Bệnh trĩ có 3 loại chính là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Những loại trĩ này đều thuộc vùng hậu môn trực tràng, tuy nhiên, khác với trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp thì trĩ nội khó được phát hiện ở giai đoạn đầu, vì vậy trĩ nội thường tiến triển nặng thì bệnh mới được phát hiện và điều trị.
Bài viết dưới đây là những thông tin chia sẻ về bệnh trĩ nội kèm theo những biện pháp giúp phòng ngừa và đẩy lùi căn bệnh.
Bệnh trĩ nội là gì?
Bệnh trĩ nội là gì?
Bệnh trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn quá mức và phình to ra. Giai đoạn đầu, búi trĩ sẽ là một khối thịt rất nhỏ, nằm phía dưới đường lược, sau khi bệnh phát triển thì khối thịt thừa này sẽ to dần ra và có hiện tượng bị sa ra ngoài.
Trĩ nội nằm trong ống hậu môn và được cấu tạo từ những niêm mạc nên sẽ rất khó để phát hiện ở giai đoạn đầu. Do đó, trĩ nội thường được điều trị khi đã ở độ 2,3. Vì vậy, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn nên đến cơ sở y tế để các bác sĩ khám và tư vấn điều trị sớm.
Những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh trĩ nội?
- Do ăn uống: Chế độ ăn uống thiếu chất xơ là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh trĩ. Những thực phẩm chứa chất xơ dồi dào như rau xanh, hoa quả sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa trong cơ thể được trở nên dễ dàng. Vì vậy, khi thiếu chất xơ trong thức ăn sẽ làm cho quá trình tiêu hoá kém đi, gây nên bệnh táo bón - là một trong nguyên nhân chủ yếu hình thành nên bệnh trĩ nội.
- Uống không đủ nước: Trong cơ thể, có khoảng 80% là nước. Nước có vô số tác dụng như: Giúp tiêu hoá thức ăn dễ dàng, giúp tăng tuần hoàn máu. Theo như của các nhà nghiên cứu tại Hoa kỳ, mỗi ngày một người cần khoảng 2 lít nước cho quá trình tuần hoàn máu và tiêu hoá thức ăn. Nếu cung cấp không đủ nước, lâu dần sẽ khiến cơ thể thiếu nước, khiến cho phân thải ra cơ thể khó khăn, dẫn tới bệnh trĩ.
- Ngồi nhiều, ít vận động: Với những người làm những công việc ngồi nhiều như: Làm văn phòng, lái xe hay những game thủ,... thì việc mắc bệnh trĩ nội là điều rất dễ xảy ra. Nguyên nhân là do việc ngồi nhiều, cộng với ít vận động sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, tĩnh mạch vùng hậu môn sẽ căng giãn và làm giảm lưu thông máu đến các bộ phận này, tạo thành bệnh trĩ.
Ngồi nhiều cũng dẫn tới bệnh trĩ nội
- Tâm lý, stress cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ nội. Stress trở thành “thủ phạm” gây bệnh trĩ vì khi stress thường dẫn đến việc ăn uống thiếu điều độ, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, khiến ruột hoạt động không ổn định. Từ đó, các mạch máu bị chèn ép, gây ứ đọng mạch máu, gia tăng áp lực giữa các mạch máu và làm yếu đi thành mạch máu, gây ra trĩ.
- Bị táo bón hay tiêu chảy: Khi bị táo bón, tiêu chảy liên tục, trong thời gian dài sẽ khiến thành tĩnh mạch của ruột bị tổn thương, gây ức chế lên thành, vùng xương chậu, vùng hậu môn, gây nên bệnh trĩ. Theo những khảo sát gần đây, có hơn 70% những người mắc bệnh về đường ruột đều có nguy cơ dẫn tới bệnh trĩ nói chung và bệnh trĩ nội nói riêng.
- Tuổi cao: Với những người tuổi từ trên 60 sẽ có 70% nguy cơ bị bệnh trĩ. Khi tuổi cao, sự đàn hồi của cơ vòng kém đi khiến tĩnh mạch không được co dãn bình thường, rất dễ bị sa xuống hậu môn, gây nên tình trạng táo bón và các bệnh về trĩ.
- Ngoài ra, phụ nữ mang thai rất dễ có thể bị bệnh trĩ, có khoảng 80% phụ nữ mang thai mắc bệnh này. Trong khi mang thai, máu sẽ lưu động nhiều hơn để có thể cung cấp đủ lượng máu cho thai nhi. Ngoài ra, do trọng lượng của thai nhi, vùng chậu sẽ chịu sức ép rất lớn, vì vậy sẽ làm cho những tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng sẽ xuất hiện tình trạng phù, sa lồi tĩnh mạch xuống, gây nên bệnh trĩ nội. Đến ngày sinh em bé, do phải dùng sức lớn để có thể đưa thai nhi ra ngoài, việc này sẽ khiến cho các tĩnh mạch, mao mạch vùng chậu bị tác động rất lớn, khiến cho bệnh trĩ trở nên nặng hơn.
Triệu chứng bệnh trĩ nội
Ở mỗi cấp độ nặng nhẹ của bệnh, dấu hiệu bệnh trĩ nội có thể bao gồm:
• Dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 1 là đi vệ sinh ra máu, mặc dù không có cảm giác đau rát nhưng máu dính ở phân hay ở giấy vệ sinh, về sau nặng hơn máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia kèm theo búi trĩ bị sa ra. Bên cạnh đó, do dịch nhầy chảy ra khiến hậu môn ẩm ướt bệnh nhân cảm thấy khó chịu.
Đi ngoài ra máu là biểu hiện bệnh trĩ nội
• Dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 2 là búi trĩ sa thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn. Ở mức độ này, khi rặn hay đi đại tiện, búi trĩ có thể thò ra ngoài sau đó tự thụt vào được chưa cần có sự can thiệp nào.
• Dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 3 là các biểu mô búi trĩ dày và to hơn, có màu đỏ sẫm và bề mặt thô như các búi trĩ ngoại. Lúc này, búi trĩ đã sa ra ngoài làm cơ thắt hậu môn bị nhão, không chỉ sa ra ngoài lúc đại tiện mà cả ngay khi ho hoặc vận động mạnh, và không thể tự thụt trở lại nếu người bệnh không dùng tay nhét búi trĩ vào.
• Dấu hiệu của trĩ nội độ 4: Lúc này búi trĩ quá lớn nên ngay cả khi không đi cầu cũng sa ra ngoài và không thể đẩy búi trĩ vào trong. Người bệnh luôn có cảm giác đau đớn, chảy máu bất cứ lúc nào. Ở giai đoạn này, ngoài bệnh trĩ người bệnh còn đối mặt với hàng loạt các nguy cơ mắc bệnh khác. Chẳng hạn như nhiễm trùng búi trĩ, hoại tử búi trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn và thậm chí là ung thư trực tràng.
Phòng ngừa bệnh trĩ nội
Để phòng ngừa bệnh trĩ nội, cách tốt nhất là giữ cho phân mềm khi đi qua lỗ hậu môn. Có thể kể đến một số biện pháp để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng trĩ sau:
• Ăn thực phẩm nhiều chất xơ như: trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám… giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân.
Nên ăn thực phẩm giàu chất xơ
• Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác (không phải rượu) mỗi ngày để giúp làm mềm phân.
• Hạn chế rặn mạnh khi đi vệ sinh để tránh tạo ra áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
• Đi vệ sinh ngay khi có cảm giác mắc đi cầu.
• Tập thể dục mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu.
• Hạn chế ngồi lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược như BoniVein từ Mỹ và Canada giúp phòng ngừa và đẩy lùi bệnh trĩ.
BoniVein giúp phòng ngừa và đẩy lùi bệnh trĩ nội
Trong BoniVein có các thành phần như:
- Hạt dẻ ngựa, Rutin từ hoa hòe, Diosmin và Hesperidin (flavonoid từ thực vật) có tác dụng làm giảm tính thấm mao mạch, cải thiện độ đàn hồi trong mạch máu, ngăn chặn các tổn thương tĩnh mạch, củng cố sức bền thành mạch, tăng trương lực tĩnh mạch, phòng ngừa nguy cơ giòn đứt, vỡ mạch, bảo vệ mạch. Bởi vì căn nguyên chính của bệnh trĩ là do sự suy yếu của tính mạch trong cơ thể.
- Hạt nho, quả lý chua đen, vỏ thông, butcher’s broom là các thảo dược có tác dụng giúp chống oxy hóa mạnh và làm bền vững thành mạch.
- Bạch quả là thảo dược có tác dụng giúp hoạt huyết, giảm ứ trệ máu tại búi trĩ.
Với sự kết hợp tối ưu này, BoniVein giúp phòng ngừa bệnh trĩ, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trĩ như chảy máu, đau rát, ngứa hậu môn, co búi trĩ và ngăn ngừa biến chứng của bệnh trĩ như sa trực tràng, chảy máu kéo dài, huyết khối búi trĩ, nghẹt búi trĩ, viêm nứt hậu môn.
Bên cạnh đó, với tác dụng giúp tăng sức bền tĩnh mạch, BoniVein còn hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, giảm đau chân, nặng chân, tê bì chân và sưng phù chân.
BoniVein - Sản phẩm được hàng trăm nghìn bệnh nhân tin dùng
Nhiều năm có mặt trên thị trường, BoniVein đã chiếm được niềm tin của đông đảo bệnh nhân sử dụng. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của các bệnh nhân đã sử dụng BoniVein:
=> Anh Nguyễn Trọng Châu, 53 tuổi ở số 43 kp Botpe, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, điện thoại: 0975.076.637
“Anh bị trĩ 20 năm, đã từng đi cắt trĩ 2 lần vì trĩ độ 4 sa ra quá to. Đến năm 2018 này, bệnh trĩ lại tái phát, búi trĩ sa to, cứ đi cầu lại ra máu, bác sĩ khuyên anh nên đi cắt lần nữa tuy nhiên vì số tiền tốn kém nên anh vẫn đang chần chừ. May mắn thay, tình cờ lại biết tới BoniVein, anh dùng được 3 tháng và búi trĩ co được tầm 80% rồi, chỉ còn một mẩu bằng hạt đậu không đáng kể, hết cả đau rát chảy máu. Anh rất mừng vì không phải đi cắt trĩ nữa.”
Anh Nguyễn Trọng Châu, 53 tuổi
=> Cô Trần Thị Thập (ở số 54 Lý Thái Tổ, kp Thượng, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, Điện thoại: 0993.636.333)
“Cô bị trĩ từ năm 2012, mỗi lần đi vệ sinh đều rất đau và rát, khi thì chùi giấy vệ sinh mới thấy máu, khi thì máu lại phun thành tia, búi trĩ độ 3 sa ra ngoài rất vướng víu, đau đớn và nhiều lúc còn chảy dịch khó chịu. Thế mà dùng BoniVein, cô đi vệ sinh rất dễ dàng vì búi trĩ đã mất dạng, sinh hoạt và vận động thoải mái, cô rất hài lòng.”
Cô Trần Thị Thập, bị trĩ từ năm 2012
=> Cô Vũ Thị Tâm (50 tuổi ở số 275, đường Trường Chinh, phường Lãm Hà, Kiến An, Hải Phòng), điện thoại: 0912.140.254
“Cô bị trĩ từ ngày sinh xong bé thứ 2, trước đây thường xuyên bị đau rát, chảy máu nhưng về sau tình trạng này cũng đỡ, chỉ có búi trĩ là ngày càng to ra, đi vệ sinh xong cô phải rửa tay thật sạch sau đó mới đẩy thì búi trĩ mới vào trong hậu môn được. Cô đã dùng nhiều cách nhưng sau đành chấp nhận sống chung, ấy vậy mà sau 3 tháng dùng BoniVein, búi trĩ đã co hoàn toàn trong hậu môn, đi vệ sinh hay làm việc nặng cũng không thấy đâu nữa.”
Cô Vũ Thị Tâm, 50 tuổi
Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh trĩ nội cũng như những biện pháp giúp phòng ngừa và đẩy lùi bệnh trĩ. Hy vọng nó có ích với bạn đọc. Để được biết thêm thông tin về bệnh cũng như sản phẩm BoniVein xin vui lòng liên hệ 1800 1044 trong giờ hành chính để được tư vấn miễn phí.
XEM THÊM: