Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Hỏi: Cách sơ cứu khi bị tai biến mạch máu não?

Thứ ba, 29-11-2016 16:53 PM

Mục lục [Ẩn]

Hỏi: Bố cháu đã bị tai biến 1 lần bây giờ đã phục hồi lại được gần như bình thường. Nhưng cháu thấy những người tai biến rồi vẫn bị tai biến lại và nếu không cấp cứu kịp thời thì có thể để lại di chứng vĩnh viễn hoặc thậm chí không qua khỏi được. Xin cho cháu biết cách sơ cứu khi bị tai biến? (Yến, Hà Nội)

 

Trả lời:

Cách sơ cứu khi bị tai biến mạch máu não?

Chào chị!

Khoảng thời gian 3 - 4 giờ đầu sau khi cơn tai biến khởi phát là khung giờ quan trọng nhất để các phương pháp cấp cứu và điều trị đạt hiệu quả cao. Vì vậy, khi nghi ngờ người nhà bị tai biến, bất kể nặng nhẹ, chị  hãy gọi xe cấp cứu hoặc lái xe đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trong thời gian vận chuyển, chị có thể sơ cứu tai biến mạch máu não theo những cách như sau:

  • Với bệnh nhân tai biến mạch máu não chưa hôn mê

- Cần nhanh chóng đặt người bệnh nằm ở nơi rộng rãi, thoáng đãng và nới lỏng quần áo cho dễ thở.

- Kê đầu bệnh nhân hơi cao và nghiêng sang một bên để nếu có nôn ói sẽ không bị sặc. Nếu trong miệng có đờm nhớt hoặc dị vật thì phải móc ra giúp đường thở được thông thoáng.

- Nếu người bệnh có dấu hiệu tê liệt nửa người thì hãy giúp họ điều chỉnh tư thế, nằm nghiêng về bên không liệt.

- Tránh để người bệnh bị ngã dẫn đến các chấn thương khác, nhất là ở vùng đầu.

- Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển viện đi xa, trừ khi bác sĩ có chỉ định, vì càng di chuyển nhiều càng có thể làm bệnh nặng hơn.

  • Với bệnh nhân tai biến mạch máu não đã hôn mê

  Trong trường hợp này, nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu. Ngoài ra, chị cần chú ý đến mạch đập và khả năng hô hấp của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu khó thở, chị  hãy tiến hành hô hấp nhân tạo theo quy trình thổi hơi vào miệng nạn nhân và ép tim ngoài lồng ngực (thổi ngạt 2 hơi – ép tim ngoài lồng ngực 10 lần).

   Não là cơ quan quan trọng và rất nhạy cảm. Nếu bị thiếu máu, thiếu oxy hoặc bị chảy máu thì não sẽ bị hoại tử chết đi rất nhanh chóng. Để càng lâu thì phần não bị chết càng lớn, không thể chữa trị phục hồi lại được vì thế khi phát hiện bị tai biến chị cần đưa người nhà đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

   Hiện nay, số ca tai biến mạch máu não có chiều hướng gia tăng. Người trải qua cơn tai biến thường phải chịu các di chứng hết sức nặng nề như tổn thương não kéo dài, tàn tật, thậm chí là tử vong. Ngoài ra, tai biến mạch máu não có tỷ lệ tái phát cao, chiếm khoảng 20% trong năm đầu tiên và từ 10% đến 50% trong 5 năm tiếp theo kể từ khi cơn tai biến khởi phát. Thường khi tai biến đã tái phát thì bệnh nhân sẽ rất khó qua khỏi.

   Vì vậy, nếu người nhà chị có tiền sử tai biến rồi thì chị nên chú ý cho người nhà mình chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục, áp dụng vật lý trị liệu. Đồng thời nên sử dụng BoniOxy1 để ngăn ngừa tai biến tái phát bởi BoniOxy1 làm bền thành mạch, ức chế sự ngưng kết tiểu cầu, giảm hình thành huyết khối giúp người nhà chị tránh được nguy cơ tai biến tái phát.

 

    Mời chị cùng tìm hiểu kỹ hơn về tai biến mạch máu não, cách phòng tránh bệnh tái phát qua phần thông tin dưới đây nhé:

 

Tai biến mạch máu não cực kỳ nguy hiểm

Tai biến mạch máu não cực kỳ nguy hiểm

Tai biến mạch máu não là gì?

   Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) là tình trạng một phần não bị tổn thương do mạch máu não đột ngột bị tắc hoặc vỡ. Nguyên nhân chính là do cục máu đông hình thành và gây bít tắc mạch máu nuôi dưỡng não. Khi đó, não không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng nên dần hoại tử, mất khả năng kiểm soát các cơ quan trên cơ thể, gây ra các di chứng như: Liệt nửa người, méo miệng, suy giảm trí nhớ,… thậm chí là tử vong.

   Tai biến mạch máu não vốn đã nguy hiểm, bệnh tái phát lại càng nguy hiểm hơn, tỷ lệ tử vong rất cao, nếu người bệnh có sống được thì cũng sẽ để lại những di chứng hết sức nặng nề. Khi đó, người bệnh đang ở trạng thái sức khỏe không tốt, khó “chống chọi” với những tổn thương liên tiếp. Theo thống kê, số bệnh nhân tử vong do tai biến tái phát lần 2 cao gấp 2,67 lần đầu. Hơn thế, việc điều trị tai biến tái phát thường phức tạp và chi phí cao hơn nhiều lần so với lần trước, dễ tạo gánh nặng cho gia đình  và bệnh nhân.

 

Các dấu hiệu tai biến mạch máu não

 

Những dấu hiệu của tai biến mạch máu não

Những dấu hiệu của tai biến mạch máu não

 

 

Khuôn mặt buồn rầu, mặt bị méo một bên

   Dấu hiệu tai biến thể hiện trên khuôn mặt của bệnh nhân trước khi tai biến diễn ra. Lượng oxy trong máu cung cấp cho não bộ giảm dần đã gây tổn thương thần kinh tác động đến cơ mặt. Khuôn mặt người bệnh trở nên buồn rầu, một phần hoặc một nửa khuôn mặt bị tê liệt, không cử động được.

Nếu nghi ngờ bệnh nhân sắp bị đột quỵ hãy yêu cầu bệnh nhân cười, nếu thấy nụ cười bị lõm một phần, một bên mặt xệ xuống thì đó là dấu hiệu tai biến.

 

Khả năng cử động của cánh tay giảm dần

   Lượng máu lên não không đủ khiến khả năng vận động bị thuyên giảm, đặc biệt là cánh tay. Người bệnh sẽ cảm thấy cánh tay tê dại, cử động khó rồi dần dần không thể cử động được. Dấu hiệu tai biến ở cánh tay dễ phát hiện nhất, khi yêu cầu người bệnh giơ hai tay lên cao, một bên tay sẽ không thể giơ lên được hoặc rũ thõng xuống.

 

Thị lực giảm dần

   Thị lực giảm dần là dấu hiệu tai biến mà người ngoài khó có thể phát hiện được. Vì thế người bệnh cần chủ động ghi nhớ dấu hiệu tai biến này và báo ngay cho người nhà khi có sự khác thường. Nguyên nhân là thùy não bộ chịu trách nhiệm về khả năng nhìn không được cung cấp đủ oxy, hoạt động của thùy não bộ giảm dần khiến thị lực bị ảnh hưởng. Người bệnh sẽ thấy mọi thứ nhòe đi, mờ dần.

 

Nói lắp

Trước khi xảy ra tai biến sẽ xuất hiện những cục máu đông cản trở quá trình lưu thông máu cho một phần của não bộ điều khiển việc giao tiếp và khả năng nói. Vì thế người bệnh sẽ có dấu hiệu nói lắp, không nói được câu dài, nói không rõ lời, nói khó hiểu.

 

Một phần cơ thể yếu đi, không cử động được

Sau khi bị tê liệt một cánh tay, người bệnh có thể bị tê liệt một phần cơ thể, thậm chí là nửa người. Một số bộ phận cử động khó hoặc dù đã cố điều khiển nhưng không cử động được. Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm, có thể dẫn đến liệt mãi mãi nếu không được uống thuốc hay đưa đến bệnh viện kịp thời.

 

Hoa mắt, chóng mặt

Hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng là biểu hiện của việc thiếu máu não. Đây là dấu hiệu tai biến rất phổ biến, xảy ra ở hầu hết các trường hợp.

 

Dáng đi bất thường

Dấu hiệu tai biến tiếp theo mà bệnh nhân có thể gặp phải là không thể đi lại hoặc đi lại rất khó. Nếu trước đó bệnh nhân vẫn đi lại bình thường thì chắc chắn lượng máu lên não đang giảm nhanh chóng. Còn nếu bệnh nhân đã gặp khó khăn trong việc di chuyển từ trước thì cần theo dõi thật kỹ xem có phải mức độ ảnh hưởng đang tăng dần không.

 

Đau đầu

đau đầu

 

      Thiếu oxy lên não sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau đầu dữ dội, đau theo cơn. Thậm chí có bệnh nhân còn có cảm giác muốn nổ tung đầu. Mức độ đau càng ngày càng khốc liệt hơn. Nếu gặp dấu hiệu này cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay, nếu không sẽ có khả năng dẫn đến biến chứng chết não.

 

Nấc cục

   Một trong những cảnh báo trước của bệnh tai biến mà ít người phát hiện ra đó chính là nấc cục. Nhiều người đột nhiên bị nấc cho rằng đó chỉ là những đợt nấc thông thường, dẫn đến chủ quan. Hiện tượng này thường gặp ở phụ nữ.

 

Khó thở

    Bệnh nhân có thể thấy khó thở, thở hổn hển, tim đập nhanh. Mỗi người có thể có một vài dấu hiệu tai biến trên, tùy từng vùng não bị ảnh hưởng do thiếu oxy. Những dấu hiệu trên diễn ra trong thời gian rất nhanh và có thể biến mất hoàn toàn sau đó khiến người bệnh không để ý hoặc cho rằng cơ thể mình đã ổn. Tuy nhiên, đó gọi là tình trạng “tai biến mạch máu não thoáng qua”, là “đám mây đen” cảnh báo cho “cơn mưa giông” tai biến sắp xảy đến.

 

Tai biến mạch máu não có nguy hiểm không?

Tai biến mạch máu não là một căn bệnh hết sức nguy hiểm, khả năng phục hồi của người bệnh phụ thuộc vào mức độ tổn thương não và thời gian được cấp cứu sớm hay muộn.

Trường hợp tai biến mạch máu não nhẹ: Nếu bệnh nhân chỉ bị thể nhồi máu não nhẹ, được sơ cứu đúng cách và nhập viện kịp thời, người bệnh có thể thể phục hồi hoàn toàn, duy trì sự sống kéo dài như người bình thường. 

Trường hợp tai biến mạch máu não nặng: Người bệnh có thể mắc các di chứng nặng nề sau cơn tai biến như

  • Liệt nửa người hoặc các chi làm cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động
  • Rối loạn nhận thức: hay quên, không tỉnh táo, sa sút trí tuệ.
  • Rối loạn ngôn ngữ: khó biểu đạt được suy nghĩ thành lời nói, nói ngọng, nói lắp, âm điệu và ngữ điệu biến đổi.
  • Rối loạn thị giác: mắt mờ một bên hoặc cả hai bên. Nặng hơn, người bệnh có thể mù một phần hoặc toàn bộ.
  • Rối loạn cơ tròn: Tiểu khó, bí tiểu, đại tiểu tiện không tự chủ.

Những biến chứng nguy hiểm sau đột quỵ đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và tổn hại tài chính cho người bệnh, gia đình và xã hội.

 

Những sai lầm cần tránh khi sơ cứu tai biến mạch máu não

- Không được tự ý điều trị cho người bệnh dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió hay chích nặn máu vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị.

- Không cho người bệnh ăn uống  để đề phòng hiện tượng nôn trào ngược, nếu người bệnh hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm.

- Không được dùng aspirin. Mặc dù aspirin có thể làm giảm cục máu đông trong trường hợp tai biến tắc động mạch nhưng cũng có thể gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu. Nếu người bệnh đã uống aspirin trong ngày thì gia đình cần báo với bác sĩ cấp cứu.

- Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp > 220/120 mmHg.

 

Cần làm gì để phòng ngừa tai biến mạch máu não tái phát?

Trong “chiến lược” điều trị tai biến mạch máu não, có 2 mục tiêu quan trọng được đặt ra: Mục tiêu trước mắt là giảm nguy cơ tử vong và hạn chế di chứng; Mục tiêu lâu dài là cải thiện sức khỏe, phòng ngừa tai biến mạch máu não tái phát. Để thực hiện được 2 mục tiêu này, người bệnh cần:

  • Kiểm soát và điều trị các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não tiên phát như: Bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh tim, tiểu đường…
  • Uống thuốc theo chỉ định, tái khám đúng thời hạn để được điều trị liên tục, điều chỉnh thuốc cho phù hợp với tình trạng sức khỏe theo từng giai đoạn. 
  • Xây dựng chế độ ăn đủ chất và cân đối: Người bị tai biến mạch máu não nên ăn nhiều rau củ, trái cây, tránh chất béo, chất kích thích và thực phẩm nhiều dầu mỡ, muối, đường. Nên chế biến thành các món ăn mềm, dễ tiêu như: Cháo, súp, sinh tố,… cho dễ ăn.
  • Luyện tập: Sau khi ra viện, người bị tai biến mạch máu não cần luyện tập thường xuyên để phục hồi chức năng và ngăn ngừa tai biến tái phát. 
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý nguy cơ, sinh hoạt điều độ giúp ngăn ngừa tai biến tái phát
  • Đặc biệt, người bị tai biến mạch máu não cần chú ý, khi các triệu chứng bệnh xuất hiện trở lại, dù nặng hay nhẹ, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức vì việc chần chừ, chậm trễ điều trị có thể gây ra những hậu quả rất nặng nề, thậm chí tử vong

 

 Trên đây là cách sơ cứu khi bị tai biến mạch máu não trong trường hợp khẩn cấp. Chị nên nắm rõ để biết cách xử lý tai biến mạch máu não một cách đúng đắn và hiệu quả nhằm đảm bảo tính mạng và giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng cho bệnh nhân. Ngoài ra, chị cũng nên áp dụng các biện pháp phòng tránh cơn đột quỵ cho người bệnh nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tai biến. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Danh sách nhà thuốc