Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cơn hen phế quản cấp xuất hiện khi nào? Làm sao để phòng ngừa?

Thứ năm, 05-08-2021 14:04 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi có các yếu tố thuận lợi, cơn hen phế quản cấp tính sẽ dễ xuất hiện với các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, thở rít… Khi nắm được trong trường hợp nào, cơn hen dễ xuất hiện thì bạn sẽ có phương pháp phòng ngừa hiệu quả, giảm thiểu tối đa tần suất của những cơn hen. Do đó, ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn biết được cơn hen phế quản dễ xuất hiện khi nào và đưa ra giải pháp tối ưu. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

Cơn hen phế quản cấp tính xuất hiện khi nào?

Cơn hen phế quản cấp tính xuất hiện khi nào?

 

Cơn hen phế quản cấp sẽ tái phát nhiều lần

   Hen phế quản là bệnh lý đường hô hấp thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính niêm mạc phế quản, làm tăng phản ứng của phế quản thường xuyên với nhiều tác nhân kích thích, dẫn đến co thắt lan tỏa cơ trơn phế quản, cản trở luồng không khí ra vào phổi, gây ra các cơn hen phế quản cấp tính.

   Hen phế quản phát triển và kéo dài do tương tác giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Những trẻ có bố mẹ mắc hen phế quản, những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, những người có địa dị ứng thường là đối tượng hàng đầu có nguy cơ mắc hen phế quản.

   Cơn hen phế quản sẽ xuất hiện, tái đi tái lại nhiều lần. Khi cơn hen cấp xuất hiện, cơ trơn phế quản nhanh chóng bị co thắt, niêm mạc phế quản phù nề, đờm nhầy tăng lên khiến người bệnh khó thở đột ngột, thở rít, khò khè… gây cản trở không khí đi vào phổi khiến bệnh nhân bị thiếu oxy, khó thở. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong vì suy hô hấp.

 

Cơn hen phế quản cấp khiến người bệnh khó thở đột ngột, thở rít, khò khè

Cơn hen phế quản cấp khiến người bệnh khó thở đột ngột, thở rít, khò khè

 

   Chính vì vậy, việc trong những trường hợp nào cơn hen phế quản dễ xuất hiện sẽ giúp người bệnh giảm thiểu, phòng ngừa được cơn hen. Vậy cụ thể, cơn hen phế quản cấp tính xuất hiện khi nào?

 

Cơn hen phế quản cấp tính xuất hiện khi nào?

   Cơn hen phế quản cấp tính dễ xuất hiện khi:

- Người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên như: Phấn hoa, bụi nhà, bọ nhà, lông chó mèo, thực phẩm gây dị ứng như hải sản, thịt bò,...

- Người bệnh gặp các yếu tố môi trường như khói thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm không khí, các hóa chất tẩy rửa.

- Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm không khí cao (>60%)

- Người bệnh vận động gắng sức, cười khóc (thường gặp ở trẻ)

- Người bệnh gặp stress, lo lắng, quá xúc động....

- Nhiễm trùng đường hô hấp, mắc bệnh trào ngược dạ dày hay các bệnh lý khác trên đường hô hấp, sử dụng một số thuốc như chẹn beta giao cảm.

   Như vậy, khi tránh được những yếu tố trên, số lần xuất hiện cơn hen sẽ được giảm thiểu. Nhưng đặc điểm của bệnh hen là cơn hen có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào ngay cả khi không gặp những yếu tố trên. Vì vậy, người bệnh nắm được các dấu hiệu của cơn hen và có biện pháp để xử trí kịp thời.

 

Hít phải khói bụi trong không khí ô nhiễm khiến người bệnh lên cơn hen phế quản cấp

Hít phải khói bụi trong không khí ô nhiễm khiến người bệnh lên cơn hen phế quản cấp

 

Các dấu hiệu của cơn hen phế quản bạn nên nắm được

   Cơn hen phế quản cấp tính đặc trưng bởi các triệu chứng thở khò khè, khó thở (hơi thở ngắn), ho, đau hoặc nặng ngực.

    Những dấu hiệu báo trước một cơn khó thở do hen phế quản sắp xuất hiện là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan, buồn ngủ... Sau những dấu hiệu đó, cơn hen phế quản cấp tính xuất hiện với các đặc điểm:

- Lúc bắt đầu khó thở chậm ở thì thở ra, có tiếng cò cử người khác cũng nghe được, khó thở tăng dần, sau có thể khó thở nhiều, vã mồ hôi, nói từng từ hoặc ngắt quãng.

- Cơn khó thở kéo dài 5- 15 phút, có khi hàng giờ, hàng ngày.

- Cơn khó thở giảm dần và kết thúc với ho và khạc đờm. Đờm thường trong, quánh, dính.

 

Cần làm gì khi có cơn hen phế quản cấp?

   Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của cơn hen phế quản cấp tính, việc đầu tiên người bệnh cần làm là tránh xa những yếu tố kích thích gây cơn hen và đến nơi thoáng đãng. Bệnh nhân nên ngồi dậy hoặc nằm kê cao nửa người (trên giường) để dễ thở hơn. Tuyệt đối không xoa hay vuốt ngực bởi khi lên cơn hen, điều này sẽ càng khiến tình trạng khó thở, nặng ngực và tức ngực trầm trọng hơn.

   Sau đó, người bệnh cần sử dụng ngay thuốc giãn phế quản dạng xịt, tác dụng nhanh để cắt cơn khó thở cấp. Các loại thuốc bệnh nhân thường được bác sĩ kê trong trường hợp này là Ventolin hoặc Berodual theo hướng dẫn của bác sĩ.

   Với cơn hen phế quản cấp nặng (tím tái, lú lẫn, vã mồ hôi, không thể nói chuyện được): Người bệnh cần được đưa đi cấp cứu kịp thời, trước đó họ cần được xịt ngay 2 nhát thuốc cắt cơn hen.

 Như vậy, người bệnh cần mang theo thuốc cắt cơn hen phế quản cấp tính dù đang ở bất cứ nơi nào.

 

Người bệnh cần được xịt thuốc giãn phế quản khi lên cơn hen phế quản cấp

Người bệnh cần được xịt thuốc giãn phế quản khi lên cơn hen phế quản cấp

 

Nhiễm độc phổi khiến cơn hen phế quản xuất hiện nhiều với mức độ nặng hơn

   Tiến triển bệnh hen phế quản của từng người không giống nhau. Có những bệnh nhân sẽ có tình trạng ổn định trong thời gian dài. Tuy nhiên lại có những người gặp cơn hen liên tục, tần suất và mức độ cơn hen tăng lên từng ngày. Vậy nguyên nhân do đâu?

   Khi người bệnh hút thuốc, sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít phải những chất độc hại… thì tình trạng bệnh nặng sẽ hơn so với những người khác. Đó là do các chất trên sẽ tấn công, bám lại và gây độc cho phổi, khiến phế quản bị tổn thương, sưng viêm, tăng tiết dịch nhầy, giảm khả năng tự bảo vệ… Điều đó khiến cơn hen dễ bị kích hoạt hơn, người bệnh thường xuyên gặp phải cơn hen phế quản, mỗi lần bị thì mức độ khó thở, ho, khạc đờm nặng hơn. Thậm chí, khi không tiếp xúc với dị nguyên, được sống trong điều kiện môi trường lý tưởng… người bệnh cũng dễ bị lên cơn hen và tái phát nhiều lần.

 

Phổi bị nhiễm độc khiến cơn hen phế quản cấp xuất hiện nhiều hơn

Phổi bị nhiễm độc khiến cơn hen phế quản cấp xuất hiện nhiều hơn

 

   Vì vậy, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh cần có biện pháp giúp giải độc phổi hiệu quả.

 

Giải độc phổi là gì và có ý nghĩa như thế nào với người bệnh hen phế quản

   Giải độc phổi là dùng các biện pháp giúp làm sạch, loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương. Điều đó giúp người bệnh giảm nhạy cảm với các yếu tố gây kích hoạt cơn hen phế quản. Từ đó, các cơn hen được giảm thiểu về cả tần suất và mức độ.

   Để có phương pháp giúp giải độc phổi, phòng ngừa cơn hen phế quản hiệu quả mà an toàn, mời quý bạn đọc theo dõi chia sẻ của TS.BS Vũ Thị Khánh Vân- Nguyên trưởng khoa A9 của viên YHCT Quân đội trong video sau đây:

 

Chia sẻ của TS.BS Vũ Thị Khánh Vân về phương pháp giúp giải độc phổi hiệu quả, an toàn.

 

Trong chương trình, TS.BS Vũ Thị Khánh Vân có khuyên người bệnh dùng sản phẩm BoniDetox. Vậy cụ thể, sản phẩm này có hiệu quả như thế nào?

 

Giải độc phổi bằng BoniDetox - Giải pháp toàn diện dành cho người bệnh hen phế quản

   Chia sẻ thêm với chúng tôi, TS.BS Vũ Thị Khánh Vân cho biết thêm: “BoniDetox là sản phẩm giúp giải độc phổi, phục hồi và tăng cường chức năng phổi hiệu quả đến từ Mỹ. Đây là sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên với các thành phần toàn diện như sau:

- Baicalin (trong hoàng cầm), lá oliu, xuyên tâm liên, cam thảo Ý. Các thảo dược này tác động đồng thời giúp giải độc phổi (bảo vệ tế bào phổi, làm sạch, loại bỏ độc tố trong phổi đồng thời giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương). Nhờ tác dụng này mà BoniDetox cải thiện tốt bệnh hen phế quản nhờ tác dụng giúp giải độc phổi hiệu quả.

- Cúc tây, xuyên bối mẫu: Giúp tăng khả năng tự bảo vệ của phổi, từ đó ngăn không để phổi bị nhiễm độc thêm.

- Tỳ bà diệp, bồ công anh, lá bạch đàn: Giúp giãn phế quản hiệu quả, từ đó giúp người bệnh dễ thở hơn. Ngoài ra, các thành phần này còn giúp giảm tình trạng sưng, viêm, nhiễm trùng, giảm ho đờm hiệu quả cho người bệnh.

- Fucoidan: Giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi, phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả cho người bị nhiễm độc phổi bởi khói thuốc, môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại… Tác dụng này của fucoidan đã được chứng minh bởi nghiên cứu của Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản.

   “Với các thành phần và cơ chế tác dụng như trên, BoniDetox giúp khắc phục hiệu quả tình trạng nhiễm độc phổi (nguyên nhân làm cơn hen phế quản xuất hiện nhiều với mức độ nặng hơn), từ đó giúp giảm được độ nguy hiểm của căn bệnh này”.

 

Thành phần toàn diện của sản phẩm BoniDetox

Thành phần toàn diện của sản phẩm BoniDetox

 

BoniDetox có tốt không?

   Rất nhiều người sau khi dùng BoniDetox đúng liều, đủ liệu trình đã cải thiện rất tốt bệnh hen phế quản của mình. Như trường hợp của:

   Bác Lê Xuân Lộc, 68 tuổi, ở thôn An Dạ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, điện thoại: 0914.060.795

 

Bác Lê Xuân Lộc, 68 tuổi

Bác Lê Xuân Lộc, 68 tuổi

 

   “Bác mắc bệnh hen phế quản hơn 6 năm rồi. Cứ chỉ cần hít phải ít bụi hay thời tiết thay đổi là bác bị lên cơn hen ngay. Gần đây, thậm chí nhiều lúc tự dưng bác cụng bị lên cơn hen. Mỗi lần như vậy là bác lại bị khó thở, không thở ra được, ngực bị bóp chặt lại. Sau đó, bác còn bị ho, đờm bám chặt ở cổ, bác phải dùng hết sức của mình, khổ sở lắm mới khạc ra được. Bệnh tình ngày càng nặng, bác thường xuyên bị lên cơn hen hơn mà mỗi lần lại một nặng hơn khiến bác mệt mỏi và chán nản lắm”.

   “Tình cờ, bác biết đến sản phẩm BoniDetox nên mua về dùng với liều 4 viên mỗi ngày kèm thuốc bác sĩ kê. Sau 3-4 tuần sử dụng, bác thấy người khỏe hơn, giảm ho, khạc được ra đờm, đờm ban đầu còn đóng thành từng cục vàng, sau đó loãng và trắng trong, đỡ khó thở, tần suất các cơn hen phế quản cấp tính thưa dần. Bác kiên trì dùng BoniDetox đến tháng thứ 4 thì không còn bị ho, đờm hay tức ngực nữa, bác hít thở nhẹ nhàng, người khỏe khoắn.”

  Cô Đặng Thị Bích Dư ( 58 tuổi), đội 8, Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định.

 

 Cô Đặng Thị Bích Dư ( 58 tuổi)

 Cô Đặng Thị Bích Dư ( 58 tuổi)

 

   Cô Dư chia sẻ: “Tôi bị hen phế quản cũng nhiều năm rồi. Các cơn hen phế quản cấp cứ liên tục ập đến khiến tôi vô cùng khổ sở. Mỗi lần lên cơn là tôi là thấy ngực như bị bóp nghẹt, không thể thở được, người cứ tím hết lại. Vì lên cơn hen liên tục nên tôi cũng phải dùng thuốc triền miên. Mà dùng thuốc thì cơn hen hết rất nhanh nhưng sau đó cứ tái đi tái lại”.

   “Cho đến khi dùng BoniDetox thì số lần lên cơn hen đã giảm hẳn, mỗi lần lên cơn tôi không còn bị khó thở nặng đến tím tái mặt mày như trước nữa. Tính ra thì cũng lâu lắm rồi tôi không bị lên cơn hen cấp lần nào nữa.”

   Hy vọng đến đây bạn đã nắm được cơn hen phế quản cấp tính thường xuất hiện khi nào và có cho mình giải pháp khắc phục hiệu quả. Nhiễm độc phổi sẽ khiến tần suất và mức độ cơn hen cấp ngày càng nặng hơn. Và giải độc cho phổi bằng BoniDetox sẽ giúp bạn khắc phục hiệu quả điều đó.  Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDetox 30v

360.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc