Đang mang thai ở tháng thứ 8 nhưng chị Yến Nhi (ở Hà Nội) lại chẳng có được tâm trạng thoải mái khi tự dưng mắc căn bệnh trĩ ở từ trên trời rơi xuống khiến chị luôn lo lắng. Mỗi lần đi vệ sinh chị rất cực nhọc vì táo bón, đau rát, thỉnh thoảng lại đi ngoài ra máu. Chị rất muốn sinh thường vì chị đọc được nhiều thông tin rằng sinh thường sẽ tốt cho con hơn, nhưng chị không biết rằng bị trĩ liệu có sinh thường được không?
Bị trĩ có sinh thường được không?
Bài viết dưới đây sẽ giúp chị Yến Nhi cũng như các bà bầu bị trĩ có được câu trả lời chính xác cũng như giải pháp để các bà bầu có thể tham khảo.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục ở tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Đồng thời càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.
Trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (external hemorrhoids) .
- Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng), được gọi là trĩ ngoại. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy (squamous epithelium) và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
- Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp (transitional epithelium) .
Tại sao bà bầu thường bị bệnh trĩ
Theo thống kê, cứ 10 bà bầu thì có tới 6 người bị bệnh trĩ, nguyên nhân khiến các bà bầu bị trĩ có rất nhiều nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau:
- Tử cung ở các bà bầu phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên.
- Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Đó là do sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ và phụ nữ thường cóxu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh.
- Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón.
Bà bầu thường dễ mắc trĩ
Bị trĩ có sinh thường được không?
Khi mẹ bầu bị bệnh trĩ thì ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện triệu chứng, hoặc có thể xuất hiện triệu chứng như cảm giác ngứa rát đôi chút. Sau đó xuất hiện chảy máu khi đi cầu, mẹ bầu chỉ thấy máu dính bao quanh phân hay giấy vệ sinh, lâu dần máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia và về sau thậm chí sẽ xuất hiện búi trĩ. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và con nhưng gây khó chịu trong sinh hoạt và gia tăng sự thiếu máu cho người mẹ.
Khi mẹ bầu bị bệnh trĩ thì vẫn có thể sinh thường, tuy nhiên việc có nên sinh thường hay không còn phụ thuộc vào giai đoạn bị bệnh. Tùy theo mẹ bầu bị bệnh ở giai đoạn nào thì các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hợp lý:
- Trường hợp bà bầu bị trĩ nhẹ (Cấp độ 1, 2): bà bầu có sức khỏe ổn định thì có thể đẻ thường. Tuy nhiên ở một góc độ nào đó, đẻ thường vẫn gây ảnh hưởng trực tiếp làm các búi trĩ thò ra ngoài nhiều hơn và cũng có thể bị nhiễm trùng hoặc một số tổn thương khác. Điều này gây ra các cơn đau âm ỉ kéo dài cho bà bầu sau sinh.
- Trường hợp bà bầu bị trĩ ở mức độ nặng (Cấp độ 3, 4): các búi trĩ sa ra ngoài (có thể không co vào trong hậu môn được nữa) đi kèm với hiện tượng chảy máu thì các mẹ bầu nên tìm hiểu phương pháp sinh mổ. Bởi vì khi đẻ thường, bà bầu phải mất sức rặn nhiều để sinh con. Điều này khiến cho các tĩnh mạch trĩ bị giãn nở quá mức, búi trĩ sa ra ngoài nhiều và dễ gây biến chứng bệnh trĩ. Chưa kể tới trường hợp: mẹ bầu sẽ bị mất rất nhiều máu từ búi trĩ chảy ra ngoài gây nguy hiểm cho cả mẹ và con trong quá trình “vượt cạn”.
Vậy, trước khi quyết định sinh thường hay sinh mổ, các mẹ bầu cần xin tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, tìm hiểu kĩ thông tin, các mặt lợi, hại của 2 cách này, đồng thời dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân để có lựa chọn an toàn nhất cho cả mẹ và bé.
Giải pháp giúp bà bầu đối phó với bệnh trĩ
Để tránh được những phiền toái do bệnh trĩ gây ra, các mẹ bầu nên chú ý những vấn đề sau:
- Trước khi các mẹ mang bầu, nên được thăm khám và chẩn đoán chính xác tính chất, mức độ của bệnh, và quan trọng là khẳng định có phải trĩ bệnh không. Nếu là bệnh trĩ thì cần phải được điều trị dứt điểm trước khi mang thai vì khi mang thai sẽ làm cho bệnh trĩ nặng hơn và thời điểm mang thai cũng không phải là thời điểm tốt để điều trị bệnh trĩ.
- Khi đã bị bệnh thì mẹ bầu nên đi thăm khám thường xuyên để bác sĩ đánh giá mức độ bệnh. Tùy theo mức độ của bệnh mà có thể đề ra các biện pháp điều trị khác nhau như: điều trị nội khoa, thắt dây chun điều trị trĩ, chích xơ hoá búi trĩ. Hay có các phương pháp điều trị khác không mổ, điều trị trĩ qua siêu âm, điều trị ngoại khoa bệnh trĩ, cắt trĩ bằng Laser.
Để giúp giảm đau, thu nhỏ búi trĩ, phòng trĩ biến chứng sa nghẹt, chống chảy máu nhiều, giúp hỗ trợ việc sinh con theo phương pháp sinh thường thuận lợi, mẹ bầu nên thực hiện theo các phương pháp sau:
- Tắm nước ấm và ngâm mình trong nước ấm giúp bệnh trĩ thuyên giảm đáng kể do máu được kích thích lưu thông dễ dàng. Hoặc có thể dùng túi đá lạnh chườm lên vùng hậu môn hằng ngày để giảm cảm giác đau do sưng tấy.
Bà bầu cần ăn nhiều rau xanh, chất xơ để tránh táo bón
- Cần ăn tăng cường chất xơ như rau xanh, củ, quả và uống từ 2 - 2,5 lít nước/ngày, giúp làm mềm phân phòng ngừa táo bón. Khi bổ sung Canxi nên chú ý chọn lựa dạng nano để giúp hấp thu tối đa, và không thể quên dẫn chất vitamin D3. Bà bầu bổ sung viên sắt trong thai kỳ vô cùng quan trọng, nhưng thường đối mặt với chứng táo bón, bởi thế nên chọn lựa viên sắt hữu cơ thay vì dùng sắt vô cơ, đồng thời bổ sung kèm dầu mè đen với sắt hữu cơ để tăng khả năng hấp thụ và giảm tối đa các tác dụng phụ không mong muốn khi bổ sung dưỡng chất này.
- Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu và đừng nán lại nhà vệ sinh quá lâu để tăng áp lực lên trực tràng.
- Thực hiện các bài tập Kegel hàng ngày. Kegel giúp tăng lưu thông trong trực tràng và tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai. Ngoài ra, Kegel còn giúp cơ thể bạn phục hồi sau khi sinh nhanh hơn.
- Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Bạn nên thường xuyên đi lại hoặc nằm nghỉ ngơi thay vì ngồi quá lâu. Khi ở nhà, nên nằm nghiêng bên trái lúc ngủ, đọc sách hay xem tivi để có thể giảm áp lực lên trực tràng và tăng lượng máu trở về từ nửa dưới cơ thể.
- Rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh, nên dùng giấy trắng, mềm và không mùi thơm. Bạn cũng có thể dùng khăn ướt không cồn hoặc loại khăn chuyên dụng cho những người bị trĩ.
- Không nên tự ý dùng thuốc. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc vì sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi và dễ bị viêm nhiều hơn.
BoniVein – Giải pháp từ thảo dược hiệu quả cho bệnh trĩ.
Như vậy để tránh những phiền toái do bệnh trĩ gây ra đồng thời cũng tránh được cảnh phải băn khoăn không biết nên sinh thường hay sinh mổ khi mắc trĩ thì bà bầu nên có biện pháp giúp phòng ngừa và giải quyết bệnh trĩ từ trước khi có bầu.
Và thảo dược chính là một lựa chọn thông minh bởi tính an toàn và hiệu quả. Để giải quyết trĩ triệt để, chúng ta cần lựa chọn những thảo dược giải quyết được các mục tiêu sau:
- Giải quyết được căn nguyên bệnh trĩ: Trĩ là suy giãn tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng vì thế thảo dược được lựa chọn cần có tác dụng giúp làm bền thành tĩnh mạch, tăng trương lực tĩnh mạch, giúp bảo vệ tĩnh mạch hiệu quả.
- Giải quyết được triệu chứng bệnh trĩ: Giải quyết được các triệu chứng như đau, rát, chảy máu và sa búi trĩ giúp người bệnh nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường.
- Phòng ngừa được biến chứng nguy hiểm của bệnh: Bệnh trĩ dễ gây huyết khối búi trĩ, tắc mạch vì thế cần có những thảo dược giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu.
Để giải quyết được các mục tiêu trên, hiện nay các nhà khoa học của tập đoàn dược phẩm J&I Internatione của Mỹ đã bào chế thành công sản phẩm BoniVein giúp giải quyết hoàn toàn các vấn đề trên nhờ các thảo dược sau:
Giúp giải quyết căn nguyên bệnh:
- Diosmin, hesperidin: Giúp kéo dài tác dụng co mạch của norepinephrin trên thành mạch giúp làm bền tĩnh mạch. Bảo vệ vi tuần hoàn, làm bình thường hóa tính thấm của mao mạch và tăng cường sức bền mao mạch.
- Hạt dẻ ngựa: Chứa aesin, đây là chất giúp hàn gắn các mao mạch bị rò rỉ, ngăn ngừa sự phân hủy các mao mạch, cải thiện độ đàn hồi trong mạch máu, ngăn chặn các tổn thương tĩnh mạch.
- Rutin từ hoa hòe: Có tác dụng làm bền thành mạch, tăng cường sức chịu đựng của thành mạch, bảo vệ mạch máu, tăng trương lực thành tĩnh mạch, giúp tĩnh mạch luôn bền chắc dẻo dai…Thiếu chất này tĩnh mạch rất yếu, dễ bị giãn đứt và vỡ.
- Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông: Đây là những chất chống oxy hóa mạnh, gấp 20 lần vitamin C và 50 lần vitamin E nên có tác dụng bảo vệ thành mạch rất tốt khỏi các gốc tự do có hại.
Giúp giải quyết triệu chứng bệnh:
- Diosmin, hesperidin: Đây là những flavnoid được chiết xuất từ cam chanh có tác dụng giảm nhanh những triệu chứng của bệnh trĩ như đau, rát hậu môn, chảy máu, giảm hiện tượng ứ máu bên trong các búi trĩ. Làm giảm các yếu tố gây viêm như prostaglandin E2, thromboxan B2 cũng như các gốc tự do do đó giúp làm giảm hiện tượng sưng phù búi trĩ.
- Hạt dẻ ngựa, rutin từ hoa hòe: chúng có tác dụng làm giảm những triệu chứng bệnh trĩ tương tự như hai thành phần trên.
Phòng ngừa được biến chứng:
- Cây chổi đậu: Kích thích giải phóng noradrenalin dẫn đến tăng trương lực mạch máu, co mạch giúp tuần hoàn máu dễ dàng và giúp làm giảm tụ máu. Cây chổi đậu còn chứa flavonoid hỗ trợ tuần hoàn máu và tăng độ bền thành mạch.
- Bạch quả: Có tác dụng tăng tuần hoàn máu, hoạt huyết, ngăn ngừa huyết khối, tăng cường sự đàn hồi, dẻo dai của mạch máu, chống lại hiện tượng giãn tĩnh mạch trĩ, phối hợp cùng cây chổi đậu giúp phòng ngừa huyết khối búi trĩ rất tốt
Như vậy, chỉ cần sử dụng đều đặn BoniVein đều đặn với liều 2-6 viên mỗi ngày sẽ giúp:
- Giúp phòng ngừa bệnh trĩ, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ ( chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa,…) và giảm biến chứng của bệnh trĩ ( sa trực tràng, viêm nứt hậu môn…)
- Giúp tăng sức bền tĩnh mạch, giảm phồng tĩnh mạch, giảm đau chân, nặng chân, tê bì chân, giảm sưng phù chân
Cảm nhận khách hàng sau khi sử dụng BoniVein:
Chú Trần Đăng khoa (58 tuổi) tại số nhà 73A Nguyễn Thái Học, tp Vinh, Nghệ An; SĐT 0949630888
Chú bị tình trạng đi ngoài ra máu, táo bón đã lâu rồi. Dần dần búi trĩ hình thành; đầu tiên búi trĩ chỉ thập thò trong lúc đi vệ sinh thôi, đi xong là tự co hẳn vào trong như chưa từng xuất hiện; sau búi trĩ sa ra nhiều hơn không tự co lên được mà phải dùng tay đẩy lên. Tới năm 2018, búi trĩ gần như mất độ đàn hồi, cứ ngồi được lúc là tự động sa ra bằng đốt ngón tay; cảm giác vướng víu, cồm cộm, ngứa ngáy cực kỳ khó chịu. Vậy mà sử dụng BoniVein, không những các triệu chứng như táo bón, chảy máu đã hết mà búi trĩ cũng biến mất, không nhìn thấy nữa, nên chú rất cảm ơn BoniVein.
Anh Nguyễn Trọng Châu 53 tuổi ở số 43 kp Botpe, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, điện thoại: 0975.076.637
Bị bệnh trĩ lâu rồi khiến anh cảm thấy rất khổ sở. Năm 2005, anh đi khám, bác sỹ bảo trĩ độ 4, nặng rồi và khuyên anh làm biện pháp tiêm dung dịch vào búi trĩ để làm teo – đó là lần thứ nhất. Lần thứ 2 cách đó khoảng 5 năm, anh tới bệnh viện 175 ở Sài gòn để làm phương pháp thắt vòng búi trĩ vì trĩ độ 4 lại tái phát. Tới lần này anh chán quá không muốn làm phẫu thuật nữa nên tìm hiểu và mua BoniVein để sử dụng. Không ngờ anh lại hợp với Bonivein đến thế, không những các triệu chứng đau ngứa, chảy máu, táo bón hết hẳn sau 2 tháng sử dụng mà búi trĩ cũng từ từ co lại tới khi không còn nhìn thấy đâu nữa. Anh rất mừng vì không phải đi phẫu thuật nữa rồi.
Hi vọng qua bài viết trên các mẹ bầu đã có câu trả lời cho câu hỏi bị trĩ có sinh thường được không và giải pháp cho các chị. Nếu vẫn còn thắc mắc về bệnh trĩ hoặc sản phẩm BoniVein, mọi người hãy gọi tới số 1800.1044 – 0984 464 844 giờ hành chính.
XEM THÊM: