Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Đột quỵ đe dọa người trẻ tuổi

Thứ năm, 24-11-2016 14:44 PM

Phòng cấp cứu Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận hơn 40 ca bị đột quỵ chỉ trong buổi sáng. Nhiều bệnh nhân đến đây ở độ tuổi còn trẻ.

 

 

8h sáng 13/3, xe cứu thương hú còi inh ỏi rẽ vào cổng Bệnh viện Bạch Mai chở theo một bệnh nhân 20 tuổi quê Bắc Ninh. Ê kíp trực nhanh chóng tiếp nhận bệnh nhân. Chẩn đoán ban đầu cho thấy chàng trai trẻ bị đột quỵ não.

Chẩn đoán này của bác sĩ khiến người thân bệnh nhân rất ngạc nhiên. Họ chia sẻ Thuận – tên bệnh nhân – sống lành mạnh, không rượu bia thuốc lá, thường xuyên chơi thể thao và không có tiền sử huyết áp hay tim mạch. "Tôi phát hiện cháu nằm sõng soài trên sàn nhà vệ sinh, miệng chảy máu. Bác sĩ nói cháu bị đột quỵ não, may gia đình phát hiện kịp thời nên đưa cháu đến bệnh viện sớm", mẹ bệnh nhân tâm sự.

Rất nhiều bệnh nhân đột quỵ từ các vùng giáp Hà Nội như Bắc Ninh, Hưng Yên, Việt Trì... được đưa đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Đêm 12/3, anh Ngũ, 40 tuổi quê Mỹ Hào, Hưng Yên, được người nhà đưa vào cấp cứu bác sĩ yêu cầu phải ưu tiên vào chụp cộng hưởng từ ngay vì tình trạng khá nặng. Trước đó 3 ngày, anh Ngũ bị ngã, có dấu hiệu thở mệt, nói khó, chân tay run không thể ngồi được. Sau đó, người nhà đưa anh vào Bệnh viện Hưng Yên để cấp cứu, vì tình trạng bệnh nhân diễn tiến xấu dần anh Ngũ được chuyển đến Bạch Mai. Sau chụp cộng hưởng từ, bác sĩ kết luận anh bị đột quỵ não.

Số bệnh nhân cấp cứu quá đông nên có thời điểm khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai quá tải, nhiều người phải cùng chia sẻ một giường. Bà Phương ở Đống Đa, Hà Nội đang chăm bố 91 tuổi bị tai biến mạch máu não tại đây, cho biết bình thường mỗi bệnh nhân có thể được nằm một giường. Tuy nhiên 2 tuần qua, có lúc 3-4 bệnh nhân nằm chung vẫn không đủ giường.

"Phòng của bố tôi hôm qua có 4 người nhập viện. Họ đến từ các tỉnh lân cận và đều trẻ, khoảng 20-35 tuổi, sáng nay người thân đều xin đưa về để lo hậu sự vì không thể cứu”, bà Phương kể. Bà bảo rằng thương nhất trong số này là một bệnh nhân trẻ quê Nam Định, chỉ mới 22 tuổi.

Tại Trung tâm Đột quỵ não, Bệnh viện 109, Hà Nội, sáng 13/3 cũng tiếp nhận nhiều ca cấp cứu liên quan đến đột quỵ. 30 giường bệnh tại đây đều kín chỗ. Theo các bác sĩ, trước đây bệnh nhân cấp cứu vì đột quỵ não đa phần là người già. Tuy nhiên từ sau Tết đến nay, trung tâm tiếp nhận cả bệnh nhân trẻ ở độ tuổi 30-40. Có thanh niên mới 20 tuổi, ngoại hình cao lớn, khỏe mạnh, không có tiền sử bị tim mạch cũng cấp cứu trong tình trạng rất nguy kịch.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Liệu, Phó trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, đột quỵ (còn có tên khác là tai biến mạch máu não), đột quỵ thường xảy ra đột ngột khiến bệnh nhân có thể bị ngã trong nhà tắm, ngoài đường, lúc làm việc, dự tiệc thậm chí đang chơi thể thao…

Thống kê của Tổ chức đột quỵ thế giới mới đây cho thấy, cứ 6 người thì có một người có nguy cơ bị đột quỵ. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 230.000 người bị đột quỵ, làm 50% trong số đó tử vong. Y văn thế giới cũng ghi nhận cứ 45 giây, toàn cầu có một người bị đột quỵ và 3 phút có một ca tử vong do bệnh này gây ra.

Qua khảo sát thực tế và đánh giá của nhiều chuyên gia y tế, tỷ lệ đột quỵ ở những người trẻ và trung niên đang gia tăng mạnh mẽ và chiếm khoảng một phần ba tổng số các trường hợp đột quỵ. Những người tuổi từ 20 đến 64 chiếm khoảng 31% tổng số trường hợp đột quỵ so với chỉ 25% vào trước những năm 1990. Trên 83.000 người ở độ tuổi 20 và trẻ hơn bị đột quỵ hàng năm chiếm khoảng 0,5% tổng số trường hợp đột quỵ trên toàn cầu.

PGS.TS Nguyễn Văn Liệu phân tích, sở dĩ có sự gia tăng đột quỵ ở người trẻ tuổi là vì các yếu tố nguy cơ đột quỵ gia tăng mạnh ở người trẻ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường. Bên cạnh đó, lối sống không lành mạnh như chế độ dinh dưỡng mất cân đối và bất hợp lý đi kèm với thói lười vận động, hút thuốc lá, uống rượu bia, cùng với vô số áp lực trong cuộc sống cũng là nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ

PGS.TS Nguyễn Văn Liệu chia sẻ, để ngăn chặn đột quỵ, giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây ra đột quỵ não, cần phải thực hiện càng sớm càng tốt và triệt để lối sống lành mạnh như: bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, thực hiện chế độ ăn giảm tinh bột và các chất béo, mỗi ngày ăn không quá 5 gam muối, với những người dư cân béo phì phải thực hiện chế độ ăn nghèo năng lượng và giàu dinh dưỡng. Bên cạnh đó cấn phải tăng cường vận động ít nhất 30 phút ngày và 5 ngày một tuần, định kỳ kiểm tra huyết áp, đường máu, mỡ máu phát hiện và điều trị sớm các chứng bệnh này.

Bên cạnh đó, cần kiểm soát căng thẳng - stress một cách hữu hiệu bằng các biện pháp thư giãn. Ngoài ra việc bổ sung thường xuyên hoạt chất sinh học thiên nhiên như resvderatrol, nattokinase bảo vệ thành mạch ngăn hình thành mảng xơ vữa, tránh hiện tượng tắc nghẽn mạch máu, giúp kiểm soát thiếu máu não, ngăn ngừa hình thành cục máu đông và làm tan cục máu đông giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Danh sách nhà thuốc