Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Giải đáp: Bệnh trĩ sinh thường được không?

Thứ tư, 08-07-2020 14:34 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Mang thai là một trong những niềm vui của người phụ nữ nói riêng và của cả gia đình nói chung. Tuy nhiên ở trong giai đoạn bầu bí này, người phụ nữ có nguy cơ cao phải đối mặt với vô vàn khó khăn như ốm nghén, đau lưng mỏi gối, và không thể không kể đến một căn bệnh hậu môn – trực tràng rất điển hình, đó là bệnh trĩ. Khi phát hiện ra mình mắc bệnh trĩ, không ít chị em lo lắng và đặt câu hỏi: “Bệnh trĩ sinh thường được không?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc và đặc biệt là các chị em giải đáp được câu hỏi trên.

 

Bệnh trĩ sinh thường được không?

Bệnh trĩ sinh thường được không?

 

Triệu chứng bệnh trĩ khi mang thai

    Trĩ hay còn được gọi là lòi dom. Đây là một loại bệnh lý thường xảy ra ở khu vực hậu môn – trực tràng do suy giãn đám rối tĩnh mạch hậu môn - trực tràng và lâu dần hình thành nên búi trĩ.

    Trĩ là bệnh lý thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là khi mẹ bầu bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ, khi tử cung mở rộng và gây gia tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn trực tràng.

Bệnh trĩ khi mang thai có thể gây ra một số triệu chứng điển hình sau:

  • Chảy máu hậu môn khi đi ngoài. Đây là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Ở giai đoạn đầu chỉ là một chút máu dính trên phân hoặc giấy vệ sinh, lâu dần lượng máu xuất hiện càng nhiều hơn.
  • Cảm giác đau tức vùng hậu môn do tắc mạch xuất hiện trong búi trĩ. Tình trạng này có thể đi kèm với nứt hậu môn.
  • Xuất hiện tình trạng xuất tiết dịch nhầy gây ẩm ướt, ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn.
  • Một số trường hợp mẹ bầu còn gặp tình trạng thiếu máu do chảy máu rỉ rả theo thời gian kết hợp với nhu cầu sắt và hồng cầu nuôi thai nhi, dẫn đến một số triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể...
  • Sa búi trĩ. Triệu chứng này thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi đại tiện có chảy máu. Lúc đầu mẹ bầu thấy có khối nhỏ như cục thịt thừa lồi ra ở lỗ hậu môn sau khi đi đại tiện. Khối nhỏ này được gọi là búi trĩ, kích thước của búi trĩ thường khác nhau ở mỗi người, mỗi giai đoạn. Càng về sau, búi trĩ càng sa ra ngoài hậu môn, thậm chí nằm bên ngoài mà không thể tự co lại được.

 

Triệu chứng bệnh trĩ khi mang thai

Triệu chứng bệnh trĩ khi mang thai

 

Nguyên nhân bệnh trĩ ở bà bầu là gì?

   Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu rất dễ mắc bệnh trĩ như:

  • Khi thai nhi ngày càng phát triển, tử cung của người mẹ sẽ lớn hơn và gây áp lực vào xương chậu, đặc biệt là tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng, khiến các tĩnh mạch này sưng và gây đau.
  • Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone tăng lên cũng góp phần gây ra bệnh trĩ, vì làm giãn các thành mạch và làm chúng dễ bị sưng hơn.
  • Thể tích máu khi mang thai tăng lên gây giãn tĩnh mạch cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây bệnh trĩ khi mang thai.
  • Ngoài ra khi mang thai, nhiều yếu tố khác như táo bón thường xuyên, tăng cân quá nhiều ở bà bầu, ngồi quá lâu, đứng quá lâu trong một thời gian dài… đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai.

 

Bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

     Vùng hậu môn nơi hình thành búi trĩ là cơ quan nằm gần với bộ phận sinh dục nữ. Khi có sự phình giãn quá mức các tĩnh mạch tại khu vực hậu môn – trực tràng sẽ dẫn đến bệnh trĩ.

   Trong khi đó khả năng sinh sản của nữ giới thuộc về cơ quan sinh dục (hệ cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng: giao hợp, tiếp nhận tinh trùng, thụ tinh, sinh con….) chúng nằm ở phần dưới cùng của bụng xuống đáy chậu, dưới ruột và trước hậu môn.

  Hậu môn – trực tràng nằm khá gần với cơ quan sinh dục nữ nhưng không có mối liên hệ trực tiếp và không có khả năng tác động, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới.

  Chính vì vậy, các chuyên gia y tế khẳng định, bệnh trĩ thường không có khả năng tác động đến việc thụ thai hay khả năng mang thai sinh con ở phụ nữ. Chị em đừng nên quá lo lắng về vấn đề này.

   Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu mắc bệnh trĩ trước đó, các chị em nên kiểm soát tốt bệnh trĩ trước khi có ý định mang thai, bởi ở một góc độ khác thì việc mang thai trong giai đoạn mắc bệnh trĩ cũng không phải là dấu hiệu tốt.

 

 Bệnh trĩ sinh thường được không?

Bệnh trĩ sinh thường được không?

 

  Tuy nhiên, bệnh trĩ có khả năng gây ra một số ảnh hưởng tới bà bầu và thai nhi, cụ thể:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé: Các bác sĩ Sản phụ khoa cho biết, phụ nữ mang thai thường có nguy cơ thiếu máu cao bởi hồng cầu thường loãng hơn bình thường và bởi bệnh trĩ. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản và sự phát triển của thai nhi.
  • Làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của phụ nữ: Bệnh trĩ làm tổn thương hậu môn, gây trở ngại cho việc di chuyển cũng như đại tiện. Búi trĩ ở hậu môn sẽ khiến cho phụ nữ mang thai cảm thấy ngứa ngáy, vướng víu, khó chịu, bức bối.
  • Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm: Búi trĩ và cơ quan sinh dục gần nhau, do đó chúng thường có mối liên hệ mật thiết với nhau. Phụ nữ bị trĩ thường có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa rất cao, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến tình trạng vô sinh ở nữ giới do ách tắc vòi trứng.

   Ngoài ra, khi đến giai đoạn mang thai, áp lực lên thành tử cung và hậu môn sẽ càng lớn hơn, nếu bệnh trĩ ở chị em không được kiểm soát tốt thì trước áp lực này, búi trĩ càng mất dần độ đàn hồi và sa ra nhiều hơn. Bệnh trĩ để càng nặng sẽ càng khó điều trị.

 

Bệnh trĩ sinh thường được không?

   Theo các chuyên gia Y tế, hiện tại chưa có chỉ định sinh mổ nào đưa ra đối với phụ nữ mang thai vì mắc bệnh trĩ, bởi vậy, không nhất thiết mẹ bầu phải sinh mổ khi mắc bệnh trĩ.

Tuy nhiên khi lựa chọn sinh thường, bà bầu mắc bệnh trĩ phải đối mặt với các tình trạng sau:

  • Bà bầu thường phải mất sức rặn nhiều khi sinh con, khiến cho các tĩnh mạch trĩ bị giãn nở quá mức, búi trĩ sa ra ngoài nhiều và khiến bệnh trĩ nặng hơn, dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu bệnh đang ở giai đoạn nặng.
  • Nhiều trường hợp mẹ bầu sẽ bị mất rất nhiều máu từ búi trĩ chảy ra ngoài gây nguy hiểm cho cả mẹ và con trong quá trình “vượt cạn”.

   Chính vì vậy mà tùy thuộc vào tình trạng bệnh trĩ hiện tại nặng hay nhẹ cùng với sức khỏe của bà bầu tốt hay không mà từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên sinh thường được không.

  • Trường hợp bà bầu bị trĩ nhẹ (Cấp độ 1, 2): bà bầu có sức khỏe ổn định thì có thể đẻ thường. Tuy nhiên ở một góc độ nào đó, đẻ thường vẫn gây ảnh hưởng trực tiếp làm các búi trĩ thò ra ngoài nhiều hơn và cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc một số tổn thương khác. Điều này gây ra các cơn đau âm ỉ kéo dài cho bà bầu sau sinh.
  • Trường hợp bà bầu bị trĩ ở mức độ nặng (Cấp độ 3, 4): các búi trĩ sa ra ngoài (có thể không co vào trong hậu môn được nữa) đi kèm với hiện tượng táo bón kéo dài, chảy máu, ngứa hậu môn thì các bác sĩ có thể tiến hành mổ đẻ.

   Vì vậy, trước khi quyết định sinh thường hay sinh mổ, các mẹ bầu cần xin tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, tìm hiểu kỹ thông tin, các mặt lợi, hại của việc sinh thường và sinh mổ, đồng thời dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân để có lựa chọn biện pháp an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

 

Điều trị bệnh trĩ sau sinh như thế nào?

  • Các biện pháp xử trí bệnh trĩ ngay sau sinh

  • Chườm đá lạnh để giảm đau

   Các mẹ có thể áp dụng lấy đá lạnh cho vào khăn sạch và áp nhẹ lên khu vực bị trĩ để giảm đau. Biện pháp này vừa an toàn, vừa đơn giản lại rất dễ thực hiện. Tuy nhiên, các mẹ tuyệt đối không chườm trực tiếp viên đá lên vùng bị trĩ.

  • Tắm hoặc ngâm mình với nước ấm

   Nước ấm giúp giảm đau rát, cải thiện tình trạng khó chịu của mẹ bầu. Do đó, mẹ có thể ngâm hậu môn hoặc ngâm mình trong nước ấm từ 10 – 15 phút. Cần lưu ý rằng không sử dụng nước quá nóng  hoặc ngâm mình lâu để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt, mẹ nên ngâm hậu môn với nước ấm pha muối loãng mỗi ngày và lau khô bằng khăn mềm. Mẹ bầu không nên mặc đồ khi cơ thể còn chưa khô để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

 

Tắm hoặc ngâm mình với nước ấm để cải thiện triệu chứng bệnh trĩ sau sinh

Tắm hoặc ngâm mình với nước ấm để cải thiện triệu chứng bệnh trĩ sau sinh

 

  • Tập thói quen đi vệ sinh đúng cách

   Các chuyên gia cho biết, việc đi đại tiện khoa học là một trong những biện pháp đẩy lùi bệnh trĩ sau sinh hiệu quả. Tuyệt đối không được nhịn đại tiện quá lâu, tốt nhất là nên đi vệ sinh ngay khi cảm thấy mót và cố gắng hình thành thói quen đi đại tiện vào khung giờ nhất định.

   Bên cạnh đó, các bà mẹ không nên rặn mạnh khi đi vệ sinh, bởi điều này sẽ tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch ở trực tràng và làm tăng kích thước của búi trĩ. Đồng thời, các mẹ cũng không nên cầm theo thiết bị điện tử khi đi đại tiện và nên sử dụng giấy vệ sinh loại mềm, không mùi thơm.

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

   Các bà mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học nhưng vẫn đảm bảo chế độ kiêng cữ sau sinh để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất, mẹ bầu nên bổ sung cho cơ thể nhiều dưỡng chất từ cá, thịt, trứng, sữa… đặc biệt là thực phẩm có nhiều chất xơ để bệnh trĩ mau khỏi. Một số thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như: rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc, lúa mì, ngô, yến mạch…

   Bên cạnh đó, các mẹ cần tránh xa các thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, các chất kích thích như: bia, rượu, thuốc lá, cà phê, trà đặc… Đồng thời nên uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn để hỗ trợ tiêu hóa.

  • Các biện pháp xử trí bệnh trĩ sau khi cai sữa

  • Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh trĩ sau sinh

    Để điều trị bệnh trĩ cho mẹ, sử dụng thuốc Tây y là phương pháp cần được cân nhắc kỹ. Chỉ những trường hợp cần thiết, người mẹ mới có thể áp dụng phương pháp này và chỉ nên sử dụng ít nhất 6 tháng sau sinh, tốt nhất là sau khi cai sữa. Một số loại thuốc được sử dụng để chữa trị bệnh trĩ sau sinh như sau:

+ Thuốc giảm đau: Dibucaine, Trimebutine, Medicone

+ Thuốc bôi: Mastu S, Proctolog, Kem bôi trĩ chữ A của Nhật

+ Thuốc đặt: Calmol, Witch Hazel…

+ Thuốc co mạch: Phenylephrine, Norepinephrine, Epinephrine…

+ Thuốc kháng sinh, giảm viêm: Aspirin, Penicillin, Acetaminophen…

   Đây là những loại thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ như làm co mạch, kiểm soát kích thước búi trĩ, cải thiện tình trạng chảy máu, giảm sưng, phù nề, giảm đau…

  Các mẹ không nên sử dụng các thuốc tây y điều trị trĩ sau sinh trong thời gian dài vì các thuốc  này tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tác dụng phụ trên gan, thận và hệ tiêu hóa.

   Nếu sử dụng thuốc không thể cải thiện bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân áp dụng phương pháp phẫu thuật. Cách chữa trị bệnh trĩ sau sinh này sẽ được áp dụng cho trường hợp bệnh trĩ tiến triển nặng, chảy máu cấp tính búi trĩ, hoại tử búi trĩ, biến chứng tắc mạch…

   Một số phương pháp được áp dụng phẫu thuật chữa trị bệnh trĩ sau sinh là Milligan Morgan, Ferguson, White Head, Longo, HCTP, PPH...

 

Phẫu thuật cắt búi trĩ điều trị bệnh trĩ sau sinh

Phẫu thuật cắt búi trĩ điều trị bệnh trĩ sau sinh

 

   Phương pháp phẫu thuật chữa trị bệnh trĩ sau sinh cho kết quả nhanh, giúp cắt đi búi trĩ thừa, sa giãn nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh trĩ phù hợp nhất. Bên cạnh đó, phương pháp phẫu thuật cũng tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra các biến chứng hậu phẫu và tái phát trĩ sau phẫu thuật nếu không thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc sau phẫu thuật và phòng ngừa trĩ tái phát.

  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị trĩ có nguồn gốc thảo dược BoniVein của Mỹ và Canada

   Xu hướng sử dụng thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ đang ngày càng được ưa chuộng vì tính an toàn và hiệu quả, không những giúp làm giảm triệu chứng mà còn giúp co nhỏ búi trĩ, không cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.

    Hiện nay, BoniVein chính là giải pháp đột phá đi đầu xu hướng này và đang chiếm trọn được lòng tin của người bệnh. Đây là sản phẩm chính hãng của tập đoàn Viva Nutraceuticals (Mỹ và Canada) với thành phần vượt trội và công nghệ bào chế hiện đại.

 

Công thức thảo dược vượt trội cho người bệnh trĩ

 

Công thức thảo dược vượt trội cho người bệnh trĩ

 

    BoniVein là sự kết hợp hài hòa của 9 thành phần vượt trội có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên đem lại tác dụng toàn diện trên tất cả các khía cạnh khác nhau của bệnh trĩ:

+ Nhóm thảo dược tác động trực tiếp đến tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bao gồm: Hạt dẻ ngựa, Diosmin, Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), Rutin (chiết xuất từ hoa hòe). Những thảo dược này sẽ tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây ra bệnh trĩ tức là giúp làm bền thành mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch giúp tĩnh mạch luôn bền chắc, dẻo dai. Đồng thời còn làm giảm những triệu chứng của bệnh như đau rát, ngứa, chảy máu, sưng búi trĩ…

+ Nhóm thảo dược giúp chống oxy  hóa mạnh bao gồm: Lý chua đen, Hạt nho, Vỏ thông. Đây là những thảo dược có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch.

+ Nhóm hoạt huyết giúp tăng lưu thông máu: Bạch quả, Butcher's broom.  Những thảo dược này có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu từ đó ngăn ngừa hình thành huyết khối búi trĩ và các biến chứng khác của bệnh trĩ.

 

Cơ chế tác dụng của BoniVein

 

Cơ chế tác dụng của BoniVein

 

  Chính vì vậy mà sau khi cai sữa cho con, các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng viên uống thảo dược BoniVein để cải thiện tình trạng bệnh trĩ sau sinh của mình.

Bên cạnh đó, BoniVein còn là sản phẩm được rất nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng cho bệnh nhân của mình và được khách hàng  đánh giá hiệu quả cao.

 

BoniVein được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng

Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y, bệnh viện Quân đội trung ương 108 cho biết:

“Thường bệnh nhân chỉ đi khám khi bệnh trĩ của họ đã chuyển sang độ 3 độ 4. Nguyên nhân là do tâm lý ngại đi khám và sợ phẫu thuật. Bệnh tiến triển nặng là do tự ý chữa bệnh trĩ tại nhà theo các cách được truyền tai nhau. Như vậy rất nguy hiểm bởi không chỉ không có tác dụng mà còn có thể gặp nhiều vấn đề khác. Vì vậy, bệnh nhân cần sáng suốt và tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng bất kỳ một phương pháp nào.”

“Với trĩ nội độ 1, 2 và 3 bệnh nhân hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược cho bệnh trĩ mà không cần phẫu thuật. Tôi luôn ưu tiên cho bệnh nhân của mình dùng BoniVein của Canada và Mỹ. Đây là sản phẩm có thành phần từ thảo dược có hiệu quả rất tốt.”

“Trên thực tế, các bệnh nhân của tôi khi dùng BoniVein, chỉ sau khoảng 2-3 tuần các dấu hiệu bệnh trĩ như đau, rát, chảy máu, ngứa hậu môn đã giảm rõ rệt. Và chỉ cần 3 tháng để búi trĩ co lên rõ rệt, dần dần mất hẳn. Đặc biệt là tất cả bệnh nhân khi dùng BoniVein đều không gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào.”

“Thành phần, chất lượng, hiệu quả, độ an toàn của BoniVein khiến tôi hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cho bệnh nhân của mình để đẩy lùi bệnh trĩ.”

 

BoniVein - giúp hàng ngàn bệnh nhân trở lại cuộc sống nhẹ nhàng, thoải mái như chưa từng bị trĩ.

   Mời các bạn theo dõi những phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng BoniVein để cải thiện bệnh trĩ.

 

Chị Lê Thị Xí, 41 tuổi. Địa chỉ: đội 9, xóm 2 thôn Long Bàn, thành phố Quảng Ngãi

“3 năm trước, chị bị trĩ độ 3, thường xuyên gặp tình trạng chảy máu mỗi lần đi vệ sinh, có khi nhỏ giọt, lúc lại chảy thành tia, có cục thịt thừa lòi ra khỏi hậu môn, phải lấy tay đẩy mới co lên được, thậm chí nhiều khi chúng còn sưng lên rất đau. Chị đi phẫu thuật với hy vọng triệt tiêu búi trĩ mãi mãi, nào ngờ chỉ sau một thời gian ngắn, những dấu hiệu của bệnh trĩ lại quay lại, y hệt như xưa.

   Tình cờ đọc được bài báo viết về tpcn BoniVein của Mỹ và Canada dành cho người bị trĩ, chị mua về dùng thử. Thật bất ngờ, sau khi uống hết 2 lọ BoniVein, chị đã đỡ hẳn tình trạng đau rát, chảy máu khi đi vệ sinh, buổi tối ngủ ngon giấc vì không còn ngứa nữa. Sau hơn 3 tháng dùng đều đặn BoniVein, búi trĩ đã co lại vào trong hậu môn, khi đi vệ sinh chị không còn sờ thấy mẩu thịt thừa nữa. Bây giờ không còn búi trĩ nữa nhưng chị vẫn duy trì đều đặn BoniVein để tránh bệnh tái phát.”

 

Chị Xí (áo hồng) và con gái

Chị Xí (áo hồng) và con gái

 

Chú Hồ Đức Thịnh, 59 tuổi. Địa chỉ: số 26 ngõ 26, phố Đỗ Quang, Cầu Giấy, Hà Nội. Số điện thoại: 0916.930.880

“Chú bị trĩ 3 năm, có búi trĩ bằng hạt đỗ lúc nào cũng ở hậu môn. Chú dùng thuốc đặt hậu môn thấy cũng có cải thiện nhưng đến lần thứ 3 thì thấy đại tiện có máu, đau rát, búi trĩ lòi ra không tự thụt vào ngay như trước. Chú không đi khám vì bệnh ở vùng rất nhạy cảm. Sau đó, chú thử rất nhiều cách từ thuốc chữa bệnh trĩ tây y đến đông y nhưng bệnh không tiến triển mà còn nặng hơn nhiều. Cuộc đời chú như bước sang trang mới khi biết đến sản phẩm BoniVein của Canada và Mỹ. Chú dùng BoniVein chỉ sau khoảng 1 tháng, các triệu chứng đau rát, chảy máu hết hẳn. Sau 3 tháng, chú không thấy búi trĩ xuất hiện nữa. Từ đó chú giảm liều BoniVein xuống còn 2 viên mỗi ngày để phòng ngừa tái phát.”

 

Chú Hồ Đức Thịnh, 59 tuổi

Chú Hồ Đức Thịnh, 59 tuổi

 

   Qua bài viết chắc hẳn quý bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi: “Bệnh trĩ sinh thường được không?”. Nếu có bất kỳ khó khăn thắc mắc gì, mời quý bạn đọc nhấc máy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc