Có không ít người bị bệnh trĩ và cũng không ít người có những ý nghĩ sai lầm khi nhắc tới căn bệnh thời đại “bệnh trĩ”
1. Giấu bệnh
Người ta nói “thập nhân cửu trĩ” mười người thì cũng phải có chín người bị bệnh trĩ ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên không phải ai cũng sẵn sàng đi thăm khám khi biết mình bị bệnh và kịp thời chữa trị. Người bệnh thường chỉ đi tìm thầy thuốc khi bệnh đã ở giai đoạn rất nặng như chảy máu đau rát kéo dài hoặc búi trĩ sa ra thường trực dùng tay đẩy vào cũng không lên. Bao giờ cũng thế, phát hiện sớm lúc nào việc chữa trị cũng dễ dàng và ít tốn kém hơn. Vì thế ngay khi mới ở giai đoạn đầu hãy đi thăm khám và chữa trị ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm cũng như phiền toái sau này.
2. Trĩ là ung thư đại trực tràng, u hậu môn
Để phân biệt bệnh trĩ với ung thư đại trực tràng, cách tốt nhất là người bệnh nên đi soi đại trực tràng tại các cơ sở chuyên khoa để có kết luận chính xác nhất.
Tương tự như thế để phân biệt giữa u hậu môn và trĩ hậu môn bạn cũng cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ càng. Đây là 2 bệnh khác hẳn nhau. Trĩ hậu môn bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại đều do các mạch máu vùng hậu môn dãn rộng và sa ra ngoài khi đi đại tiện. Khi rặn, hoặc búi trĩ nằm thường xuyên ở ngoài nếu là trĩ ngoại hoặc trĩ nội nặng. Lúc này nó giống như một cái u. U hậu môn là một quá trình tăng sinh bất thường của các tổ chức vùng hậu môn, nguyên nhân chưa biết. Có 2 loại u: u lành (không nguy hiểm), và u ác (ung thư). Do đó, nhất thiết cần đi khám hậu môn ngay khi thấy có 1 u, cục ở hậu môn.
3. Trẻ em không mắc trĩ
Nhiều phụ huynh nghĩ rằng, trẻ em thì không thể mắc trĩ, nhưng sự thật thì không phải vậy. Trĩ ít gặp ở trẻ em nhưng không phải là “không thể bị”. Sự thật là khi trẻ nhỏ bị bệnh trĩ thì việc chữa trị thực sự rất khó khăn, bởi những thuốc chữa trĩ rất khó uống và cần sử dụng trong một thời gian dài.
Cha mẹ không nên “đợi tuổi” con lớn để chữa tri. Không có tuổi nào chữa là tốt nhất cả, khi đã bị trĩ thì phải điều trị ngay để tránh tình trạng chuyển thành cấp độ nặng hơn cũng như những biến chứng nguy hiểm mà bệnh trĩ gây ra.
Khi thấy trẻ đi ngoài chảy máu hoặc cháu kêu đau rát khi đi vệ sinh nên đến các trung tâm tiêu hóa hoặc chuyên khoa hậu môn trực tràng để được nội soi, khám và chẩn đoán chính xác và có biện pháp chữa trị hợp lý.
4. Chữa trị bệnh trĩ bằng bài thuốc truyền miệng
Bệnh nhân trĩ thường truyền miệng nhau phương pháp chữa trị bằng lá thầu dầu tươi, hay xông lá trầu không. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, đây là một trong những kinh nghiệm dân gian, không phải ai làm như vậy cũng đều có hiệu quả.
Hiện nay khoa học phát triển, có rất nhiều phương pháp điều trị cho hiệu quả cao. Bởi vậy người bệnh không nên làm theo những phương pháp truyền miệng chưa có tài liệu, đề tài nào chứng minh. Thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là ở những người già hoặc những người có các bệnh gan, tim, phổi, thận mãn tính.
5.Trĩ không thể chữa dứt điểm
Ai cũng biết bệnh trĩ rất dễ tái phát. Tuy nhiên không phải vì vậy mà cứ để đấy không điều trị. Nhiều bệnh nhân không thấy đau rát chảy máu khó chịu nên chủ quan nghĩ rằng bệnh không nguy hiểm. Thế nhưng bệnh trĩ nếu mới phát hiện không chữa trị ngay sẽ chuyển thành cấp độ nặng hơn. Sự thật nếu bệnh trĩ phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ rất hiệu quả và nhanh chóng. Bên cạnh đó kết hợp chế độ ăn uống hạn chế rượu bia và đồ cay nóng. Chịu khó rèn luyện thể dục cùng lối sống lành mạnh khoa học thì bệnh trĩ sẽ không có cơ hội tái phát nữa.
Hiện tại có rất nhiều phương pháp điều trị trĩ. Một trong những phương pháp đơn giản và an toàn nhất là sử dụng các sản phẩm viên uống thảo dược giúp co mạch máu, làm bền thành mạch và co búi trĩ lên. Người bệnh khi phát hiện mình bị trĩ nên điều trị sớm kịp thời để không để lại hậu quả nặng nề sau này.
Xem thêm:
Cách đơn giản chia tay bệnh trĩ nhẹ nhàng!
Đừng nghĩ rằng trĩ không gây chết người