Người Việt ta mỗi lần gặp gỡ đối tác trong công việc hay khi tụ tập anh em bạn bè đều khó tránh khỏi việc sử dụng rượu bia. Bởi cái nếp sinh hoạt xưa nay nó vẫn thế, nên nhiều người dù biết rượu bia có hại cho sức khỏe nhưng vẫn không thể từ chối. Vậy mỗi lần nhỡ “quá chén” thì người say rượu nên làm gì và không nên làm gì để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
Say rượu nên làm gì và không nên làm gì?
Uống rượu bia gây tác hại gì?
Gây say xỉn
Khi uống rượu bia, chất cồn (ethanol) trong rượu bia sẽ được chuyển hóa tại gan thành acetaldehyde. Sau đó dưới sự xúc tác của enzyme ALDH2 và glutathione, acetaldehyde sẽ dần dần được chuyển hóa thành chất không độc acid acetic (giấm ăn). Tuy nhiên, nếu uống rượu quá nhanh và nhiều, lượng acetaldehyde sẽ sinh ra ồ ạt và cơ thể không kịp chuyển hóa acetaldehyde thành giấm ăn khiến nồng độ chất này tăng cao. Trong khi đó, acetaldehyde là thủ phạm gây độc hại cho cơ thể và mang đến cảm giác say xỉn như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… Khi acetaldehyd tăng cao sẽ gây ra cảm giác say xỉn nặng nề hơn và kèm theo những tác hại khôn lường.
Tùy vào lượng rượu đưa vào và khả năng đào thải của cơ thể người uống mà triệu chứng của say rượu cũng thể hiện ra nhiều mức độ khác nhau. Ban đầu có thể chỉ đơn giản là trở nên phấn khích, vui vẻ hơn; sau đó người uống rượu có thể thấy buồn nôn, nôn, hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ, khả năng điều khiển động tác suy giảm; rồi thậm chí có thể tiến đến mất ý thức, hôn mê và tử vong.
Gây độc hại cho gan
Rượu bia gây độc hại cho gan
Toàn bộ lượng máu sau khi hấp thu các chất ở đường tiêu hóa đều sẽ phải đi qua gan, nên khi uống rượu gan sẽ là nơi tập trung nồng độ cồn cao nhất. Chỉ 10% lượng cồn đào thải qua đường mồ hôi, hơi thở, nước tiểu; còn 90% còn lại đi thẳng qua gan, khiến gan nhiễm độc nặng nề, từ đó gây hại cho cơ thể.
Đặc biệt, chất cồn và các độc tố khác từ rượu bia sẽ kích hoạt tế bào Kupffer của gan, gây sản sinh quá mức các chất gây viêm như Interleukin, TGF-β, TNF-α,... tấn công tế bào gan, khiến chúng tổn thương. Nghiên cứu cho thấy, mức độ tàn phá gan của các chất gây viêm do tế bào Kupffer tiết ra nặng nề hơn nhiều so với các độc tố đến từ thực phẩm ta ăn hàng ngày.
Khi tế bào gan bị hư tổn nhiều sẽ khiến gan suy giảm khả năng giải độc. Các độc tố ứ đọng trong gan ngày một nhiều càng làm gan nhiễm độc nặng nề. Tình trạng nhiễm độc sẽ tăng dần và ảnh hưởng trên diện rộng, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm tại gan cũng như toàn cơ thể.
Gây độc hại cho thận
Thận có vai trò quan trọng trong việc lọc chất thải từ máu, điều chỉnh sự cân bằng của nước và các khoáng chất trong cơ thể. Khi uống rượu bia, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc các chất độc hại ra ngoài. Đồng thời rượu và các chất độc hại của rượu còn làm suy giảm chức năng thận. Thực tế đã có trường hợp chỉ ngay trong một lần nhậu nhẹt quá chén, người uống đã bị suy thận cấp – tình trạng chức năng thận mất đột ngột do lượng cồn trong máu tăng quá cao, dù có thể phục hồi nhưng vẫn sẽ để lại di chứng lâu dài.
Gây độc hại cho thần kinh
Rượu gây độc hại cho não bộ và thần kinh
Rượu là một chất ức chế, làm đình trệ và rối loạn các hoạt động của hệ thần kinh. Chỉ cần 30s sau khi uống rượu, nó đã được đưa lên đến não bộ của bạn. Rượu sẽ làm chậm hoạt động của các hóa chất và con đường mà các tế bào thần kinh sử dụng để truyền tin. Đặc biệt, lạm dụng rượu trong một thời gian dài còn có thể gây ảnh hưởng đến kích thước và hoạt động của bộ não.
Ngoài ra, rượu bia còn có thể gây tích tụ độc hại và ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan khác, qua đó làm sức khỏe người uống sa sút toàn diện. Vì vậy, bạn cần biết giữ chừng mực khi uống rượu bia và tuyệt đối không nên lạm dụng chúng. Đồng thời nếu nhỡ “quá chén” thì bạn cũng cần lưu ý một số điều nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khỏe và an toàn bản thân.
Say rượu không nên làm gì?
Không điều khiển phương tiện, máy móc
Khi say rượu, khả năng phản ứng, phối hợp động tác và xử lý tình huống đều suy giảm. Vì thế, bạn cần tránh tuyệt đối điều khiển phương tiện giao thông hoặc máy móc lao động để không gặp phải những sự cố đáng tiếc.
Sử dụng rượu bia thì không lái xe
Không uống nhiều cà phê, trà đặc, nước có ga
Trà và cà phê là thức uống có thành phần gây kích thích hệ thần kinh mang lại cảm giác tỉnh táo. Tuy nhiên nếu dùng những loại đồ uống này khi say rượu sẽ khiến tim đập nhanh hơn, gây tăng huyết áp, tăng nguy hại cho não bộ và nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra nó cũng gây hại cho thận khi mà cơ quan này đang phải hoạt động đào thải cồn từ bia, rượu.
Nhiều người còn có thói quen uống cả rượu và nước ngọt có gas, điều này rất nguy hại cho cơ thể. Rượu trắng thông thường có chứa cồn, khi rượu và khí gas gặp nhau trong cơ thể, sẽ làm cho cơ thể hấp thu cồn nhanh hơn, đồng thời sản sinh ra lượng CO2 gây nguy hại cho gan, thận và dạ dày, đường ruột. Nó kích thích niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng tiêu hóa, đồng thời người mắc bệnh dạ dày, đường ruột nếu sau khi uống rượu, uống cùng nước có ga thì sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.
Không uống thuốc
Rượu có tương tác với rất nhiều loại thuốc, làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ hoặc giảm tác dụng của thuốc đó dẫn đến phản ứng không mong muốn. Ví dụ, nếu uống một số loại thuốc thần kinh, bạn sẽ đối diện với nguy cơ hôn mê hoặc thậm chí là tử vong. Vì vậy tuyệt đối không uống bất kì loại thuốc nào nếu có sử dụng rượu.
Không nên tắm
Các bạn cần lưu ý rằng không nên tắm khi đang say rượu bất kể là nước nóng hay nước lạnh. Tắm nước nóng hoặc tắm hơi khiến nhiệt tích tụ nhiều hơn trong cơ thể, tăng thêm cảm giác say rượu, dẫn đến buồn nôn thậm chí chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu. Tắm nước lạnh không những không làm tỉnh rượu, trái lại khiến mạch máu co rút, dễ dẫn đến cảm lạnh, thậm chí vỡ mạch máu.
Không nên đi tắm khi đang say rượu
Không đi ngủ ngay
Nếu sau khi uống rượu mà đi ngủ ngay lập tức thì sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể, làm tăng tác hại cho gan cũng như hệ hô hấp. Vì thế sau khi uống rượu chúng ta không nên đi ngủ ngay mà hãy ngồi nghỉ ngơi.
Nếu người uống say đến mức ngủ luôn thì cần phải có người ở bên cạnh theo dõi, cách khoảng 2 tiếng thì lại gọi họ dậy và cho uống ít nước lọc hoặc nước mật ong để tránh mất nước và hạ đường huyết quá mức gây nguy hiểm.
Không đi ra lạnh
Khi uống rượu, cồn sẽ có tác dụng làm giãn mạch ngoại vi, tăng máu tới da và cơ. Khi đó nếu đi ra ngoài trời lạnh, bạn sẽ dễ bị cảm, trúng gió, thậm chí các mạch máu còn có nguy cơ co lại đột ngột dẫn đến vỡ mạch, đột quỵ.
Say rượu nên làm gì?
Nghỉ ngơi đúng cách
Tốt nhất khi uống rượu bia là bạn cần biết điểm dừng, ngừng uống khi bản thân còn ở trạng thái tỉnh táo và kiểm soát tốt hành vi. Sau khi uống rượu nên ngồi nghỉ ngơi trong phòng thông thoáng với nhiệt độ vừa phải, hạn chế hoạt động nặng.
Uống nhiều nước
Khi say rượu, bạn nên uống nhiều nước để pha loãng nồng độ cồn trong cơ thể, giúp cho quá trình đào thải rượu được diễn ra nhanh hơn và phòng ngừa mất nước do nôn.
Khi say rượu nên uống nhiều nước
Ngoài nước lọc, người say rượu có thể tham khảo sử dụng một số loại thức uống giải rượu vừa cung cấp thêm một lượng nước mà lại có một số tinh chất tự nhiên nhất định giúp tăng đào thải độc tố, giảm tác hại của rượu. Điển hình như: nước gừng mật ong, nước chanh muối, nước dưa hấu, nước ép cóc,…
Ăn món giải rượu
Trong một số trường hợp, người uống rượu ăn ít trong cuộc nhậu nhẹt hoặc sau khi say rượu đã bị nôn thì biện pháp ăn thêm một số loại thức ăn nhẹ nhàng, lành mạnh là một lựa chọn không tồi. Cách làm này vừa giúp giải độc rượu tốt hơn, vừa giúp bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa.
Một số món ăn phù hợp mà bạn có thể tham khảo dưới đây:
- Cháo loãng: gạo tẻ khoảng 100gram, nấu nhừ thành cháo loãng, thêm ít muối hoặc đường, người say rượu ăn khi còn ấm nóng.
- Phở: nhiều nước, bổ sung tinh bột, dễ tiêu,… giúp giải rượu và phòng tránh hạ đường huyết khi say rượu.
- Trái cây: Cung cấp nước dồi dào giúp giải khát, đồng thời amino axit trong trái cây sẽ giúp đào thải một lượng cồn trong cơ thể.
Massage, xoa bóp, bấm huyệt
Sau khi uống rượu, nhiều người sẽ thấy xuất hiện tình trạng ê ẩm, nhức mỏi người. Việc massage, xoa bóp, bấm huyệt sẽ giúp cơ thể dễ chịu, thúc đẩy máu lưu thông, giãn lỗ chân lông dưới da giúp các độc tố của rượu bia vừa được nhanh chóng đào thải qua thận, vừa phần nào bài tiết bằng mồ hôi qua da.
Sử dụng giải pháp có chứa N- Acetylcystein
N-Acetylcystein là chất xúc tác giúp rượu chuyển hóa trực tiếp thành chất không độc hại là acetic acid (giấm ăn), bỏ qua bước chuyển hóa thành acetaldehyde. Nhờ đó, nồng độ chất acetaldehyde được giảm thiểu tối đa. Vì thế, người dùng sẽ ít say xỉn hơn, đồng thời bảo vệ được gan, thận trước các tác hại của rượu. Ngoài ra, khi bổ sung thêm N-Acetylcystein cho cơ thể sẽ làm tăng nồng độ glutathione trong gan, từ đó giúp tăng cường chuyển hóa acetaldehyde thành chất không độc hại, làm quá trình giải rượu diễn ra nhanh hơn.
Như vậy, bổ sung N-Acetylcystein trước khi uống bia rượu khoảng 30 phút sẽ giúp cơ thể lâu say, bớt say xỉn, tỉnh táo, giải rượu nhanh hơn, đây là mẹo tăng tửu lượng theo cơ chế khoa học vô cùng hiệu quả.
Và BoniAncol+ chính là giải pháp tối ưu có bổ sung N-Acetylcystein dành cho người thường xuyên có mặt trên bàn nhậu.
BoniAncol+ - biện pháp chống say, giải rượu hiệu quả từ thiên nhiên
BoniAncol+ là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, sản xuất tại nhà máy J&E International thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới. Dây chuyền sản xuất đều đạt tiêu chuẩn GMP theo FDA Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế thế giới WHO.
Sản phẩm BoniAncol +
Ngoài thành phần N- Acetylcystein, trong BoniAncol + còn chứa:
- L- glutamine: Giúp kích thích tăng tiết serotonin trong não, tăng cường sự tỉnh táo, cải thiện chức năng não, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi về trạng thái bình thường.
- Chiết xuất rễ cây Kava: Giúp tăng cường sự tỉnh táo và tập trung, từ đó người uống rượu có thể làm chủ được bản thân, điều chỉnh được hành vi của mình.
- Magie và vitamin B6: Đây là 2 loại vi chất quan trọng cho, giúp giảm nguy cơ đột quỵ cho người thường xuyên sử dụng rượu bia.
Nhờ có công thức thành phần ưu việt như vậy mà BoniAncol+ rất hiệu quả trong việc giúp chống say rượu, giải rượu nhanh chóng, giúp cơ thể khỏe khoắn, không mệt mỏi sau khi hết cơn say xỉn đồng thời hạn chế tác hại của rượu với sức khỏe. Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, an toàn, không tác dụng phụ và đã được Bộ Y tế Việt Nam chứng nhận, cấp phép lưu hành đầy đủ. Bạn có thể tìm mua BoniAncol ở các hiệu thuốc tây lớn trên toàn quốc.
Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm bắt được khi say rượu nên làm gì và không nên làm gì để có thể ứng dụng trong cuộc sống, giúp bảo vệ bản thân và người xung quanh tốt hơn mỗi khi sử dụng rượu bia. Nếu có băn khoăn nào khác, bạn vui lòng liên hệ số 1800 1044 (hotline miễn cước) để được tư vấn cụ thể.
XEM THÊM: