Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh trĩ nội và dấu hiệu nhận biết theo từng cấp độ

Thứ năm, 26-03-2020 16:14 PM

Mục lục [Ẩn]

 

Bệnh trĩ nội là trường hợp nguy hiểm nhất trong các loại bệnh trĩ do khó phát hiện sớm ở giai đoạn đầu. Đa phần các trường hợp người bệnh thường đi khám và điều trị khi trĩ nội đã ở giai đoạn nặng với diễn biến khó lường, nguy cơ xảy ra biến chứng cao.

 

Bệnh trĩ nội

Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại

Tổng quan về bệnh trĩ nội

Trĩ nội là trường hợp bệnh trĩ mà búi trĩ hình thành ở phía trên đường lược, cách xa hậu môn về phía trực tràng. Cũng chính vì nằm sâu bên trong nên ở giai đoạn đầu, khi búi trĩ mới hình thành và còn nhỏ, bệnh nhân sẽ khó phát hiện ra. Chỉ đến giai đoạn nặng hơn, khi búi trĩ sa ra ngoài thì họ mới nhận biết được.

Tùy vào sự phát triển của búi trĩ cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh mà trĩ nội được chia ra thành 4 cấp độ khác nhau: độ 1, độ 2, độ 3 và độ 4.

 

Các dấu hiệu, triệu chứng bệnh trĩ nội theo từng cấp độ

 

Dấu hiệu trĩ nội cấp độ 1

Dấu hiệu trĩ nội cấp độ 1

Dấu hiệu trĩ nội cấp độ 1

Ở cấp độ đầu tiên này, búi trĩ mới hình thành, vẫn còn rất nhỏ và chỉ nhú ra một chút. Hơn nữa búi trĩ hình thành ở phía trên đường lược, nằm ở phía trực tràng và cách xa hậu môn nên rất khó quan sát được bằng mắt thông thường. Và ở cấp độ này thì người bệnh sẽ không có biểu hiện sa búi trĩ khi đi đại tiện.

Các dấu hiệu trĩ nội cấp độ 1 là:

+Đau nhức hậu môn: biểu hiện nhẹ, thỉnh thoảng xảy ra nên người bệnh thường không chú ý.

+Ngứa ngáy: nhất là khi đại tiện.

+Chảy máu hậu môn: hiếm khi xảy ra ở cấp độ này, nếu có thì cũng chỉ 1 lượng nhỏ mà người bệnh phải dùng giấy thấm mới phát hiện ra.

Nhìn chung thì những dấu hiệu trĩ nội ở giai đoạn này thường rất mờ nhạt dẫn đến người bệnh chủ quan không nghi ngờ về bệnh.

 

Dấu hiệu trĩ nội cấp độ 2

Dấu hiệu trĩ nội cấp độ 2

Dấu hiệu trĩ nội cấp độ 2

Nếu người bệnh không điều trị thì bệnh trĩ sẽ chuyển từ cấp độ 1 sang cấp độ 2. Hệ thống tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng lúc này bị giãn nở ra nhiều hơn, các búi trĩ cũng phồng to hơn và có thể lòi ra ngoài khi đi đại tiện.

Các dấu hiệu trĩ nội độ 2 là:

+Đau nhức: các cơn đau xuất hiện nhiều hơn, mức độ đau cũng lớn hơn.

+Ngứa hậu môn: xuất hiện thường xuyên gây khó chịu cho người bệnh.

+Chảy máu hậu môn: do các tĩnh mạch bị giãn nở ra nhiều nên rất dễ bị chảy máu khi chịu tác động từ bên ngoài. Người bệnh sẽ thấy có máu lẫn trong phân khi đại tiện. Nếu người bệnh bị táo bón kéo dài thì biểu hiện chảy máu sẽ càng nặng hơn.

+Sa búi trĩ ra ngoài: đến giai đoạn này thì người bệnh trĩ nội mới có dấu hiệu lòi búi trĩ ra ngoài. Đặc biệt là khi đi đại tiện. Nhưng biểu hiện này vẫn còn nhẹ và người bệnh vẫn có thể tự co búi trĩ lên được.

Người bệnh thường phát hiện ra trĩ ở cấp độ này do các dấu hiệu đã rõ ràng hơn. Tuy nhiên thực tế vẫn có một số trường hợp người bệnh vẫn chủ quan không chịu đi khám và điều trị khiến bệnh tình ngày càng trở nên nặng nề hơn.

 

Dấu hiệu trĩ nội cấp độ 3

Dấu hiệu trĩ nội cấp độ 3

Dấu hiệu trĩ nội cấp độ 3

Đến giai đoạn này thì có thể nói là bệnh đã rất nặng. Việc điều trị cũng khó khăn hơn nhiều. Búi trĩ cấp độ 3 sẽ tiếp tục phát triển lớn ra và sa ra ngoài hậu môn. Lúc này người bệnh sẽ khó có thể tự co búi trĩ lên được và phải dùng tay để ấn vào.

Một số dấu hiệu trĩ nội cấp độ 3 khác:

+Đau nhức, ngứa rát: xảy ra liên tục ngay cả những lúc bình thường khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu và không thể làm việc, sinh hoạt bình thường được.

+Chảy máu hậu môn: máu chảy ra nhiều ngay cả khi không đi đại tiện.

 

Dấu hiệu trĩ nội cấp độ 4

Dấu hiệu trĩ nội cấp độ 4

Dấu hiệu trĩ nội cấp độ 4

Bệnh trĩ nội giai đoạn cuối này sẽ có những biểu hiện rất nặng, vô cùng đau đớn, chảy máu rất nhiều khiến người bệnh bị thiếu máu, người gầy gò ốm yếu. Búi trĩ ở cấp độ này sẽ sa hẳn ra bên ngoài và không thể thu lại được dù người bệnh có dùng tay. Do búi trĩ quá lớn nên có thể sẽ gây bít tắc hậu môn, nguy cơ nhiễm trùng là rất lớn.

 

Bệnh trĩ nội do nguyên nhân nào gây ra ?

Bệnh trĩ nội nói riêng và bệnh trĩ nói chung có thể khởi phát từ một hoặc nhiều nguyên nhân ở dưới đây:

+ Táo bón kéo dài hoặc tiêu chảy mạn tính: Cả hai trường hợp rối loạn đại tiện này đều khiến hệ thống mạch máu tại vùng hậu môn trực tràng bị tổn thương, phình giãn và dẫn đến hình thành búi trĩ.

+ Do bẩm sinh tĩnh mạch tại hạ bộ trực tràng, hậu môn bị phình gập, thu hẹp ống hậu môn khiến việc đẩy phân ra ngoài trở nên khó khăn hơn. Điều này sẽ dễ khiến niêm mạc, mạch máu ở đây bị tổn thương và gây bệnh trĩ.

+ Ngồi nhiều, ít vận động: ngồi liên tục hàng giờ đồng hồ mỗi ngày trong thời gian dài không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ mà còn dẫn đến hàng loạt các vấn đề về sức khỏe khác.

+ Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, cung cấp không đủ nước cho cơ thể dẫn đến táo bón kéo dài, từ đây bệnh trĩ cũng bắt đầu hình thành.

+ Do mang thai: Bệnh trĩ thường xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai do các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bị phình giãn khi phải chịu áp lực từ sự mở rộng tử cung và thai nhi.

+ Do tuổi tác: càng lớn tuổi thì cơ thể bị lão hóa, cụ thể là vùng niêm mạc hậu môn trực tràng bị suy yếu sẽ dễ dẫn đến bệnh trĩ. Đây cũng là lý do giải thích tại sao bệnh trĩ có tỷ lệ mắc cao hơn ở người trưởng thành từ 45 tuổi trở lên.

+ Một số nguyên nhân gây bệnh trĩ khác: nhịn đại tiện nhiều, ngồi vệ sinh quá lâu, vệ sinh hậu môn không sạch sẽ, căng thẳng kéo dài, quan hệ qua đường hậu môn…

 

Nguyên nhân bệnh trĩ nội

Nguyên nhân bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội và nguy cơ xảy ra biến chứng

Theo các chuyên gia, trĩ nội giai đoạn đầu chưa gây ra những nguy hại trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, về lâu về dài, bệnh có thể diễn biến phức tạp và gây ra những biến chứng khó lường.

Nếu chủ quan và không có biện pháp can thiệp kịp thời, trĩ nội từ cấp độ nhẹ hoàn toàn có thể nhanh chóng tiến triển sang các giai đoạn nặng hơn. Khi đó trĩ nội không những gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn có nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như:

+ Thiếu máu: Sự suy giãn của các mạch máu tại hậu môn trực tràng lúc này là rất nặng, dẫn đến dễ bị chảy máu và xuất huyết ra bên ngoài gây thiếu máu, suy nhược cơ thể.

+ Viêm nhiễm, hoại tử: mức độ tổn thương niêm mạc hậu môn trực tràng lớn kết hợp với tình trạng búi trĩ thường xuyên nằm ngoài nên nguy cơ bị nhiễm khuẩn nhiễm trùng là rất cao. Thậm chí nếu không cẩn thận, người bệnh trĩ có thể bị nhiễm trùng máu và hoại tử nữa.

+ Sa nghẹt búi trĩ: Búi trĩ sưng to nên mắc ở cửa hậu môn, chèn ép các cơ vùng hậu môn gây cản trở lưu thông máu, dễ hình thành huyết khối làm tắc tĩnh mạch.

 

3 Tư thế yoga tốt cho người bệnh trĩ

 

Tư thế cây nến

Tư thế cây nến

Tư thế cây nến

+ Nằm ngửa, bằng một cử động nâng chân, mông và lưng lên, trụ bằng vai. Chống tay sau lưng.

+ Khép hai khuỷu tay lại, chống tay gần bả vai. Ép khuỷu tay xuống sàn và ép mạnh tay vào lưng để giữ cho thân và chân thẳng. Trọng lượng cơ thể dồn vào vai và cánh tay trên, không phải đầu và cổ.

+ Giữ chặt chân. Giơ hai chân lên, duỗi thẳng, mũi bàn chân hướng thẳng lên trời. Chú ý đến cổ. Không ép cổ xuống sàn, giữ chặt cổ và cảm nhận sự căng cơ cổ nhẹ. Ép cằm vào xương ức. Nếu thấy đau hay căng cổ thì không thực hiện tư thế nữa.

+ Hít thở sâu và giữ tư thế trong từ 30 đến 60 giây.

+ Để trở ra, gập chân, hạ tay xuống sàn, lòng bàn tay úp xuống. Từ từ hạ lưng xuống, đầu không nhúc nhích. Hạ chân xuống.

 

Tư thế con cá

Tư thế con cá

Tư thế con cá

+ Nằm ngửa với 2 cánh tay được đặt buông xuôi với cơ thể

+ Sau đó hít sâu, nâng cao ngực và ngửa cổ chống chỉ đầu xuống dưới thảm (giữ tư thế thở tự do)

+ Lưu ý 2 chân duỗi thật thẳng, nâng cao ngực tới mức tối đa. Có thể sử dụng tay để hỗ trợ bằng cách tỳ 2 cẳng tay xuống dưới thảm, đặt bàn tay xuống dưới mông của bạn

+ Giữ tư thế này trong vòng  30-60 giây, lặp lại 4 lần.

 

Tư thế cây cung

Tư thế cây cung

Tư thế cây cung

+ Nằm sấp, hai tay duỗi dọc theo cơ thể.

+ Từ từ gập 2 đầu gối. 2 tay đưa về phía sau, kéo lấy cổ chân đồng thời hít vào, ngực nâng lên khỏi mặt đất. Mặt hướng về phía trước, thư giãn cơ mặt.

+ Giữ tư thế ổn định, chú ý vào hơi thở của mình. Hai tay giữ chặt lấy cổ chân sẽ kéo ngực lên, tạo thế thăng bằng, toàn cơ thể uốn cong và căng như cây cung. Tiếp tục hít thở sâu trong khi thư giãn với tư thế này.

+ Giữ như vậy trong 15, 20 giây, bạn thở ra, nhẹ nhàng thả tay, đưa chân và ngực xuống đất, giải phóng cổ chân và thư giãn.

 

Thảo dược, dưỡng chất tự nhiên tốt cho người bệnh trĩ

 

Hạt dẻ ngựa

Hạt dẻ ngựa

Hạt dẻ ngựa

Hạt dẻ ngựa là một trong những thảo dược có tác dụng hiệu quả với người bệnh trĩ. Trong hạt dẻ ngựa có chứa hoạt chất Aescin, đây là một hoạt chất có vai trò giúp giảm sưng và viêm, bảo vệ mao mạch khỏi bị đứt, vỡ, làm bền thành tĩnh mạch khi chúng bị căng phồng hay giãn nở quá mức.

Theo Trung tâm y tế New York (Hoa Kỳ), mỗi người bệnh trĩ nên sử dụng 300mg chiết xuất hạt dẻ ngựa (chứa khoảng 50mg Aescin), hai lần một ngày.

