Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tổng quan về phì đại tiền liệt tuyến: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị như thế nào?

Thứ bảy, 21-12-2019 15:22 PM

Phì đại lành tính tiền liệt tuyến là căn bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Mọi người thường bảo nhau rằng, bệnh lành tính có gì đáng lo ngại nhưng thật sự căn bệnh này có lành đúng như tên gọi của nó hay là vẫn có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm về căn bệnh tưởng quen nhưng lại rất phức tạp này nhé.

Nội dung bài viết:

  1. Tiền liệt tuyến là gì?
  2. Thế nào là phì đại tiền liệt tuyến?
  3. Nguyên nhân dẫn tới phì đại tuyến tiền liệt
  4. Triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt
  5. Đối tượng có nguy cơ bị phì đại tuyến tiền liệt
  6. Chẩn đoán phì đại tuyến tiền liệt
  7. Biến chứng của phì đại tiền liệt tuyến

7.1 Bí tiểu

7.2 Bàng quang mất chức năng

7.3 Sỏi bàng quang

7.4 Viêm tiết niệu

7.5 Suy thận

7.6 Ung thư tiền liệt tuyến

  1. Các biện pháp điều trị bệnh phì đại tiền liệt tuyến

8.1 Điều trị nội khoa

8.2 Điều trị ngoại khoa

 

 

1. Tiền liệt tuyến là gì?

Tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới. Tuyến này nằm phía dưới bàng quang, trên hoành chậu hông và nó bọc quanh niệu đạo sau. Kích thước tuyến tiền liệt của một bé trai khi mới sinh chỉ bé như hạt đỗ. Sau đó nó phát triển trong suốt cuộc đời của nam giới. Tuyến này có kích cỡ ổn định: dày khoảng 2,5 cm, rộng 4cm, cao 3cm và khối lượng khoảng 20gram.

Tuyến tiền liệt có 2 chức năng chính:

  • Tiết ra dịch trong tinh dịch: Chất dịch này sẽ trộn lẫn với tinh trùng, giúp tinh trùng thuận tiện di chuyển trong hệ thống sinh dục của nam và còn giúp làm nhờn niệu đạo khi xuất tinh.
  • Co bóp và kiểm soát nước tiểu: Tuyến tiền liệt sẽ ngăn chảy ngược về bàng quang trong quá trình phóng tinh, cơ thắt trong ở đáy bàng quang sẽ đóng lại. Khi cơ thắt trong đóng lại, nó ngăn nước tiểu và tinh dịch đi ra ngoài cơ thể qua niệu đạo cùng lúc. Khi đạt đỉnh của khoái cảm, cơ vòng này sẽ đóng chặt để ngăn không cho tinh dịch trào ngược vào bàng quang.

 

 2.Thế nào là phì đại tiền liệt tuyến

Phì đại lành tính tuyến tiền liệt hay còn gọi là u xơ tiền liệt tuyến là sự phì đại lành tính của tuyến tiền liệt. Bệnh phát sinh là do sự tăng sản của tế bào thành phần cấu trúc tiền liệt tuyến, từ đó gây ra các rối loạn về tiểu tiện.

Giai đoạn từ 45 tuổi trở lên tuyến tiền liệt phát triển không ổn định, kích thước dần phình to. Mức độ phì đại khác nhau ở mỗi người, bình thường tiền liệt tuyến có khối lượng trung bình 20g, ở người phì đại tiền liệt tuyến tăng thêm từ 30g - 80 g, thậm chí có người từ 100g - 200 g.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới thì có trên 50% nam giới từ 60 - 70 tuổi bị u xơ tiền liệt tuyến, có đến 88% nam giới trên 80 tuổi mắc phải căn bệnh này. Đồng thời các số liệu thống kê cũng cho thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh cùng với mức độ trầm trọng của bệnh thường tăng theo độ tuổi.

 

3. Nguyên nhân dẫn tới phì đại tuyến tiền liệt

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi có tuổi sẽ dẫn tới sự mất cân bằng hormon sinh dục: Hormon sinh dục nam testosterone  dưới sự xúc tác của enzyme 5α-reductase  sẽ chuyển hóa thành dyhydrotestosterone, chất này sẽ kích thích sự phát triển và nhân lên của tế bào tuyến tiền liệt dẫn tới phì đại tiền liệt tuyến.

 

  

 

Xem thêm: Đi tiểu nhiều lần, nỗi khổ phải “ ôm nhà vệ sinh” của nam giới trung tuổi

 

4. Triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Bệnh phì đại tiền liệt tuyến có triệu chứng khá rõ ràng, dễ dàng nhận biết và chẩn đoán được chính xác. Nếu bạn nhận thấy mình có 1 hoặc nhiều triệu chứng sau đây thì có thể nghĩ đến bệnh phì đại tiền liệt tuyến và nên đi khám càng sớm càng tốt:

  • Tiểu nhiều lần trong ngày nhất là về ban đêm gây mất ngủ, mệt mỏi
  •  Đột ngột buồn đi tiểu, không nhịn được tiểu quá vài phút.
  • Tiểu khó, phải rặn mới đi tiểu được, hoặc có cảm giác muốn vào nhà vệ sinh nhưng không thể đi tiểu như bình thường, nước tiểu ra ít hoặc đợi rất lâu mới tiểu được
  • Tiểu ngắt quãng, tia tiểu yếu, không mạnh, tiểu xong vẫn còn vài giọt nước tiểu rỉ ra làm ướt quần.
  • Tiểu tiện bị són, không hết được, điều này xảy ra cả ban ngày và ban đêm, tiểu xong không thoải mái vẫn còn cảm giác tiểu chưa hết khiến nam giới thấy bứt rứt, khó chịu
  • Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu ngắn lại.
  • Bí đái: đột ngột không đi tiểu được mặc dù đã rặn hết sức gây căng tức vùng bụng dưới rất khó chịu phải nhập viện ngay.

Các triệu chứng tiểu tiện sẽ xuất hiện từ từ tăng dần, có thể không tỉ lệ thuận với kích thước, tức là có người mặc dù kích thích tiền liệt tuyến chưa phì đại nhiều nhưng triệu chứng tiểu tiện lại rất rầm rộ, nhưng có người kích thước khối u đã lớn nhưng triệu chứng lại kín đáo. Vì thế nếu nghi ngờ, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

 

5. Đối tượng có nguy cơ bị phì đại tuyến tiền liệt

Nếu nam giới mắc một hoặc nhiều yếu tố sau đây thì sẽ làm gia tăng khả năng mắc phì đại tiền liệt tuyến:

  • Nam giới trên 50 tuổi
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, ăn nhiều chất béo, đồ ăn nhiều dầu mỡ và không uống đủ nước mỗi ngày.
  • Môi trường sống không lành mạnh, sử dụng nhiều chất kích thích, uống nhiều đồ uống có cồn như rượu bia
  • Tiền sử gia đình có người mắc phì đại tiền liệt tuyến hoặc viêm đường tiết niệu
  • Mắc các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim, sử dụng thuốc chẹn beta
  • Cuộc sống hay gặp căng thẳng, lo âu, môi trường làm việc ô nhiễm
  • Rối loạn cương dương
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ khiến vi khuẩn bị tích tụ
  • Quan hệ không lành mạnh hoặc thủ dâm nhiều lần

 

6. Chẩn đoán phì đại tuyến tiền liệt

Để có thể chẩn đoán xác định phì đại tiền liệt tuyến cần dựa vào các yếu tố sau đây:

  • Hỏi bệnh: Bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng lâm sàng về tình trạng rối loạn tiểu tiện của bệnh nhân thông qua việc hỏi bệnh
  • Thăm dò trực tràng: phát hiện khi tiền liệt tuyến to đáng kể, ước lượng kích thước tương đối của khối u
  • Siêu âm: Đánh giá kích thước, khối lượng tiền liệt tuyến.
  • Xét nghiệm PSA là chất chỉ thị ung thư. bình thường PSA nhỏ hơn 4ng/ml. Nếu PSA trên 10ng/ml thì khả năng bị ung thư hơn là u xơ
  • Các xét nghiệm khác: Công thức máu, xét nghiệm nước tiểu nếu nghi ngờ có nhiễm khuẩn, sinh thiết nếu nghi ngờ ung thư.

 

7. Biến chứng của phì đại tiền liệt tuyến

 7.1 Bí tiểu: Đây là biến chứng thường gặp hàng đầu của u xơ tiền liệt tuyến

  • Nguyên nhân: Do tuyến tiền liệt to chèn ép gây tắc niệu đạo và do cơ bàng quang mất chức năng
  • Triệu chứng: Bụng dưới căng trướng khó chịu, bệnh nhân không đi tiểu được hoặc nước tiểu có thể dầm dề, ri rỉ khiến người bệnh bị đái dầm ban đêm
  • Hậu quả: gây đau đớn cho người bệnh, nhiễm trùng đường tiết niệu, giãn đài bể thận dẫn tới suy thận và vỡ bàng quang.

   7.2 Bàng quang mất chức năng

  • Nguyên nhân: Nước tiểu tồn dư nhiều, đôi khi bí đái lâu dần dẫn tới biến dạng và biến thể bàng quang. Cơ bàng quang bị phì đại do hoạt động quá mức, hình thành túi thừa bàng quang. Túi thừa bàng quang là môi trường cho vi khuẩn phát triển và hình thành sỏi bàng quang.
  • Hâu quả: bàng quang bị mất chức năng, không thể tự co bóp được, nước tiểu tự rỉ ra khi bàng quang quá đầy.

  7.3 Sỏi bàng quang

  • Nguyên nhân: Nước tiểu bị tồn dư trong bàng quang là môi trường cho vi khuẩn phát triển dẫn tới viêm đường tiết niệu và sỏi bàng quang.
  • Hậu quả: Sỏi bàng quang gây tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, nếu sỏi quá to có thể gây bí tiểu.

  7.4 Viêm tiết niệu

  • Nguyên nhân: Nước tiểu bị tồn dư trong bàng quang là môi trường cho vi khuẩn phát triển dẫn tới viêm đường tiết niệu. Viêm tiết niệu gồm:  Viêm đường tiết niệu dưới là niệu đạo và bàng quang; viêm đường tiết niệu trên là niệu quản và đài bể thận.
  • Triệu chứng: tiểu buốt, tiểu rắt, sốt cao, đau vùng hông lưng, nước tiểu đục do chứa mủ hoặc tiểu ra máu.
  • Hậu quả: Nếu ứ trệ nước tiểu nặng và kéo dài có thể dẫn tới suy thận mạn tính, nguy hiểm hơn bệnh nhân có thể tử vong do sốc nhiễm trùng nếu không được điều trị kịp thời.

   7.5 Suy thận

Thận bị tổn thương là do áp lực cao trong bàng quang, do bí tiểu, trực tiếp áp xuất cao gây hại cho thận hay nhiễm trùng bàng quang cho phép tiếp cận thận

Suy thận có thể xảy ra nếu ứ nước tiểu gây giãn đài bể thận và tình trạng viêm đường tiết niệu gây ứ mủ đài bể thận.

 

Xem thêm: Đừng để phì đại tuyến tiền liệt đẩy bạn tới suy thận

 

    7.6 Ung thư tiền liệt tuyến

Chưa có bằng chứng rõ ràng về mối liên quan giữa tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt và ung thư tiền liệt tuyến. Cần làm thêm xét nghiệm PSA và sinh thiết để chẩn đoán

 

8. Các biện pháp điều trị bệnh phì đại tiền liệt tuyến

    8.1 Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được chỉ định chỉ khi điều trị nội khoa thất bại hoặc khối u tiền liệt tuyến đã gây biến chứng gồm: phẫu thuật mổ bóc u phì đại tiền liệt tuyến, cắt đốt nội soi qua niệu đạo. Ngoài ra còn có các phương pháp như: làm bốc hơi nước, mổ bằng laser, liệu pháp nhiệt vi sóng, tiêm ethanol.

      8.2 Điều trị nội khoa

  • Tây y: Có thể điều trị phì đại tiền liệt tuyến bằng các thuốc, nhóm thuốc, những loại này có tác dụng cải thiện triệu chứng nhanh nhưng lại có rất nhiều tác dụng phụ như rối loạn cương, xuất tinh yếu, giảm ham muốn tình dục hoặc hạ huyết áp tư thế đứng, ù tai, chóng mặt, mệt mỏi, sung huyết mũi… Vì thế những loại thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, người bệnh không được tự ý mua và uống.
  • Đông y: Hiện nay phương pháp đông y thường rất được ưa chuộng bởi tính an toàn và hiệu quả rất cao. Mặc dù tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh không nhanh bằng thuốc tây y nhưng lại cực kỳ bền vững và một số loại thảo dược chọn lọc trong đông y đã được chứng minh là giúp co nhỏ kích thước tiền liệt tuyến hiệu quả. Trong đó phải kể tới một thảo dược rất nổi tiếng đó là cây cọ lùn.

Dịch chiết từ cây cọ lùn chứa những chất chuyển hóa gốc dầu như phytosterols, hoặc sitosterols có tác dụng:

  • Ức chế enzyme alfa reductase-5  do đó làm giảm kích thước tiền liệt tuyến, làm giảm những triệu chứng khó chịu do phì đại tiền liệt tuyến gây ra.
  • Làm giãn cơ trơn tuyến tiền liệt và cổ bàng quang do đó giúp giảm bớt tình trạng tắc nghẽn niệu đạo do tuyến tiền liệt phì đại, giúp dễ tiểu hơn.

Trong y học, cây cọ lùn thường được kết hợp với cây tầm mà và dầu hạt bí đỏ để chữa bệnh về tuyến tiền liệt và các rối loạn đi tiểu.

Nghiên cứu lâm sàng về tác dụng trên bệnh phì đại tuyến tiền liệt của cây cọ lùn

- Nghiên cứu được thực hiện bởi tiến sĩ John Neuhaus, tiến sĩ Esther S. Hudes, bác sĩ Stephen Bent, bác sĩ Christopher Kane công tác tại đại học California, San Francisco, CA 94143.

- Nghiên cứu diễn ra từ tháng 7 năm 2001 đến tháng 5 năm 2004.

- Đối tượng nghiên cứu : nam giới trên 49 tuổi, mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt, có triệu chứng lâm sàng từ vừa tới trầm trọng. Bệnh nhân đủ điều kiện để tham gia nếu họ đã ngừng sử dụng thuốc chẹn alpha ít nhất một tháng trước khi phân nhóm ngẫu nhiên hoặc ngưng sử dụng quả cọ lùn hoặc một chất ức chế 5α-reductase 6 tháng trước khi phân nhóm ngẫu nhiên.

- Cách thức thực hiện: Bệnh nhân được phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm, nhóm A được sử dụng 320 mg quả cọ lùn 1 ngày, chia làm 2 lần. Nhóm B được sử dụng giả dược.

- Kết quả nghiên cứu:

Tất cả các triệu chứng lâm sàng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt ( tiểu đêm, tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu yếu, tiểu khó, tiểu gấp) ở bệnh nhân dùng quả cọ lùn đều cải thiện rõ rệt sau 2 tuần sử dụng, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm dùng giả dược.

Kích thước tuyến tiền liệt giảm 50% ở nhóm dùng quả cọ lùn so với nhóm dùng giả dược, kích thước tuyến tiền liệt tăng 10 % sau 2 tháng

Cả 2 nhóm để không gặp tác dụng phụ không mong muốn.

 

 

 

Vì thế, cây cọ lùn thường được bào chế trong các chế phẩm dành cho người bị phì đại tiền liệt tuyến, nhưng nổi tiếng và hiệu quả nhất hiện nay phải kể tới TPCN BoniMen của Canada và mỹ do công ty Botania phân phối. Bởi thảo dược cọ lùn trong BoniMen được bào chế dưới dạng siêu nano nhờ công nghệ Microfluidizer, giúp kích thước đồng nhất và ổn định, loại bỏ được nguồn ô nhiễm, hạn sử dụng kéo dài và khả năng hấp thu có thể lên tới 100%.

 

 

Không những thế, cây cọ lùn trong BoniMen còn được phối hợp cùng những thảo dược khác như dầu hạt bí đỏ, vỏ cây anh đào châu phi, cây tầm ma, lycopen trong cà chua, bồ công anh, Uva ursi, cran berry, buchu leaf giúp giải quyết tất cả các khía cạnh của bệnh phì đại tiền liệt tuyến.  Mỗi ngày từ 2-6 viên BoniMen  cùng liệu trình từ 3-6 tháng, BoniMen sẽ giúp:

  • Ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt. Giúp giảm các triệu chứng của u xơ tuyến tiền liệt và viêm đường tiết niệu như tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…
  • Giúp co nhỏ kích thước tiền liệt tuyến phì đại
  • Dùng cho người bị phì đại tiền liệt tuyến và viêm đường tiết niệu.

Kết luận: Trên đây là toàn bộ những thông tin mà người bệnh phì đại tiền liệt tuyến cần biết, hi vọng bài viết sẽ mang tới nhiều hơn những kiến thức về bệnh này. Để được tư vấn thêm những vấn đề liên quan tới bệnh phì đại tiền liệt tuyến, các bạn vui lòng gọi tới số 18001044 – 0984464844 giờ hành chính.

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniMen 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc