Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

5 Triệu chứng “lạ” tố dấu hiệu sớm bệnh tiểu đường

Thứ hai, 17-02-2020 18:18 PM

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà không hề hay biết cho tới khi thử đường huyết hoặc khi bệnh đã tiến triển và biến chứng.

 

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh gì?

 

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.

 

Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

 

Bệnh tiểu đường có ba loại chính, đó là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.

 

Những đối tượng có nguy cơ dễ mắc đái tháo đường

Những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn bình thường:

 

•        Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường

•        Tiền sử đái tháo đường thai kỳ

•        Tuổi cao

•        Dân tộc

•        Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh

•        Chế độ dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai

•        Ít hoạt động thể chất

•        Thừa cân, béo phì

•        Tăng huyết áp

•        Rối loạn lipid máu

•        Rối loạn dung nạp glucose: Tình trạng đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa phải là bệnh đái tháo đường.

 

Triệu chứng bệnh tiểu đường

Các triệu chứng bệnh tiểu đường bao gồm:

 

•        Có cảm giác cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều

•        Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều

•        Sụt cân không rõ nguyên nhân

•        Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi.

 

Tuy nhiên, các nhà khoa học mới chỉ ra 5 triệu chứng lạ dưới đây cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường mà bạn cần cảnh giác.

 

Lợi bị viêm hoặc nhiễm trùng

 

dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường

 

Viêm nha chu, hay còn được gọi là bệnh lợi, có thể là dấu hiệu sớm của tiểu đường tuýp 2. Nghiên cứu trên tờ Tạp chí Nghiên cứu và Chăm sóc người bệnh Tiểu đường BMJ Open Diabetes Research & Care chỉ ra rằng những người bị bệnh lợi đặc biệt là những người bị nặng có nguy cơ bị tiểu đường (cả được chẩn đoán và không được chẩn đoán) và tiền tiểu đường cao hơn những người không bị bệnh lợi.

 

Mối liên quan giữa bệnh lợi và tiểu đường không phải là mới và xuất hiện theo cả 2 cách: bệnh này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh kia và ngược lại.

 

Đổi màu da

Rất lâu trước khi bạn thực sự bị tiểu đường, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi màu da sẫm ở sau cổ. Tình trạng này được gọi là thuật ngữ chuyên môn được gọi là acanthosis nigricans, và đây thường là dấu hiệu của đề kháng insulin – mất độ nhạy với loại hormon mà cơ thể sử dụng để điều chỉnh đường – có thể thực sự dẫn đến tiểu đường.

 

Trong một số trường hợp hiếm, acanthosis nigricans cũng có thể gây nang buồng trứng, hormon hoặc rối loạn tuyến giáp, ung thư. Một số thuốc nhất định và các chế phẩm bổ sung, gồm thuốc viên kiểm soát sinh và corticosteroid có thể là nguyên nhân.

 

Cảm giác lạ ở bàn chân

Khoảng 10% đến 20% số người được chẩn đoán mắc tiểu đường bị một số tổn thương thần kinh liên quan đến căn bệnh này. Trong giai đoạn đầu, tình trạng này có thể không đáng kể. Bạn có thể cảm thấy tê ngứa ở chân hoặc giảm độ nhạy, mất thăng bằng.

 

Tất nhiên, cảm giác lạ có thể là do những nguyên nhân đơn giản như đi giày cao gót, đứng một chỗ quá lâu. Nhưng cũng có thể gây ra bởi những tình trạng nghiêm trọng khác như xơ cứng rải rác, vì vậy, cần đi khám bác sĩ khi thấy cảm giác này xuất hiện.

 

dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường

 

Giảm thính lực hoặc thị lực

Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương võng mạc và làm cho hàm lượng chất dịch xung quanh nhãn cầu thay đổi, khiến bạn bị nhìn mờ hoặc suy giảm thị lực. Khi đường huyết trở lại bình thường, thị lực thường được phục hồi nhưng nếu tiểu đường không được kiểm soát trong thời gian dài, tổn thương có thể là vĩnh viễn.

 

Ngoài ra, đường huyết cao có thể cũng ảnh hưởng tới các tế bào dây thần kinh trong tai và gây suy giảm thính lực.

 

Ngủ trưa dài

Một đánh giá khoa học chỉ ra rằng những người thường xuyên ngủ trưa dài có nguy cơ bị tiểu đường týp 2 cao hơn 45% so với những người ngủ ít hoặc không ngủ.

 

 

 

Các tác giả cho rằng không phải ngủ trưa dài gây bệnh tiểu đường nhưng đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những rối loạn bên trong như thiếu ngủ, trầm cảm hoặc ngưng

thở khi ngủ, tất cả những tình trạng này có liên quan tới tăng nguy cơ bị tiểu đường.

 

Những phương pháp dùng để điều trị bệnh tiểu đường

•        Đối với đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2, bạn sẽ cần đến một chế độ ăn uống đặc biệt để kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn nên ăn nhẹ vào cùng một thời điểm cố định mỗi ngày.

 

•        Bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên bằng dụng cụ đo đường huyết tại nhà và cẩn trọng với các dấu hiệu cho thấy mức độ đường trong máu quá thấp hoặc quá cao. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn tiêm insulin, do đó bạn có thể tự tiêm ở nhà, thường là hai hoặc ba lần mỗi ngày.

 

•        Bác sĩ sẽ giới thiệu các bài tập thể dục để giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.

 

•        Bạn cũng cần kiểm tra bàn chân và mắt thường xuyên để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

 

Sử dụng các sản phẩm từ thảo dược để ổn định và hạ đường huyết

 

 Chuyên gia y tế khuyến cáo, người mắc tiểu đường nên sử dụng BoniDiabet - Sản phẩm cho bệnh nhân tiểu đường số 1 từ Mỹ và Canada. BoniDiabet với thành phần từ các thảo dược kinh điển cho bệnh tiểu đường như dây thìa canh, mướp đắng, quế, lô hội kết hợp với các nguyên tố vi lượng magie, kẽm, selen, crom, alpha lipoic acid. 

 

     Chính về thế, BoniDiabet có công dụng toàn diện hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường như:

 

- Giúp hạ đường huyết, ổn định đường huyết từ 100% thảo dược nên an toàn, không có tác dụng phụ

 

- Giúp giảm và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, võng mạc, các bệnh lý thần kinh ngoại biên, làm lành vết thương, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, đục thủy tinh thể.

 

- Giúp giảm cholesterol và lipid máu.

   

    BoniDiabet đã được kiểm chứng lâm sàng tại viện Y học cổ truyền Hà Đông, kết quả cho thấy 96.67% bệnh nhân có cải thiện tốt sau khi sử dụng sản phẩm.

 

Hy vọng thông tin bài viết có ích cho bạn, để được tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800 1044.

 

>>> Xem thêm:

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30V

230.000đ

Danh sách nhà thuốc