Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh gout đang có xu hướng ‘trẻ hóa’

Thứ sáu, 21-02-2020 11:05 AM

Gout là bệnh lý xảy do sự rối loạn chuyển hóa purin khiến nồng độ acid uric trong máu, kèm theo đó là sự lắng đọng tinh thể urat ở các mô và các tổ chức xung quanh. Biểu hiện bệnh gút ban đầu là tình trạng viêm khớp cấp tính, dần chuyển sang mạn tính. 

 

    Hiện nay bệnh gút không còn là vấn đề của riêng đối tượng trung niên nữa mà rất nhiều trường hợp ghi nhận người bệnh ở tuổi 40, hay thậm chí là 30 tuổi. 

 

bệnh gout xu hướng trẻ hóa

 

Bệnh gout là gì?

   Bệnh Gout là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ acid uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của acid uric) hoặc tinh thể acid uric.

 

  Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận...). Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.

 

Triệu chứng của bệnh.

  Bệnh gout bao gồm 2 thể: cấp tính và mạn tính, và thường có những triệu chứng điển hình khác nhau:

 

triệu chứng bệnh gout

 

Triệu chứng của gout cấp tính:

   Các cơn viêm khớp thường xuất hiện sau một số hoàn cảnh thuận lợi như: sau một bữa ăn nhiều rượu thịt, do lao động nặng, chấn thương, đi lại nhiều, mang giày quá chật, nhiễm khuẩn cấp, những sang chấn về tinh thần (quá xúc động, cảm động, stress…), sau khi sử dụng một số thuốc lợi tiểu…

 

  Một trong những đặc điểm đặc trưng đầu tiên của cơn gút cấp là các cơn đau kinh hoàng xuất hiện vào lúc ban đêm hoặc trời gần sáng. Các cơn đau này thường xuất hiện ở khớp bàn ngón chân cái (khoảng 70%) với biểu hiện: ngón chân sưng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ, xung huyết trong khi các ngón khác vẫn bình thường và khoảng 50% bệnh nhân có kèm theo một số dấu hiệu như: rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, mệt mỏi, đi tiểu nhiều và buốt, sốt nhẹ…

 

   Đợt viêm khớp này kéo dài từ khoảng vài ngày đến hai tuần, đau nhiều vào ban đêm và giảm vào ban ngày. Sau đó, chỗ viêm nhẹ dần, các cơn đau cũng giảm, da hơi tím, hơi ướt, ngứa, bong vẩy và sau đó khỏi hẳn…

 

Triệu chứng của gút mạn tính:

   Gút mạn tính được đặc trưng bởi sự hình thành các cục tophi và viêm đa khớp mạn tính, đây là giai đoạn tiếp theo của gút cấp tính.

 

+ Triệu chứng lâm sàng ở khớp: là sự lắng đọng các tinh thể muối urat ở các khớp, màng hoạt dịch, đầu xương, sụn…Các u cục này có kích thước to nhỏ không đều, mềm, không di động, không đối xứng, không cân đối, ấn vào không đau, nằm ở dưới da, đôi khi bị vỡ gây loét và chảy nước vàng kèm theo chất màu trắng giống như phấn.

 

+ Viêm đa khớp: Các khớp nhỏ và nhỡ bị viêm như khớp ngón chân và tay, cổ tay, khuỷu tay, khớp gối, viêm có tính chất đối xứng, biểu hiện viêm thường nhẹ, đau không nhiều và diễn biến khá chậm. Một số khớp to như khớp háng, vai và cột sống thường không bị tổn thương.

 

+Biểu hiện ngoài khớp:

Tinh thể muối urat lắng đọng ở thận gây viêm thận, sỏi thận; lắng đọng ở ngoài da, móng tay, móng chân,..; lắng đọng ở tim, cơ tim, van tim…

 

Nguyên nhân gia tăng tỉ lệ mắc bệnh gút ở người trẻ

Bệnh gút ở người trẻ tuổi cũng nguy hiểm như bất kỳ bệnh lý nào khác, vì ở độ tuổi này người bệnh thường không nhận thức được cơ thể mình bị bệnh và có tâm lý chủ quan trong điều trị. Nguyên nhân phát triển bệnh gút ở độ tuổi 30 – 40 là do lối sống kém lành mạnh, người bệnh thường xuyên uống bia rượu và dùng chất kích thích.

 

 Do ăn quá nhiều thịt

   Bệnh gút thường xảy ra sau khi bạn đã có quãng thời gian ăn uống quá mức với nhiều thức ăn liên quan đến thịt, đạm động vật nói chung, ví dụ như nội tạng, hải sản. Khi bạn đã ăn quá nhiều, gây ra quá nhiều acid uric, không có đủ thời gian để đào thải và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể, sẽ sinh ra các triệu chứng bệnh gút.

 

Hoặc còn một thói quen khác chính là sở thích ăn lẩu, nếu bạn cho vào một lượng lớn các món ăn từ thịt động vật và hải sản, có người còn thích uống thêm nhiều nước lẩu trong bữa ăn, đó đều là những tác nhân khiến cho bệnh gút bùng phát.

 

Tiệc tùng rượu chè

Cùng với nhịp sống hiện đại, nhiều người thường hay ra ngoài ăn uống, tiệc tùng và hẹn hò. Thậm chí rất nhiều người thực hiện các công việc thông qua bữa ăn ở bên ngoài, trong đó đa phần là có sử dụng rượu bia. Nhiều người không biết rằng, uống bia rượu nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh gút.

 

Các chuyên gia cho rằng, Ethanol thúc đẩy sự chuyển đổi các nucleotide adenine và làm tăng acid uric. Ngoài ra, quá trình oxy hóa ethanol cũng làm tăng nồng độ acid lactic trong máu, làm cho độ acid của máu giảm, và tinh thể urat kết tủa.

 

Khi bạn uống rượu, bạn không thể tránh xa việc ăn thịt, khi hấp thụ cùng lúc một lượng lớn vừa rượu vừa thịt, điều này có thể dẫn đến một cơn gút cấp tính.

 

Tập thể dục cường độ cao một cách đột ngột

 

tập thể dục thể thao

 

   Có những người bình thường không ưa vận động, nên các vùng xương khớp có thể đã tích tụ tinh thể urat ở một mức độ nhất định. 

 

  Hàng ngày có thể bạn sẽ không thấy bản thân có vấn đề gì, nhưng bỗng nhiên hứng lên bạn tập thể dục với cường độ cao, ngay lập tức xuất hiện việc đau mỏi khắp người. Đây có thể là lúc cơn gút tiềm ẩn lâu nay sẽ tấn công bạn bằng một trận đau cấp tính.

 

  Do đó, bạn nên chú ý vận động đều đặn hàng ngày, đặc biệt là nhân viên văn phòng do tính chất công việc phải ngồi nhiều nên bạn cần nhớ rằng phải tập thể dục hàng ngày.

 

 Nam giới béo phì, thừa cân, bụng bia

   Trong số những người mắc bệnh gút, đa số là nam giới, nhiều người vẫn đang rất trẻ, họ có một điểm chung là cơ thể béo hơn so với vóc dáng chuẩn cần thiết.

 

   Mặc dù không có chuyên gia nào khẳng định người béo sẽ bị bệnh gút, nhưng thực tế cho thấy, người béo phì sẽ mắc bệnh mỡ máu cao, đường huyết cao, acid uric cao, từ đó có thể gây bệnh gút.

 

Tham công tiếc việc

   Hầu hết những người trẻ tuổi có rất nhiều áp lực công việc, làm việc thêm giờ và thức khuya là một thực tế rất phổ biến. Nếu bạn quá mệt mỏi, nó có thể gây ra bệnh gút. Không những thế, nếu thức khuya triền miên trong thời gian dài, căng thẳng, thể dục thể chất cũng sẽ sút giảm, sức đề kháng yếu dần đi, các triệu chứng viêm trong cơ thể sẽ sớm phát sinh và tấn công bạn.

 

Phương pháp phòng ngừa

 

1. Uống nhiều nước.

 

2. Tránh làm việc quá sức và để cơ thể nhiễm lạnh.

 

3. Tập thể dục vừa phải.

 

4. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, không ăn quá nhiều thịt.

 

5. Kiểm soát chỉ số acid uric, nên kiểm soát chỉ số acid uric dưới 360.

 

6. Kiểm soát huyết áp, mỡ máu, đường trong máu… dẫn đến các bệnh có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa acid uric máu.

 

7. Chú ý đến ảnh hưởng của thuốc đang sử dụng liên quan đến bài tiết của quá trình chuyển hóa acid uric, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, có thể dẫn đến nồng độ acid uric trong cơ thể tăng lên, dễ bị phát sinh những cơn đau hoặc cao huyết áp do gút. Trong trường hợp này thì nên dừng uống thuốc và xin tư vấn ý kiến của bác sĩ.

 

Cải thiện bệnh gút nhờ các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên

   Để hạn chế tình trạng sưng đau khớp hay các cơn gút cấp tái phát nhiều lần thì người bệnh cần phải kiểm soát tốt được nồng độ acid uric trong máu ở mức an toàn. Hiện nay các giải pháp giúp người bệnh gút ổn định acid uric máu thường dựa trên 1 trong 3 cơ chế chính sau đây:

 

+ Ức chế sự hình thành acid uric trong cơ thể nhờ ức chế hoạt động của chất xúc tác cho quá trình này là enzyme xanthine oxidase.

 

+ Trung hòa acid uric ở trong máu nhờ những thảo dược có tính kiềm.

 

+ Tăng đào thải acid uric ra bên ngoài qua đường nước tiểu nhờ tác dụng lợi tiểu.

 

   Với công thức thành phần toàn diện bao gồm 12 loại thảo dược khác nhau (anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn, tầm ma, kim sa, ngưu bàng tử...) BoniGut giúp điều hòa và giảm nồng độ acid uric trong máu của người bệnh gút hiệu quả theo cả 3 cơ chế trên:

 

+ Giúp Ức chế acid uric hình thành trong máu nhờ các thảo dược: quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn.

 

+ Giúp Trung hòa acid uric trong máu nhờ thảo dược hạt cần tây.

 

+ Giúp Lợi tiểu, tăng thải acid uric ra ngoài nhờ các thảo dược: ngưu bàng tử, cây bách xù, trạch tả, mã đề.

 

   Bệnh nhân sử dụng BoniGut đều đặn thời gian đầu ngày 4 viên hoặc 6 viên. Sau 2 tháng uric máu sẽ hạ, tần suất các lần đau cấp sẽ giảm dần. Sau 4-5 tháng bệnh ổn định, không bị đau lại lần nào nữa, kiểm tra uric máu ở ngưỡng an toàn, bệnh nhân có thể điều chỉnh lại ăn uống cho hợp lý. BoniGut cũng rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa biến chứng bệnh gút như cục tophi, sỏi thận, suy thận.

 

BoniGut- Sản phẩm nhập khẩu chính hãng từ Mỹ và Canada, phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania.

 

XEM THÊM:

Danh sách nhà thuốc