Hiệu quả của Hạt dẻ ngựa còn được chứng minh qua 1 nghiên cứu trên khoảng 100 người bệnh trĩ tại Đức. Cụ thể, mỗi bệnh nhân đã uống 40mg Aescin chiết xuất từ hạt dẻ ngựa, 3 lần mỗi ngày, trong vòng hai tuần. Kết quả đánh giá lâm sàng cho thấy tình trạng đau, sưng, chảy máu và kích thước búi trĩ đã giảm đáng kể.

 

Hesperidin và diosmin chiết xuất từ vỏ cam

Hesperidin và diosmin chiết xuất từ vỏ cam

Hesperidin và diosmin

Đây là 2 flavonoid thực vật được chiết xuất từ vỏ trái cây họ cam, quýt. Hai dưỡng chất tự nhiên này được các chuyên gia đánh giá rất cao về hiệu quả với người bệnh trĩ.

Cả hesperidin và diosmin đều có tác dụng giúp chống viêm, làm co búi trĩ bằng cách:

+ Kéo dài tác dụng co mạch của norepinephrine trên thành mạch, tăng bền vững thành tĩnh mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch, giúp làm giảm hiện tượng ứ máu bên trong búi trĩ.

+ Làm giảm các yếu tố gây viêm như prostaglandin E2, F2, thromboxan B2 cũng như các gốc tự do vì thế giúp làm giảm tình trạng sưng viêm.

Tác dụng của hesperidin và diosmin với người bệnh trĩ đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học. Gần đây nhất là thử nghiệm lâm sàng được tiến hành bởi 2 nhà khoa học Anh Ernst và Pittler của trường Y khoa Peninsula, trường Đại học Exeter và Plymout trên 120 bệnh nhân bị bệnh trĩ năm 2009:

+ Mỗi bệnh nhân được dùng phối hợp 900mg Diosmin và 100mg Hesperidin, ngày 2-3 lần trong vòng từ 4-10 tuần.

+ Kết quả: Tất cả các triệu chứng đã giảm rõ sau 2 tuần và trong những tuần tiếp theo, búi trĩ đã co dần lên. Ngoài ra tỉ lệ % bệnh nhân co hoàn toàn búi trĩ tăng lên đáng kể sau khi hết đợt thử nghiệm.

 

Rutin chiết xuất từ hoa hòe

Rutin chiết xuất từ hoa hòe

Rutin (vitamin P)

Rutin là một dưỡng chất tự nhiên có nhiều trong thảo dược hoa hòe. Ngoài ra nó còn có thể được tìm thấy ở cây táo, lúa mạch 3 góc và bạch đàn… Rutin có tác dụng tăng cường sức bền của thành mạch, giúp phòng ngừa nguy cơ giãn nở, căng phồng hay vỡ mạch máu.

Với người bệnh trĩ, rutin trong nụ hòe không những giúp tăng cường sức khỏe của tĩnh mạch, giúp hệ thống mạch máu bền chắc, dẻo dai mà còn giúp cầm máu và làm tiêu búi trĩ nữa.

 

BoniVein – Giải pháp toàn diện cho người bệnh trĩ từ Mỹ và Canada

Dẫn đầu xu hướng sử dụng thảo dược thiên nhiên cho người bệnh trĩ hiện nay là sản phẩm BoniVein của Tập đoàn Viva Nutraceuticals từ Mỹ và Canada.

 

BoniVein – Giải pháp toàn diện cho người bệnh trĩ từ Mỹ và Canada

BoniVein – Giải pháp toàn diện cho người bệnh trĩ từ Mỹ và Canada

Công thức thành phần toàn diện bao gồm 9 thành phần có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên đã tạo nên hiệu quả vượt trội của BoniVein.  Các thành phần này đem lại tác dụng toàn diện trên tất cả các khía cạnh khác nhau của bệnh trĩ:

+ Nhóm thảo dược tác động trực tiếp đến tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bao gồm: Hạt dẻ ngựa, Diosmin, Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), Rutin (chiết xuất từ hoa hòe). Những thảo dược này sẽ tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây ra bệnh trĩ tức là giúp làm bền thành mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch giúp tĩnh mạch luôn bền chắc, dẻo dai. Đồng thời còn làm giảm những triệu chứng của bệnh như đau rát, ngứa, chảy máu, sưng búi trĩ…

+ Nhóm thảo dược giúp chống oxy mạnh bao gồm: Lý chua đen, Hạt nho, Vỏ thông. Đây là những thảo dược có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch.

+ Nhóm hoạt huyết giúp tăng lưu thông máu: Bạch quả, Butcher's broom.  Những thảo dược này có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu từ đó ngăn ngừa hình thành huyết khối búi trĩ và các biến chứng khác của bệnh trĩ.

 

Cơ chế tác dụng của BoniVein

Cơ chế tác dụng của BoniVein

BoniVein – Hiệu quả đã được kiểm chứng trên hàng vạn người bệnh

Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniVein đã trở thành cứu cánh cho hàng vạn người bệnh trĩ và là một trong những sản phẩm thảo dược được tin dùng hàng đầu hiện nay.

Dưới đây là một số trường hợp người bệnh tiêu biểu nhất, mọi người có thể tham khảo:

 

Chú Mai Văn Sáu (63 tuổi, ở số 416 tổ 9, khu 2, đường Bùi Quốc Khánh, p. Chánh Nghĩa, tp Thủ dầu 1, Bình Dương), đt: 0938.822.839

 

Chú Mai Văn Sáu (63 tuổi, ở số 416 tổ 9, khu 2, đường Bùi Quốc Khánh, p. Chánh Nghĩa, tp Thủ dầu 1, Bình Dương), đt: 0938.822.839

“Tôi bị trĩ từ năm 92, lúc đó chưa có búi trĩ mà chỉ có những triệu chứng sưng đỏ hậu môn, táo bón và đi vệ sinh bị chảy máu. Đến 2,3 năm trở lại đây, bệnh trĩ lại tái phát nặng hơn trước không những đi cầu ra máu, sưng mà búi trĩ cũng to, mọc thành “vành” ở hậu môn, đi xong tôi phải rửa ráy sạch sẽ rồi dùng tay đẩy nó mới lên được. Tôi dùng BoniVein với liều 4 viên 1 ngày, sau hơn 1 tháng triệu chứng đi cầu chảy máu và dịch đã hết, sau 2 tháng búi trĩ đã tự co lên được không phải dùng tay đẩy lên nữa. Sau 4 tháng búi trĩ co được tới 90% rồi, hầu như tôi không còn cảm nhận mình bị trĩ nữa”.

 

Cô Trần Thị Thập (ở số 54 Lý Thái Tổ, kp Thượng, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh), Điện thoại : 0993.636.333

 

Cô Trần Thị Thập (ở số 54 Lý Thái Tổ, kp Thượng, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh), Điện thoại : 0993.636.333

“Cô bị trĩ từ năm 2012, mỗi lần đi vệ sinh đều rất đau và rát, khi thì chùi giấy vệ sinh mới thấy máu, khi thì máu lại phun thành tia, búi trĩ độ 3 sa ra ngoài rất vướng víu, đau đớn và nhiều lúc còn chảy dịch khó chịu. Thế mà dùng BoniVein, cô đi vệ sinh rất dễ dàng vì búi trĩ đã mất dạng, sinh hoạt và vận động thoải mái, cô rất hài lòng”.

 

Anh Nguyễn Thanh Tuấn (ở tổ 2, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ), Sdt: 0978.532.455

 

Anh Nguyễn Thanh Tuấn (ở tổ 2, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ), Sdt: 0978.532.455

“Cách đây 2 năm, tôi bị đi ngoài ra máu, lúc đầu chùi giấy thấy màu đo đỏ, dần dà máu phun thành tia phủ kín lên phân, xuất hiện búi trĩ bằng hạt đậu thập thò hậu môn, cứ ngồi xổm lại tự động sa ra rất bất tiện, hôm nào tôi uống rượu bia búi trĩ còn sưng lên, rất đau. Tôi dùng BoniVein với liều 4 viên 1 ngày chia 2 lần,  sau 2 tuần triệu chứng đau rát đã đỡ, đi vệ sinh dễ hơn. Sau 4 lọ tôi đã thấy hết hẳn những triệu chứng trên, hết cả chảy máu, đồng thời búi trĩ không còn sa ra thường trực như trước. Dùng Bonivein được gần 3 tháng búi trĩ đã co hoàn toàn. Hiện tại tôi chỉ còn dùng BoniVein với liều 2 viên để phòng tái phát thôi”.

 

BoniVein - Sản phẩm được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania

Địa chỉ: 204H Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

Tổng đài tư vấn miễn phí: 18001044.

 

Hy vọng qua bài viết “Bệnh trĩ nội và dấu hiệu nhận biết theo từng cấp độ” này, độc giả sẽ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan,  bạn có thể gọi đến tổng đài miễn phí cước 18001044 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

 

>>> Xem thêm:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc