẽ ít ốm hơn, ít phải dùng thuốc hơn, khỏe mạnh hơn, góp phần phòng tránh chán ăn cho trẻ hiệu quả.

 

Thành phần toàn diện của sản phẩm BoniKiddy +

Thành phần toàn diện của sản phẩm BoniKiddy +

 

Review BoniKiddy

Để hiểu rõ hơn về BoniKiddy + , mời bạn theo dõi phản hồi của một số mẹ đã dùng sản phẩm cho con yêu của mình sau đây.

Chị Nguyễn Thị Mến, thôn Cổ Lũng, xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, điện thoại: 0357.827.034, mẹ bé Quỳnh Anh (tên ở nhà là Chíp).

 

Video chia sẻ của chị Mến trong quá trình sử dụng BoniKiddy + cho Chíp

 

   Chị Mến kể: “Chíp nhà chị hay ốm vặt từ bé, phải dùng kháng sinh rất nhiều nên con thường xuyên bị loạn khuẩn đường ruột. Con thường hay bị tiêu chảy, táo bón, chướng bụng… vì thế mà vốn con đã chán ăn lại càng biếng ăn hơn. Nhất là đợt nào mà trùng với giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ như đi nhà trẻ, lúc tập đi, tập lẫy là bé càng lười ăn hơn. Chị cũng đã thử nhiều cách khác nhau mà tình trạng của bé không hề cải thiện. Thời gian đó chị mệt mỏi vô cùng.”

   “Chị thấy nhiều mẹ khen BoniKiddy + có hiệu quả tốt nên chị mua về cho bé Chíp dùng thử. Chị cho bé uống theo đúng hướng dẫn là 2 viên mỗi ngày chia 2 lần. Sau 1 tháng, con vẫn bị ốm nhưng nhẹ lắm, chỉ sụt sịt mũi với ho một chút, đến khoảng 2 hôm sau là tự hết. Đặc biệt là bụng dạ bé rất tốt, chị không còn thấy con bị chướng bụng, tiêu chảy gì nữa. Bé cũng thèm ăn và ăn nhiều hơn.”

Chị Nguyễn Thanh Thúy ở 104A khu tập thể E1, Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội, điện thoại: 0385.731.031, mẹ của bé Trịnh Minh Nhật.

 

Chị Nguyễn Thanh Thúy và bé Minh Nhật

Chị Nguyễn Thanh Thúy và bé Minh Nhật

 

   “Từ khi mới sinh bé Nhật đã hay đau ốm, sau mỗi lần ốm phải dùng thuốc là bé lại bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy với táo bón liên miên. Bé ăn uống ngày càng kém, nhất là đợt nào mà đúng cái tuổi trẻ biếng ăn sinh lý thì bé cả ngày chẳng thiết ăn gì luôn. Cũng vì thế mà dù được 3 tuổi nhưng Minh Nhật mới được 12kg”.

   “Từ ngày cho con dùng BoniKiddy +,  chị thấy con thay đổi da thịt từng ngày. Chỉ sau 1 tháng, thể trạng của bé đã tốt hơn rất nhiều, bé không còn bị ốm nhiều như trước nữa. Bé ăn ngon hơn, ăn được nhiều hơn rõ rệt. Có lần bé còn đòi ăn, điều mà trước đây chị chưa bao giờ mơ tới”.

   Đến đây, hy vọng các mẹ đã có cái nhìn toàn diện và chính xác nhất về tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ. Để bé ăn ngon và và luôn khỏe mạnh, sử dụng sản phẩm BoniKiddy chính là lựa chọn sáng suốt nhất của bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc