“Uống rượu có béo không?” là câu hỏi được rất nhiều người đang trong quá trình giảm cân, hoặc thừa cân, béo phì quan tâm. Nếu tra từ khóa này trên google, bạn thường thấy rất nhiều ý kiến khác nhau và khó biết được đâu là thông tin thực sự đúng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất và giải thích rõ ràng nguyên nhân tại sao lại như vậy.
Uống rượu có béo không?
Uống rượu có béo không?
Câu trả lời là CÓ. Khi uống rượu thường xuyên, nó sẽ khiến lượng mỡ thừa trong cơ thể của bạn tăng lên, giảm hiệu quả của các phương pháp giảm cân đang áp dụng.
Chắc hẳn bạn biết khái niệm “bụng bia”, nó dùng để chỉ đối tượng nam giới có bụng béo, to bất thường, thường được hiểu với lý do là sử dụng bia rượu quá nhiều. Không phải tự dưng người ta lại gọi như vậy mà do thực tế cho thấy, những người thường xuyên uống rượu bia sẽ thường có vòng bụng lớn hơn so với những người không hay uống.
Uống rượu có béo không?
Vì sao uống rượu bia lại dễ bị béo?
Sau khi giúp bạn biết được uống rượu bia có béo không, chúng tôi sẽ giải thích rõ ràng về hiện tượng này. Có nhiều nguyên nhân khiến người uống rượu bia khó kiểm soát cân nặng, đó là:
Rượu thường là calo “rỗng”
Điều này có nghĩa là chúng cung cấp calo cho cơ thể bạn nhưng lại chứa rất ít chất dinh dưỡng. Tùy vào từng nguyên liệu lên men mà các loại rượu khác nhau sẽ chứa một lượng calo khác nhau. Hàm lượng calo ứng với từng loại rượu phổ biến có thể kể đến như 100ml rượu gạo cung cấp 220 calo, 100ml rượu sâm panh cung cấp đến 126 calo.
Trong khi đó, 1 bát cơm (100gr) có lượng calo chỉ rơi vào khoảng 130 calo (đối với gạo trắng). 1 chén rượu thông dụng sẽ chứa khoảng 30ml rượu. Vì vậy, chỉ uống 3 chén rượu, lượng calo nạp vào cơ thể bạn đã gần bằng 1 bát cơm trắng. Cung cấp nhiều calo là nguyên nhân khiến người uống rượu dễ bị tăng cân, béo phì. Nếu bạn uống rượu bia trộn với nước ép trái cây, thậm chí chúng còn cung cấp nhiều calo hơn.
3 chén rượu cung cấp lượng calo bằng 1 bát cơm trắng
Cồn được cơ thể sử dụng trước để tạo năng lượng
Khi uống rượu, cồn được đốt cháy để tạo năng lượng trước khi cơ thể bạn sử dụng bất kỳ thứ gì khác như đường, glucose hay lipid từ chất béo. Lượng glucose và lipid dư thừa sẽ trở thành mô mỡ hoặc chất béo, và đây là một trong những lý do chính gây béo phì ở người uống rượu.
Rượu có thể ảnh hưởng đến gan
Gan đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo, carbohydrate và protein. Uống quá nhiều rượu có thể gây bệnh gan nhiễm mỡ do rượu, làm ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn chuyển hóa và lưu trữ carbohydrate và chất béo, từ đó gây tăng cân, béo phì.
Rượu gây gan nhiễm mỡ
Rượu ảnh hưởng đến khả năng phán đoán, đặc biệt là với thức ăn
Cho dù là một người ăn kiêng và rất khó tính trong việc chọn thức ăn thì cũng sẽ gặp khó khăn trong việc chống lại sự thôi thúc thèm ăn khi say.
Khi say, con người sẽ giảm khả năng khả năng nhận diện loại thực phẩm nào chứa nhiều calo, loại nào ít calo, thậm chí họ thoải mái ăn những thực phẩm mà khi ăn kiêng họ phải kìm nén. Điều đó khiến hiệu quả ăn kiêng giảm cân bị giảm đi.
Rượu ảnh hưởng đến quá trình bài tiết hormone sinh dục
Từ lâu, người ta đã biết rằng uống rượu có thể ảnh hưởng đến nồng hormone trong cơ thể, đặc biệt là làm giảm testosterone.
Testosterone không chỉ quyết định khả năng sinh dục của người đàn ông mà còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình trao đổi chất, bao gồm khả năng hình thành cơ bắp và đốt cháy chất béo. Lượng hormone này thấp sẽ làm tăng nguy cơ béo phì ở nam giới.
Giảm testosterone gây béo phì
Tất cả các tác động trên của rượu sẽ khiến người thường xuyên uống rượu hay bất kỳ loại nước có cồn nào khác có nguy cơ bị béo phì cao hơn, hoặc là việc giảm cân bị thất bại.
Uống rượu còn gây ra nhiều tác hại khác
Khoa học hiện đại đã phát hiện ra rằng, tác hại của rượu bia là do các thành phần chuyển hóa của nó trong cơ thể gây ra, điển hình là acetaldehyde. Chúng tác động và gây hại đến nhiều bộ phận, cụ thể là:
Tác hại của rượu trên gan
Uống rượu nhiều và thường xuyên sẽ gây độc cho toàn bộ cơ thể. Trong đó, gan là cơ quan chịu tổn thương nhiều nhất, người uống rượu có nguy cơ cao mắc các bệnh lý như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan…
Gan khỏe mạnh (trái) và gan bị xơ do rượu (phải)
Gây các bệnh ở đường tiêu hóa
Việc uống rượu bia thường xuyên sẽ gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày - tá tràng.
Đồng thời, việc uống quá nhiều rượu có thể kích hoạt các enzym tiêu hóa do tuyến tụy sản xuất ra. Sự tích tụ của các enzym này gây viêm tụy với các biểu hiện đau bụng dữ dội, chủ yếu ở vùng thượng vị, buồn nôn, nôn…
Uống nhiều rượu gây loét dạ dày
Tác động đến hệ thần kinh
Acetaldehyde tăng cao trong máu do uống nhiều rượu bia sẽ tác động và gây độc cho hệ thần kinh với các biểu hiện say xỉn như: Chóng mặt, đau đầu, không kiểm soát được hành vi, lời nói, khả năng giữ cân bằng cơ thể kém…
Như vậy, ngoài uống rượu có béo không thì bạn cũng cần nắm được các tác hại khác của rượu với cơ thể như đã trình bày ở trên. Tuy uống rượu lợi thì ít mà hại thì nhiều nhưng vì công việc và các mối quan hệ xã hội, rất nhiều người dù không thích vẫn phải có mặt trên bàn nhậu thường xuyên. Vậy có cách nào giúp giảm thiểu những tác hại đó hay không?
7 lưu ý giúp giảm thiểu tác hại của rượu bia với sức khỏe
Để hạn chế các tác hại của rượu bia, bạn cần lưu ý thực hiện tốt những điều dưới đây:
Không uống nhiều loại rượu bia cùng lúc
Các loại bia rượu khác nhau có nguồn gốc và thành phần tạp chất khác nhau, đặc biệt khi uống chung rượu lên men (bia, rượu vang…) với rượu chưng cất (rượu trắng) sẽ tăng gấp nhiều lần tác hại của chúng.
Ăn lót dạ trước khi uống rượu
Trước khi nhậu, bạn nên lót dạ bằng một bát cơm trắng, một bát cháo, một cái bánh mì hoặc món ăn nào đó có chứa tinh bột. Nguyên nhân là bởi, việc uống rượu lúc đói sẽ dễ gây tổn thương cho dạ dày, thực quản. Hơn thế, nó còn làm tăng khả năng hấp thu cồn vào trong máu, tăng mức độ gây hại của bia rượu.
Không uống rượu bia với nước có ga
Việc uống rượu chung với nước có ga sẽ làm cho cồn được hấp thu nhanh chóng, đồng thời khiến cơ thể sản sinh ra lượng lớn CO2 gây nguy hại cho gan, thận, dạ dày và hệ thần kinh. Do vậy, để giảm tác hại của rượu bia, dân nhậu không nên uống chúng với các loại nước có ga.
Không uống rượu bia với nước có ga
Không tắm ngay sau khi uống rượu
Nguyên nhân là bởi rượu bia làm mạch máu giãn nở ra, nếu gặp ngay nước lạnh thì chúng sẽ đột ngột co lại, dễ khiến người uống bị cảm lạnh, trúng gió và các tai biến khác.
Không uống thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol sau khi uống rượu.
Khi bị đau đầu hoặc cảm lạnh do uống rượu, người ta thường nghĩ đến việc dùng loại thuốc hạ sốt, giảm đau đầu quen thuộc là paracetamol. Thế nhưng, đó là một sai lầm nghiêm trọng bởi uống paracetamol khi đã uống rượu sẽ làm tăng gấp đôi tác hại lên gan. Các vấn đề gặp phải nếu uống paracetamol sau khi uống rượu là: Men gan tăng vọt, sốt, ớn lạnh, đau khớp, mệt mỏi, chảy máu, xuất huyết dưới da, mẩn ngứa, chán ăn, buồn nôn, nôn hoặc vàng da, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Sử dụng biện pháp hạn chế chất độc hại acetaldehyde
Như chúng ta đã biết, tác hại của rượu bia là do nồng độ acetaldehyde tăng cao trong máu. Bởi vậy, cách giảm thiểu tối đa những tác hại đó là ức chế rượu chuyển hóa thành acetaldehyde, đồng thời tăng cường chuyển acetaldehyde thành chất không độc hại là giấm ăn.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, bổ sung N-Acetylcysteine trước khi uống rượu sẽ giúp chất cồn chuyển hóa trực tiếp thành acid acetic (giấm ăn, không độc hại), bỏ qua bước tạo thành chất độc hại acetaldehyde. Nhờ cơ chế này mà N-Acetylcysteine giúp chống say xỉn, giảm thiểu tối đa các tác hại của rượu bia, bảo vệ gan và toàn bộ cơ thể hiệu quả.
N-Acetylcystein giúp ức chế rượu chuyển hóa thành acetaldehyde
Ngoài ra, N-Acetylcystein còn giúp tăng tổng hợp glutathione trong gan, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển hóa chất độc hại (acetaldehyde) đã được tạo ra trước đó thành chất không độc hại là acid acetic (giấm ăn), giúp giải rượu nhanh chóng, người uống nhanh tỉnh táo hơn.
Hiện nay, N-Acetylcysteine đã được tối ưu hóa tác dụng trong viên uống BoniAncol + của Mỹ.
BoniAncol + - Bí quyết giúp dân nhậu giảm thiểu tối đa tác hại của rượu bia!
BoniAncol + được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là giải pháp tối ưu giúp bảo vệ sức khỏe cho dân nhậu nhờ thành phần N-Acetylcystein. Chất này tác động trực tiếp lên quá trình chuyển hóa rượu trong gan, từ đó giúp ngăn chặn cơ thể chuyển hóa rượu thành chất độc hại ngay từ đầu. Đồng thời, N-Acetylcystein còn giúp thúc đẩy giúp quá trình giải rượu diễn ra nhanh hơn.
Bên cạnh đó, BoniAncol + còn kết hợp thêm L-Glutamine và rễ cây Kava giúp giải tỏa lo âu, giảm ức chế, tăng cường sự tỉnh táo, cải thiện chức năng não bộ, giúp cơ thể nhanh phục hồi về trạng thái bình thường.
Ngoài ra, BoniAncol + còn bổ sung thêm Magie và vitamin B6 giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp và đột quỵ cho người uống rượu.
Sản phẩm BoniAncol +
Các thành phần của BoniAncol + hoàn toàn từ thiên nhiên nên cực kỳ an toàn. Hơn nữa, sản phẩm còn được bào chế bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại bậc nhất thế giới - công nghệ Microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần trong BoniAncol + có kích thước đồng nhất, độ ổn định cao, tăng khả năng hấp thu lên tới 100%, đồng thời loại bỏ được tối đa tạp chất.
Nhờ đó, BoniAncol + giúp giảm thiểu tối đa tác hại của rượu bia, bảo vệ sức khỏe cho dân nhậu.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết đáp án cho câu hỏi “Uống rượu có béo không?” và cách bảo vệ cơ thể trước tác hại của rượu. Nếu còn băn khoăn gì, mời các bạn gọi vào số hotline 1800 1044 để được hỗ trợ. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM: