Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh lý đường hô hấp tiến triển ngày càng nặng và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mỗi năm. Trên toàn cầu, ước tính có 251 triệu ca mắc COPD, chiếm khoảng 12% dân số từ 40 tuổi trở lên, đồng thời COPD là thủ phạm gây ra khoảng 3,2 triệu ca tử vong mỗi năm. Một trong những nguyên nhân đe dọa tính mạng của người bệnh chính là 5 biến chứng nguy hiểm người bệnh COPD phải đối mặt. Vậy cụ thể đó là những biến chứng nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết ngay sau đây, mời các bạn cùng đón đọc!
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra những hệ lụy sức khỏe nào?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra nhiều triệu chứng khó chịu
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh lý đường hô hấp phổ biến, đặc trưng bởi sự tắc nghẽn của luồng khí trong phổi do khí phế thũng (giãn phế nang) và/hoặc viêm phế quản mãn tính.
Từ đó, chức năng hô hấp của phổi bị suy giảm, gây ra các triệu chứng khó thở, ho, tăng tiết đờm nhầy và thở khò khè. Trong đó, khó thở là triệu chứng điển hình và tiến triển nặng theo thời gian:
- Ban đầu, người bệnh chỉ khó thở khi hoạt động mạnh, làm việc gắng sức.
- Sau đó, mức độ khó thở tăng dần lên, bệnh nhân sẽ dễ bị mệt và khó thở hơn trong những hoạt động thường ngày, ví dụ như leo cầu thang hoặc đi bộ.
- Ở giai đoạn nặng, người bệnh khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi và khó thở liên tục, thậm chí cần đến sự hỗ trợ của các liệu pháp oxy.
Ở giai đoạn nặng, người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khó thở khi nghỉ ngơi
Không chỉ gây ra những triệu chứng bệnh khó chịu, nếu không có giải pháp khắc phục bệnh sớm, người bệnh còn có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy cụ thể những biến chứng đó là gì?
5 Hệ lụy nguy hiểm mà người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính phải đối mặt là gì?
Dưới đây là 5 hệ lụy mà người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính phải đối mặt:
Tràn khí màng phổi
Ở bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mãn tính, luồng khí bị ứ lại lâu ngày, làm phế nang giãn rộng. Nếu tiếp tục kéo dài, phế nang sẽ bị căng quá mức và vỡ ra khiến không khó tràn vào khoang màng phổi và gây biến chứng tràn khí màng phổi. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị suy hô hấp nặng, thậm chí là tử vong.
Tăng áp lực động mạch phổi
Không chỉ gây tràn khí màng phổi, tình trạng phế nang giãn rộng còn gây chèn ép vào các mao mạch phổi. Đồng thời, tình trạng thiếu oxy liên tục lại khiến các tiểu động mạch bị co thắt làm tăng áp lực động mạch bị co thắt. Điều này làm tăng áp lực động mạch phổi khiến người bệnh khó thở hơn và gia tăng biến chứng nguy hiểm khác.
Biến chứng tăng áp lực động mạch phổi ở bệnh nhân COPD
Suy tim phải
Biến chứng tăng áp lực động mạch phổi kèm theo tình trạng thiếu oxy kéo dài sẽ làm tăng gánh nặng cho thất phải, từ đó làm tăng nguy cơ dẫn tới suy tim phải. Lúc này, người bệnh sẽ thấy khó thở tăng lên, tim đập nhanh, ho nhiều, nhịp thở cũng gấp hơn…
Đa hồng cầu
Biến chứng này sẽ xảy ra khi cơ thể bị thiếu oxy liên tục. Số lượng hồng cầu phải tăng lên để phản ứng với việc các cơ quan, bộ phận trong cơ thể bị thiếu oxy. Lượng hồng cầu tăng cao dễ tạo thành huyết khối khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ tắc mạch.
Biến chứng đa hồng cầu ở bệnh nhân COPD
Các biến chứng thần kinh
Việc thiếu oxy trong máu lâu ngày gây biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng nề trên thần kinh. Người bệnh sẽ có những biểu hiện như đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, rối loạn ý thức, mất tập trung, mau quên, giảm hoặc mất khả năng làm việc trí óc.
Tất cả các biến chứng trên đều khiến bệnh tiến triển nặng đi, tiên lượng xấu hơn, rút ngắn thời gian sống của người bệnh. Bởi vậy, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải kiểm soát tốt bệnh của mình để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm kể trên.
Kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm bằng cách nào?
Theo các chuyên gia, nguyên nhân hàng đầu gây ra COPD và khiến bệnh tiến triển trầm trọng hơn là do người bệnh tiếp xúc với các tác nhân sau:
- Khói thuốc lá, gây ra ¾ trường hợp mắc bệnh.
- Ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời.
- Bụi và khói phát sinh trong quá trình sản xuất.
Để kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính một cách tốt nhất, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần tránh xa các tác nhân trên, đồng thời tìm ra giải pháp giúp loại bỏ các độc tố đã tích tụ trong phổi từ trước đó, giải độc phổi, từ đó giúp lá phổi khỏe mạnh, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng sẽ được cải thiện.
Vậy giải độc phổi bằng cách nào? Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay- Trưởng khoa Y học cổ truyền Đại học Y Dược TPHCM:
“Khoa học hiện đại đã tìm ra nhiều thảo dược tự nhiên giúp giải độc, loại bỏ các chất độc tích tụ trong phổi, bảo vệ và tăng cường sức đề kháng cho phổi hiệu quả như xuyên tâm liên, lá oliu, cam thảo Italia, baicalin trong hoàng cầm, cúc tây, xuyên bối mẫu, fucoidan từ tảo nâu… Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm BoniDetox kết hợp tất cả các loại thảo dược trên, mang đến hiệu quả đột phá cho những người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.”
Chia sẻ của PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay về biện pháp giúp cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
BoniDetox - Bí quyết sống khỏe của người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
BoniDetox là sản phẩm được kết hợp hoàn hảo nhiều thảo dược tự nhiên, tạo thành công thức toàn diện, mang đến hiệu quả vượt trội cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Cụ thể thành phần của BoniDetox bao gồm:
- Các thảo dược giúp giải độc phổi: Xuyên tâm liên, cam thảo Ý, lá Oliu và Baicalin (trong hoàng cầm). Các thảo dược này khi kết hợp với nhau sẽ hiệp đồng tác dụng, giúp làm sạch, loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, bảo vệ tế bào phổi trước các gốc tự do, đặc biệt là giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương hiệu quả.
- Các thảo dược giúp tăng cường khả năng bảo vệ của phổi: Xuyên bối mẫu, cúc tây. Trong đó, xuyên bối mẫu giúp kích hoạt lại hệ thống lông chuyển trong đường thở, đẩy các độc tố ra ngoài môi trường trước khi chúng kịp tấn công sâu vào trong phổi. Còn cúc tây giúp làm tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang, từ đó giúp tiêu diệt và loại bỏ độc tố ngay khi chúng mới tiến vào phổi.
- Các thảo dược làm giảm triệu chứng: Tỳ bà diệp, bồ công anh, lá bạch đàn. Các thảo này giúp giảm ho, long đờm, chống viêm, kháng khuẩn, giãn phế quản, giảm triệu chứng, nâng cao đời sống cho bệnh nhân.
- Thành phần giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả: Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản, sử dụng Fucoidan mỗi ngày giúp làm tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen, phòng ngừa nguy cơ ung thư hiệu quả.
Thành phần toàn diện của sản phẩm BoniDetox
Phản hồi của các khách hàng đã sử dụng BoniDetox
BoniDetox đã và đang được hàng ngàn người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tin tưởng sử dụng. Dưới đây là chia sẻ của một số khách hàng đã sử dụng sản phẩm:
Bác Nguyễn Duy Tuyên (78 tuổi), ở số 148 phố Trung Phụng, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, Hà Nội, điện thoại: 0912.175.893
Bác Nguyễn Duy Tuyên, 78 tuổi
“Bác bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính rất lâu rồi, bác thường xuyên bị ho, đờm, khó chịu lắm. Thỉnh thoảng bác làm việc gắng sức chút là khó thở khủng khiếp. Cho đến năm 2000, bệnh bắt đầu trở nặng, một năm bác có thể phải đi cấp cứu 2 lần vì tắc nghẽn đường thở, không thở được, người cứ ngất lịm đi. Bác chạy chữa khắp nơi mà bệnh tình vẫn không được cải thiện, chỉ sợ xuất hiện thêm biến chứng, lúc đó chẳng biết mình sống được bao lâu nữa.”
“Bác đã định buông xuôi tất cả mặc kệ rồi đấy, may mắn bác lại gặp được BoniDetox của Mỹ. Khi sử dụng hết lọ đầu tiên, bác thấy cơn ho ngớt hẳn, khạc đờm dễ hơn rất nhiều. Thấy tác dụng tốt nên bác cứ dùng BoniDetox đều đặn, sau 2 tháng bác thấy đường thở thông thoáng, không còn bị tắc nghẽn, ngực không còn cảm giác bị gò bó, bác hít vào thở ra nhẹ nhàng. Bác cũng hết hẳn đờm, không còn ho hắng gì nữa.”
Bác Nghiêm Xuân Tẩy (73 tuổi) ở số nhà 359 Tràng Bạch, Hoàng Quế, Đông Triều, Quảng Ninh; điện thoại: 0904.558.422
Bác Nghiêm Xuân Tẩy (73 tuổi)
“Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hành hạ bác khổ sở lắm. Bác bị ho ngày ho đêm nên không đêm nào bác được ngủ ngon cả. Mỗi cơn ho của bác phải kéo dài nửa tiếng đồng hồ, đờm thì đặc quánh, sợ lắm. Đã thế, bác còn bị khó thở nữa, chỉ đi lại hoặc leo vài bậc cầu thang là bác phải ngồi xuống để thở rồi. Bác cũng uống thuốc của bác sĩ đầy đủ lắm mà chẳng hiểu sao bệnh cứ ngày một trầm trọng hơn”.
“Tình cờ đọc một bài báo bác biết đến sản phẩm BoniDetox của Mỹ qua một bài báo nên mua về dùng thử với liều 4 viên/ngày. Thật kỳ diệu, chỉ sau 2 lọ BoniDetox, hiện tượng ho đờm của bác giảm rõ rệt. Bác ho ít hơn, đờm loãng ra, dễ khạc hơn. Sau 3 tháng thì bệnh của bác đã ổn định, bác thấy người rất khỏe khoắn, không còn ho đờm, bác ngủ ngon cả đêm, đi lại bình thường mà không bị khó thở như trước nữa.”
Trên đây là toàn bộ thông tin về 5 biến chứng nguy hiểm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và giải pháp tối ưu giúp cải thiện bệnh. BoniDetox chính là lựa chọn tối ưu dành cho bạn với hiệu quả tuyệt vời giúp giảm các triệu chứng, ngăn bệnh tiến triển và phòng biến chứng hiệu quả. Hy vọng sau bài viết, bạn đã tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.
Xem thêm