Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ

Thứ tư, 22-01-2020 14:01 PM

Mục lục [Ẩn]

   Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ thực sự nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng trẻ nhỏ. Nếu phát hiện quá muộn, vấn đề chữa trị bệnh vô cùng phức tạp và khó khăn. Bài viết dưới đây xin cung cấp thông tin xoay quanh căn bệnh nhiễm trùng máu này để bạn đọc lưu ý và có kiến thức bảo vệ con em mình.

 

Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ

Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ

 

Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ là gì?

Nhiễm trùng máu ở trẻ em (hay còn gọi là nhiễm khuẩn huyết) là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào đường máu của trẻ nhỏ, thậm chí là cả ở những trẻ sơ sinh. Nguy cơ bệnh thường gặp ở những đứa trẻ sinh non, suy dinh dưỡng, mang bệnh tim bẩm sinh, có hệ miễn dịch suy giảm. Nếu không phát hiện và có phương hướng điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm gây tắc mạch, thiếu máu ở các cơ quan, thậm chí là tử vong.

 

Nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng máu ở trẻ em

Nhiễm trùng máu ở trẻ trước khi sinh

   Do trong thời gian mang thai, mẹ bầu mắc các bệnh như rubella, toxoplasmosis, nhiễm trùng đường tiết niệu… Những vi khuẩn gây bệnh này sẽ thông qua nhau thai và gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu của trẻ.

   Trường hợp vỡ ối sớm cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn trong hệ sinh dục xâm nhập vào màng ối, làm nhiễm khuẩn nước ối. Nếu thai nhi nuốt phần nước ối “ô nhiễm” này, nguy cơ viêm phổi, viêm dạ dày phát triển thành nhiễm trùng máu sẽ rất cao.

 

Nhiễm trùng máu ở trẻ sau sinh

   Nhiễm trùng máu ở trẻ sau sinh là do vi khuẩn xâm nhập vào máu thông qua niêm mạc da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu… Đặc biệt, nguy cơ nhiễm trùng do cuống rốn của bé không được chăm sóc kỹ càng cũng khá cao.

 

Nhiễm trùng máu ở trẻ lớn

   Nhiễm trùng máu là tình trạng xâm nhập của vi khuẩn, ký sinh trùng vào máu. Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ lớn thường bắt đầu từ một tình trạng nhiễm trùng ban đầu như viêm phổi, viêm da, viêm đường tiết niệu. Thậm chí một vết thương hở trên cơ thể, vết trầy da hay vết rôm sẩy, mụn nhọt cũng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu.

 

Các dấu hiệu nhiễm trùng máu ở trẻ em

 

Dấu hiệu nhiễm trùng máu ở trẻ

Dấu hiệu nhiễm trùng máu ở trẻ

 

   Tùy thuộc vào từng loại vi khuẩn xâm nhập, cơ thể bé sẽ có các biểu hiện khác nhau. Ví dụ như liên cầu khuẩn nhóm B thường dẫn đến bệnh viêm phổi; nhiễm trùng máu do tụ cầu khuẩn thường biểu hiện ở xương và da trong đó tình trạng phổ biến nhất là viêm da nhiễm trùng.

 

Đa số các trường hợp, trẻ sẽ có những biểu hiện sau đây:

– Trẻ hay buồn ngủ và ngủ li bì, chán ăn, bỏ bú.

– Trẻ sốt cao, nhiệt độ cơ thể thường trên 38 độ.

– Nếu là nhiễm trùng máu do tụ cầu khuẩn, da dẻ bé xanh xao, nhợt nhạt như mất máu.

– Xuất hiện những biểu hiện của viêm phổi, suy hô hấp, hen suyễn, khò khè, khó thở.

– Trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng tiểu rất khó, có thể ra máu do nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

 

Điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ

   Liệu pháp sử dụng kháng sinh là phương pháp điều trị cốt lõi trong các trường hợp khi chỉ mới nghi ngờ khả năng mắc phải nhiễm trùng. Trong nhiễm trùng huyết khởi phát sớm, điều trị ban đầu nên bao gồm kháng sinh ampicillin và aminoglycoside. Cefotaxime có thể được bổ sung hoặc thay thế cho aminoglycoside nếu nghi ngờ viêm màng não do vi khuẩn gram âm gây ra. Kháng sinh cần được thay đổi ngay sang nhóm nhạy cảm cao nhất khi có kết quả cấy bệnh phẩm dương tính và có kháng sinh đồ.

 

   Nhiễm trùng huyết ở trẻ khởi phát muộn cũng nên được điều trị bằng ampicillin cộng với gentamicin hoặc ampicillin cộng với cefotaxime. Nếu nghi ngờ viêm màng não gram âm, có thể sử dụng ampicillin, cefotaxime và aminoglycoside.

 

Liệu pháp kháng sinh là cốt lõi trong điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ

Liệu pháp kháng sinh là cốt lõi trong điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ

 

    Nhìn chung, đường dùng kháng sinh luôn là tiêm truyền tĩnh mạch với liều lượng tùy vào cân nặng của trẻ mỗi ngày và thời gian kéo dài, thường 7 đến 14 ngày, có thể còn dài hơn nếu đồng nhiễm với vi nấm. Ngoài ra, trẻ cũng cần các điều trị nâng đỡ khác như hỗ trợ hô hấp, ổn định huyết động, duy trì thân nhiệt, nâng đỡ dinh dưỡng, đảm bảo khả năng miễn dịch... cùng các công tác chăm sóc, vệ sinh. Hiệu quả của các điều trị kèm theo này cũng góp phần thành công trong việc chống nhiễm trùng.

 

Chế độ ăn cho trẻ bị bệnh nhiễm trùng máu.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng quá trình điều trị đúng đắn sẽ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi.

 

Theo đó, các mẹ nên chú ý bổ sung các nhóm thực phẩm sau:

 

Thực phẩm giàu sắt rất tốt cho trẻ

Thực phẩm giàu sắt rất tốt cho trẻ

 

  • Nhóm thịt đỏ giàu sắt gồm thịt bò, bê.  Các loại hải sản có vỏ, lòng đỏ trứng, rau bó xôi, gan động vật… cũng rất giàu sắt.
  • Thực phẩm giàu protein như trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, thịt nạc, cá hồi, súp lơ, hạt óc chó, v..v
  • Nhóm thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như bông cải xanh, khoai lang, táo, bơ, dâu, v..v
  • Thực phẩm có tính kháng khuẩn như tỏi, hành tây, quế, su hào,
  • Ngoài ra, cần tuyệt đối tránh cho bé ăn thức ăn sống và thức uống có gas nhé!

 

Cách phòng ngừa bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ

Ở trẻ sơ sinh:

Ngay từ khi mang thai, các mẹ hãy khám thai định kỳ. Mẹ bầu không nên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, chữa trị ngay nếu có viêm nhiễm âm đạo. Thời điểm sinh nở, mẹ cần đến cơ sở y tế có chuyên môn đỡ đẻ. Khi chăm sóc trẻ, nhất là khi vệ sinh rốn cho bé, mẹ nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Cần tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho trẻ đúng quy định.

Ở trẻ lớn:

Cần vệ sinh sạch sẽ tay chân sau khi tham gia các hoạt động ngoài trời. Cần lưu ý vị trí nhọt xuất hiện tại các vị trí như cánh tay, hoặc xung quanh vị trí bẹn hoặc mông trên cơ thể bé.

 

Ngoài biện pháp phòng ngừa trên các mẹ cũng nên cho trẻ sử dụng thêm viên uống BoniKiddy để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Bởi khi sức đề kháng tốt trẻ sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh hơn, kể cả khi mắc bệnh thì khả năng hồi phục và khỏi bệnh sẽ nhanh hơn rất nhiều.

 

BoniKiddy- Giải pháp tăng sức đề kháng số 1 cho trẻ nhỏ

BoniKiddy là sản phẩm của Canada và Mỹ, giúp tăng cường sức đề kháng cho bé nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa:

  • Sữa non: Sữa non cung cấp một lượng lớn các kháng thể tự nhiên bao gồm IgG, IgA, IgF... làm  tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, bảo vệ hệ tiêu hóa và phá hủy các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus).
  • Bột hoa cúc tây: Thảo dược lành tính nhất từ xa xưa đã được sử dụng như một biện pháp hoàn hảo giúp bé tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả

Sữa non và bột hoa cúc tây giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn, ngăn ngừa bệnh tái phát. Đây là hai thành phần đóng vai trò quan trọng nhất, giúp trẻ luôn khỏe mạnh trước mọi tác nhân gây bệnh.

  • Sữa ong chúa: Bổ sung cho bé chất dinh dưỡng như sinh tố nhóm B, acid folic, acid amin, đồng, sắt, canxi, protein.. giúp bé ăn ngon miệng hơn, chống chậm lớn, còi xương.
  • Men bia cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ngoài ra còn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, kích thích vị giác, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất , cải thiện tình trạng chậm lớn, chậm tăng trưởng, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức sau 1 trận ốm dài.
  • Các lợi khuẩn: Có tác dụng duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định ở trẻ em, giúp điều chỉnh sự cân bằng của hệ vi sinh trong đường ruột, diệt các vi khuẩn có hại, phòng ngừa tiêu chảy và táo bón, rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.

 

 

BoniKiddy - công thức toàn diện giúp bé luôn khỏe mạnh

 

BoniKiddy - công thức toàn diện giúp bé luôn khỏe mạnh

 

 

Nhờ công thức toàn diện như vậy:

- BoniKiddy giúp bồi bổ cơ thể, hỗ trợ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng phòng chống bệnh tật, giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ em.

- BoniKiddy giúp tăng hấp thu các chất dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon miệng.

- BoniKiddy bổ sung lợi khuẩn đường tiêu hóa, ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. phòng và hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột hoặc do dùng thuốc kháng sinh dài ngày.

 

Đánh giá BoniKiddy

“BoniKiddy có tốt không?, BoniKiddy có hiệu quả không?” chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người khi có ý định sử dụng BoniKiddy cho con. Để trả lời câu hỏi này, mời mọi người cùng tham khảo chia sẻ của các bà mẹ đã sử dụng BoniKiddy cho con rồi nhé:

 

Chị Nguyễn Thị Mến, ở thôn Cổ Lũng, xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, điện thoại: 0357.827.034 (mẹ bé Quỳnh Anh, tên ở nhà là Chíp, năm nay 3 tuổi).

“Không biết có phải tại lúc sinh con bị sặc nước ối hay không mà đường hô hấp yếu lắm, động tí là ốm, đi ra ngoài mà quên không quàng khăn cũng ốm, 1 tháng trung bình 1 lần, có khi còn 2 lần, đủ các dạng từ viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản cho tới viêm phổi. Sau khi dùng BoniKiddy,  Chíp có bị ho với sổ mũi một vài lần nhưng không cần uống thuốc mà tự hết. Thậm chí 2 tháng nay, con khỏe chẳng có dấu hiệu gì, đi học đều như cơm bữa không trốn buổi nào, chứ trước đây 1 tháng con phải nghỉ ít nhất chục ngày vì ốm.”

 

Chị Mến và bé Chíp

Chị Mến và bé Chíp

 

Chị Dương Thị Kim Loan (ở căn hộ B026 chung cư 5 tầng Lô A khu dân cư Hưng Phú 1, P. Hưng Phú, quận Cái Răng, tp Cần Thơ) là mẹ của hai bé Nguyễn Dương Gia Hân (5 tuổi) và Nguyễn Dương Hữu Long (23 tháng).

 

Hai bé Gia Hân và Hữu Long khỏe mạnh nhờ BoniKiddy

Hai bé Gia Hân và Hữu Long khỏe mạnh nhờ BoniKiddy

 

“Bắt đầu từ lúc cai sữa xong là bé ốm liên miên, cứ dăm ba ngày lại ho, viêm. Nước mũi đặc quánh, vàng khè, không thì cũng sụt sịt suốt ngày, nửa tháng, một tháng lại tới “hỏi thăm” bác sỹ một lần, lần nào bác sỹ cũng “giã” cho cả một vốc thuốc, nào kháng sinh, chống viêm, long đờm…đủ cả. Đến mức chỉ cần con nhìn thấy bóng dáng áo trắng của bác sỹ là sợ xanh mắt mèo, khóc la oang oang, ôm chặt lấy mẹ rồi. Sau đó chị cho bé dùng BoniKiddy, được một tuần thì con chấm dứt hẳn những triệu chứng khò khè, ho và sổ mũi khiến chị rất lạc quan về sản phẩm BoniKiddy.”

 

Chị Trịnh Thị Thương công tác tại công ty TNHH TM và DV vận  tải tuấn Thành, khu Công nghiệp Xuân bách,  Quang Tiến, Sóc Sơn, Hà Nội, mẹ của hai bé Nguyễn Thảo Ngọc (5 tuổi) và bé Nguyễn Huyền Anh (2 tuổi). Số điện thoại: 0988.308.783.

 

Bé Huyền Anh giờ đã khỏe mạnh không cần dùng đến kháng sinh

Bé Huyền Anh giờ đã khỏe mạnh không cần dùng đến kháng sinh

 

Bé Thảo Ngọc cũng hay ốm nhưng bé Huyền Anh sức đề kháng kém hơn chị rất nhiều, ốm liên miên. Mới 3 tháng tuổi, bé Huyền Anh đã bị viêm phế quản phổi, điều trị ở BV Nhi trung ương mất 1 tuần. Sau đó bé ốm thường xuyên, 1 tháng viêm phế quản đến 2 lần chưa kể những lần ốm vặt khác. Lần nào chị cũng phải cho bé dùng kháng sinh loại mạnh và dù chị chăm thế nào bé cũng vẫn còi hơn so với bạn cùng tuổi. Từ ngày chị Thương cho 2 bé dùng BoniKiddy, bé Huyền Anh 2 tháng mới bị ho nhẹ, chỉ cần dùng loại kháng sinh nhẹ và tăng liều BoniKiddy là bé đã khỏi ốm chỉ sau 3 ngày. 3 tháng sau đó bé không ốm thêm lần nào nữa. Đến nay bé đã được 2 tuổi, cân nặng đã đạt theo tiêu chuẩn của WHO, đặc biệt bé cũng rất nhanh nhẹn, dạy gì cũng biết. Còn bé Thảo Ngọc khi dùng BoniKiddy ăn được nhiều hơn, cũng không bị ốm bao giờ nữa.

 

Nhiễm trùng máu bệnh nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Dù vậy, việc điều trị là khá dễ dàng nếu phát hiện sớm. Mẹ cần lưu ý các triệu chứng của nhiễm trùng máu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, mẹ hãy ghi nhớ các dấu hiệu nhiễm trùng máu ở trẻ để phát hiện sớm và điều trị sớm nhé. Bên cạnh đó để phòng chống lại bệnh tật, các mẹ nên tăng cường sức đề kháng cho bé bằng cách sử dụng đều đặn BoniKiddy của Mỹ và Canada hàng ngày nhé.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc