Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật? Các biện pháp phẫu thuật cắt trĩ

Thứ ba, 16-06-2020 13:41 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh trĩ là bệnh lý nguy hiểm phổ biến ở vùng hậu môn trực tràng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nặng nề có thể dẫn đến ung thư hậu môn trực tràng. Tuy nhiên, do đây là căn bệnh xảy ra ở chỗ thầm kín, khó nói nên rất nhiều người mắc bệnh trĩ ở giai đoạn đầu ngại ngần trong việc đi khám và điều trị bệnh trĩ mà âm thầm chịu đựng bệnh. Cho đến khi bệnh tiến triển quá nặng  người bệnh mới đến bệnh viện, đây cũng là lúc phải tiến hành phẫu thuật cắt búi trĩ. Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ và tìm hiểu xem bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật các bạn nhé!

 

Tổng quan về bệnh trĩ

 

Bệnh trĩ là gì?

  Bệnh trĩ là bệnh xảy ra do suy giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn. Trong trạng thái bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này phình lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ.

 

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ

 

Phân loại bệnh trĩ

   Phụ thuộc vào vị trí của búi trĩ xuất hiện ở phía trên hay dưới đường lược của ống hậu môn, bệnh trĩ phân thành 2 loại chính là: Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Ngoài ra khi nhắc đến bệnh trĩ, chúng ta thường nhắc đến bệnh trĩ hỗn hợp.

  • Bệnh trĩ nội:

   Trĩ nội là loại bệnh trĩ mà búi trĩ sẽ hình thành ở phía trên của đường lược và xuất phát từ niêm mạc của trực tràng. Do vị trí xuất hiện búi trĩ cách xa cửa hậu môn nên ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ không thể quan sát được.

   Nhưng khi bệnh tiến triển sang các giai đoạn nặng hơn thì búi trĩ cũng sẽ sa hẳn ra ngoài như trĩ ngoại.

 

  • Bệnh trĩ ngoại:

  Trĩ ngoại là loại bệnh trĩ mà búi trĩ sẽ hình thành phía dưới đường lược ở ngay cửa hậu môn. Vì vậy mà khi mới hình thành hay ở giai đoạn đầu, người bệnh hoàn toàn có thể quan sát được các búi trĩ. Do búi trĩ ở ngoài nên các biểu hiện triệu chứng của người bệnh trĩ ngoại sẽ nhiều và rõ ràng hơn trĩ nội.

 

  • Bệnh trĩ hỗn hợp:

   Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.

 

Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật

   Bệnh trĩ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, bệnh  hiếm khi đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe ở giai đoạn nhẹ. Chính vì vậy, điều trị y tế chỉ được thực hiện đối với những trường hợp phát sinh triệu chứng lâm sàng.

  Ở giai đoạn nhẹ, bệnh có thể được kiểm soát hoàn toàn thông qua thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và can thiệp thủ thuật xâm lấn. Tuy nhiên khi bước sang giai đoạn nặng, bệnh nhân cần cân nhắc phẫu thuật cắt trĩ nhằm cải thiện triệu chứng, bảo tồn chức năng cơ vòng hậu môn và phòng ngừa biến chứng.

   Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa thường đưa ra chỉ định phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ ở giai đoạn 3 trở lên. Khi đó, kích thước búi trĩ to, không có khả năng tự co vào ống hậu môn hoặc các thủ thuật điều trị thông thường không có tác dụng. Tuy nhiên, trên thực tế ở giai đoạn 3, người bệnh vẫn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị để bảo tồn và không nhất thiết cần đến sự can thiệp của dao kéo.

 

Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật?

Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật?

 

   Việc chỉ định phẫu thuật cắt búi trĩ sẽ phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh của mỗi người, cụ thể hơn, phẫu thuật điều trị bệnh trĩ được thường cân nhắc trong những trường hợp sau:

  • Đối với trĩ ngoại, chỉ can thiệp ngoại khoa khi xuất hiện các biến chứng như xuất hiện mẩu da thừa và hình thành huyết khối (trĩ ngoại tắc mạch).

 

  • Đối với trĩ nội, phẫu thuật được chỉ định trong giai đoạn 4 và một số trường hợp giai đoạn 3 có kích thước búi trĩ lớn, sa búi trĩ lâu ngày và đã xuất hiện biến chứng.

 

  • Xuất hiện trĩ vòng (các búi trĩ thứ phát kết hợp với búi trĩ tiên phát tạo thành búi trĩ lớn, sa ra bên ngoài kết hợp với sa mô lót trực tràng).

 

  • Bệnh trĩ đi kèm với các bệnh lý trực tràng – hậu môn khác như rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, viêm quanh hậu môn, polyp trực tràng…

 

  • Chảy máu khi đi tiêu kéo dài gây thiếu máu cấp tính hoặc mãn tính.

 

  • Các triệu chứng của bệnh trĩ nội độ 2, 3 và độ 4 (sưng nóng, ngứa ngáy, khó chịu…) có mức độ nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

 

  • Búi trĩ sa ra bị nhiễm trùng, hoại tử.

 

  • Cơ thắt hậu môn suy yếu hoặc rối loạn do sa búi trĩ kéo dài.

 

  Ngoài ra, phẫu thuật cắt trĩ cũng được áp dụng trong một số trường hợp khác, tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân.

 

Phẫu thuật cắt búi trĩ là gì?

   Phẫu thuật cắt búi trĩ là một thủ thuật ngoại khoa để điều trị bệnh trĩ. Đây thường được coi là biện pháp cuối cùng trong điều trị trĩ khi những khó khăn và đau đớn do trĩ gây ra ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống của bệnh nhân hoặc bệnh trĩ đã tiến triển và hình thành các biến chứng.

 

   Trong phẫu thuật cắt búi trĩ, các bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một số thủ thuật để cắt đi búi trĩ bị sa. Nhờ vậy mà các triệu chứng của bệnh trĩ như đau rát, chảy máu, ngứa hậu môn… sẽ hết.

 

Các phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ

 

  • Phương pháp cắt trĩ Milimorn Morgan

   Với phương pháp này bệnh nhân sẽ được cắt riêng từng búi trĩ nhưng giữ nguyên mảnh da ở giữa các búi và khâu lại. Bệnh nhân được chỉ định phương pháp này là  người bị trĩ nội ở độ 3-4 hay trĩ nội độ 2 nhưng bị chảy máu.

  Phương pháp này đau lâu hơn, dễ nhiễm trùng nhưng ít gây biến chứng, tỷ lệ tái phát thấp.

 

  • Phẫu thuật cắt trĩ bằng Longo

   Đây là phương pháp được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Cắt trĩ bằng Longo được chỉ định trong trường hợp bị trĩ độ 2-3, thích hợp với người mắc trĩ vòng.

 

   Bác sĩ sẽ dùng máy khâu vòng để cắt một khoanh dài khoảng 3-4 cm trên đường lược. Mục đích làm giảm lưu lượng máu lưu thông đến tĩnh mạch ở búi trĩ, khiến búi trĩ teo nhỏ lại. Đồng thời bác sĩ sẽ tiến hành khâu treo niêm mạc hậu môn bị sa xuống dưới để định hình lại tấm đệm hậu môn.

 

   Ưu điểm của phương pháp này là nhanh, khoảng 30 phút. Vì thực hiện trên đường lược – ít có dây thần kinh cảm giác nên ít đau. Bệnh nhân nhanh được xuất viện, tỷ lệ tái phát thấp.

 

Phẫu thuật cắt búi trĩ bằng phương pháp Longo

Phẫu thuật cắt búi trĩ bằng phương pháp Longo

 

  • Phẫu thuật cắt trĩ bằng HCPT

   Phẫu thuật cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT nằm trong top những phương pháp cắt trĩ hiện đại nhất hiện nay. Lựa chọn cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT, bệnh nhân chỉ có cảm giác đau nhẹ hoặc không đau trong quá trình thực hiện và cả thời gian phục hồi bệnh. Bệnh nhân nhanh lành vết thương và sớm trở lại các sinh hoạt bình thường.

 

   Cách thực hiện: Áp dụng nguyên tắc “nhiệt nội sinh” – sử dụng sóng điện từ tần cao ở 70 – 80 độ C làm đông các mạch máu, hình thành các mô sẹo tại tĩnh mạch khiến các búi trĩ bị thắt nút và không có máu duy trì, sau đó tiến hành cắt búi trĩ tận gốc.

 

Nên làm gì sau phẫu thuật cắt trĩ để hạn chế bệnh trĩ tái phát?

  Sau khi cắt trĩ người bệnh cần chú ý những điều sau để bệnh nhanh hồi phục và không tái phát.

  • Vệ sinh sau phẫu thuật trĩ: Sau cắt trĩ thì bệnh nhân cần đi đại tiện điều độ, bài tiết hết phân ra ngoài, không nhịn đại tiện. Không vệ sinh quá lâu, hậu môn dễ sưng phù, chảy máu đau đớn.

 

  • Chế độ sinh hoạt: Nên vệ sinh đều đặn, đi bộ mỗi ngày khoảng 45 phút. Tránh ngồi xổm hoặc đứng quá lâu.

 

  • Chế độ dinh dưỡng: Nên ăn thực phẩm dễ tiêu, ăn thực phẩm dạng lỏng, cháo và súp, uống nhiều nước lọc. Hạn chế ăn thực phẩm giàu tinh bột, dễ phù nề niêm mạc đường tiêu hóa. Tránh đồ cay nóng, chất kích thích.

 

  • Chế độ vận động:  Bệnh nhân nên tránh các hoạt động có cường độ mạnh vì sẽ làm gia tăng mức độ chèn ép lên vùng xương chậu cũng như hậu môn. Điều này có thể làm cho vết mổ sưng viêm, tăng nguy cơ chảy máu.

 

Ngoài ra bệnh nhân cũng nên:

 

  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi: Căng thẳng và mệt mỏi kéo dài được cho là yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh trĩ. Chính vì thế, sau phẫu thuật cắt trĩ người bệnh cần chú ý giữ cho tinh thần luôn được vui vẻ, thoải mái.

 

  • Kiêng quan hệ tình dục: Hoạt động tình dục thường gây ra áp lực lên các cơ quan ở xung quanh hậu môn. Điều này có thể kích hoạt tình trạng đau nhức nghiêm trọng sau khi phẫu thuật cắt trĩ. Do vậy, bạn chỉ nên quan hệ tình dục khi tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn phục hồi hoàn toàn.

 

  • Bổ sung sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

   Đã từ lâu, các loại thảo dược đã được các nước phương tây sử dụng rất phổ biến để đẩy lùi bệnh trĩ. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người ta đã nghiên cứu và tìm ra các thảo dược tốt nhất, vừa an toàn, vừa tác động toàn diện, giúp loại bỏ búi trĩ và những triệu chứng mà nó gây ra.

   Vì vậy để giúp bệnh nhân trĩ nhanh lành bệnh và hạn chế nguy cơ bệnh trĩ tái phát, bệnh nhân nên sử dụng bổ sung sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ thảo dược thiên nhiên trước và sau khi tiến hành phẫu thuật cắt búi trĩ.

 

BoniVein – Giải pháp vàng cho bệnh trĩ

   BoniVein là sản phẩm được nhập khẩu từ Canada và Mỹ, có công thức toàn diện, vừa giải quyết được nguyên nhân, vừa cải thiện triệu chứng của bệnh trĩ, từ đó đẩy lùi những khó khăn, khổ sở do bệnh này gây ra một cách dễ dàng, an toàn và nhanh chóng.

 

Cụ thể, BoniVein gồm những thành phần sau:

 

  • Chiết xuất lý chua đen, hạt nho, vỏ thông 

   Các thảo dược này có tác dụng chống oxy hóa mạnh (gấp nhiều lần vitamin C và E), bảo vệ thành tĩnh mạch trước sự tấn công của các tác nhân oxy hóa, từ đó giảm nguy cơ đứt vỡ do tĩnh mạch bị suy yếu.

 

   Khi kết hợp các thảo dược trên với nhau, ta thu được tác dụng toàn diện, làm co nhỏ búi trĩ, loại bỏ các triệu chứng đau, ngứa, rát và ngăn ngừa bệnh quay trở lại.

 

Thành phần lý chua đen trong BoniVein

Thành phần lý chua đen trong BoniVein

 

  • Hạt dẻ ngựa, hoa hòe, vỏ cam chanh

   Các hoạt chất trong các thảo dược này như Aescin (trong hạt dẻ ngựa) rutin (trong hoa hòe), diosmin và hesperidin (trong vỏ cam chanh) là những chất kinh điển được áp dụng rất nhiều và cho hiệu quả rất tốt nhờ tác dụng: 

 

  • Tăng độ đàn hồi và độ bền của thành tĩnh mạch: giúp co nhỏ búi trĩ, ngăn không cho tĩnh mạch bị đứt vỡ từ đó giảm chảy máu, giảm đau đớn khó chịu. 

 

  • Tăng trương lực thành tĩnh mạch, hoạt huyết giúp ngăn chặn tình trạng huyết khối búi trĩ. 

 

  • Chống viêm: giúp giảm tình trạng sưng viêm của các búi trĩ trong đợt trĩ cấp. 

 

   Nhờ tác dụng đó, các triệu chứng như đau, ngứa, rát, chảy máu sẽ được giải quyết nhanh chóng; búi trĩ sẽ từ từ co lên rồi dần dần biến mất.

 

Vỏ cam chanh chứa diosmin và hesperidin là hai thành phần không thể thiếu để cải thiện bệnh trĩ

Vỏ cam chanh chứa diosmin và hesperidin là hai thành phần không thể thiếu để cải thiện bệnh trĩ

 

  • Lá bạch quả, cây chổi đậu:

   Đây là hai thảo dược tiêu biểu với tác dụng tăng trương lực mạch máu, hoạt huyết giúp giảm tụ máu. Đồng thời chúng còn giúp tăng cường sự đàn hồi và dẻo dai của mạch máu. Từ đó góp phần giúp bệnh trĩ cải thiện nhanh chóng và hiệu quả.

 

Thành phần lá bạch quả trong BoniVein

Thành phần lá bạch quả trong BoniVein

 

Nhờ vậy chỉ cần dùng BoniVein ngày 4 viên chia 2 bữa

 

- Sau 2-3 tuần các triệu chứng chảy máu, đau rát, ngứa ngáy giảm hẳn.

- Sau 3 tháng búi trĩ sẽ co lên rõ rệt.

 

   BoniVein là sản phẩm uy tín chất lượng đã có mặt nhiều năm trên thị trường. Năm 2017 BoniVein vinh dự nhận được cúp Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng do PGS.TS Trần Đáng- chủ tịch hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.

 

BoniVein đã giúp hàng vạn bệnh nhân trĩ vượt qua nỗi ám ảnh bệnh trĩ

“BoniVein có tốt không? BoniVein có hiệu quả không? Dùng BoniVein lâu dài có an toàn không?” Mời quý độc giả theo dõi chia sẻ của những bệnh nhân đã từng sử dụng BoniVein qua phần dưới đây.

 

Anh Bùi Văn Thái, 40 tuổi. Địa chỉ: thôn Cầu Chét, xã Phi Điền, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Số điện thoại: 0398.001.299

“Anh bị trĩ từ năm 2011, lúc đầu búi trĩ chỉ bằng hạt đỗ, sau to bằng ngón tay út, thò ra thụt vào rất khó chịu, càng về sau búi trĩ càng sa ra, đặc biệt khi mang vác đồ nặng. Lúc này đi khám anh mới biết mình đã mắc trĩ nội độ 3. Bác sĩ cho dùng thuốc bệnh viện chỉ đỡ được phần nào, hết thuốc bệnh lại tái phát ngay. Đến tháng 1/2018, tình cờ biết đến tpcn BoniVein nên anh mua về dùng thử. Uống được 1 lọ anh thấy táo bón đã giảm, đi cầu dễ dàng hơn, đỡ đau rát. Được 2 tuần tất cả các triệu chứng của bệnh trĩ như táo bón, đau rát, chảy máu, sưng… đều đồng loạt mất hẳn. Dùng được 2 tháng búi trĩ đã nhỏ lại hơn. Sau 4 tháng búi trĩ đã co được khoảng 70%. Sau 5 tháng dùng BoniVein thì anh  hoàn toàn không nhìn thấy búi trĩ đâu nữa, dù có mang vác đồ nặng, đi lại nhiều hay đi vệ sinh cũng không thấy búi trĩ.

 

Anh Bùi Văn Thái, 40 tuổi

Anh Bùi Văn Thái, 40 tuổi

 

Chú Nguyễn Hữu Văn, 50 tuổi. Địa chỉ: xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

“Chú bị trĩ nội độ 3, mỗi lần đi vệ sinh hậu môn của chú như bị căng giãn ra hết cỡ, lượng phân ra rất ít và khô, giấy vệ sinh lần nào cũng có máu thậm chí còn nhỏ thành giọt, có cục thịt thò ra sau khi đi vệ sinh mà chú phải dùng tay đẩy mới lên. Chú dùng 4,5 loại thuốc tây thấy có cải thiện triệu chứng nhưng rất nhanh bị tái phát, búi trĩ không có cải thiện. Sau chú phải cắt búi trĩ với chi phí rất cao và đau đớn vô cùng., nhưng chẳng bao lâu búi trĩ lại tái phát. Mọi chuyện thay đổi hẳn khi chú gặp BoniVein của Mỹ và Canada. Chú dùng BoniVein với liều 4 viên/ngày, sau 1 tháng, bệnh từ trĩ độ 3 đã chuyển về trĩ độ 2, những triệu chứng như ngứa, rát, chảy máu hậu môn cũng hết hẳn. Sau hơn 3 tháng, búi trĩ đã thụt hẳn vào hậu môn không nhìn thấy gì nữa. Từ đó đến nay, chú không bị tái phát trĩ lần nào nữa.”

 

Chú Nguyễn Hữu Văn, 50 tuổi

Chú Nguyễn Hữu Văn, 50 tuổi

 

Chú Mai Văn Sáu, 63 tuổi. Địa chỉ: số 416 tổ 9, khu 2, đường Bùi Quốc Khánh, p. Chánh Nghĩa, tp Thủ dầu 1, Bình Dương. SĐT 0938822839

“Chú bị trĩ từ năm 1992, lúc đó chưa có búi trĩ mà chỉ có những triệu chứng sưng đỏ hậu môn, táo bón và đi vệ sinh bị chảy máu. Đến 2,3 năm trở lại đây, bệnh trĩ lại tái phát nặng hơn trước không những đi cầu ra máu, sưng mà búi trĩ cũng to, mọc thành “vành” ở hậu môn, đi xong tôi phải rửa ráy sạch sẽ rồi dùng tay đẩy nó mới lên được. Chú dùng BoniVein với liều 4 viên 1 ngày, sau hơn 1 tháng triệu chứng đi cầu chảy máu và dịch đã hết, sau 2 tháng búi trĩ đã tự co lên được không phải dùng tay đẩy lên nữa. Sau 4 tháng búi trĩ co được tới 90% rồi, hầu như chú không còn cảm nhận mình bị trĩ nữa.”

 

Chú Mai Văn Sáu, 63 tuổi

Chú Mai Văn Sáu, 63 tuổi

 

   Qua bài viết chắc hẳn quý bạn đọc đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: “Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật” cũng như có thêm các thông tin khác về các phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ. Nếu có bất kỳ khó khăn, thắc mắc gì về bệnh trĩ, mời quý bạn đọc nhấc máy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc