Nhiều trường hợp bị gút dùng nhiều loại thuốc khác nhau nhưng tình trạng mãi không thuyên giảm, thậm chí ngày càng nặng. Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh không nắm được rõ bệnh, không chịu đi khám và tự tìm cho mình những phương pháp khác nhau, kết hợp vô tội vạ đủ mọi cách đúng có, sai có. Có những sai lầm mà người nhiều người bệnh mắc phải, cùng đọc bài viết sau để tránh, để tình trạng của mình được cải thiện tốt hơn nhé !
Bản chất của bệnh gút
Để cải thiện bệnh gút, trước hết người bệnh gút cũng nên hiểu bản chất của bệnh. Gút là bệnh khớp vi tinh thể, do rối loạn chuyển hóa nhân purin, acid uric trong máu tăng cao gây lắng đọng tinh thể Natri urat ở các mô. Các tinh thể này lắng đọng ở các khớp gây cơn đau gút cấp, lắng đọng ở thận gây sỏi thận, suy thận, viêm thận kẽ.
Nguyên tắc điều trị bệnh gút đó là kết hợp giảm đau trong cơn gút cấp và đưa acid uric trong máu về ngưỡng an toàn, từ đó ngăn ngừa cơn đau và ngăn ngừa biến chứng.
Những sai lầm dễ mắc phải
Nhiều người dù mới bị hay bị lâu rồi vẫn có thể mắc những sai lầm, làm bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn. Những sai lầm phổ biến nhất có thể kể đến như:
1. Chỉ cần dùng giảm đau
Đau thì dùng giảm đau là hết, nhiều người nghĩ vậy. Tuy nhiên, với bệnh gút, thuốc giảm đau chỉ làm giảm cơn đau, không làm hạ acid uric máu. Khi acid uric trong máu tăng cao kéo dài làm cơn đau ngày càng dày hơn. Thậm chí sau này cơn đau dai dẳng hàng ngày, dùng thuốc giảm đau không còn hiệu quả. Ngoài ra còn gây các biến chứng như nguy hiểm như viêm thận, sỏi thận, suy thận và hạt tophi nếu acid uric không được hạ.
Việc lạm dụng thuốc giảm đau lâu ngày, kéo dài gây ra rất nhiều tác dụng phụ trên gan, thận và dạ dày. Do vậy nếu chỉ dùng thuốc giảm đau, không những bệnh tình không thuyên giảm mà còn mắc thêm những bệnh do tác dụng phụ của thuốc.
2. Kháng sinh có thể điều trị gút
Cơn gút cấp ở khớp có biểu hiện sưng nóng đỏ, nhiều người nghĩ dùng thuốc kháng sinh sẽ làm giảm sưng viêm. Nhưng bản chất của cơn đau là do có các tinh thể Natri urat trong khớp, dùng kháng sinh trong trường hợp này không có tác dụng.
3. Chỉ có những người trung niên mới bị bệnh gút
Phần lớn các trường hợp bị gut là nam giới ở độ tuổi trung niên hoặc nữ giới ở tuổi mãn kinh. Tuy nhiên không phải vậy mà người trẻ không bị gút. Do di truyền, thói quen ăn uống, sinh hoạt, béo phì mà tỷ lệ người trẻ bị gút ngày càng tăng cao.
Chính vì suy nghĩ người trẻ không bị gút mà nhiều người mắc gút nhưng có nghĩ bản thân bị bệnh khác, có hướng điều trị sai. Từ đó bệnh ngày càng nặng, chuyển sang giai đoạn mãn tính, khó điều trị hơn
4. Uống thuốc thì không cần kiêng đồ giàu nhân purin
Nhiều người nghĩ, có thuốc hạ acid uric máu rồi thì có thể thoải mái uống rượu bia, ăn đồ đạm. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Nếu tiếp tục không kiêng khem, dù có thuốc rồi, tình trạng rất khó cải thiện hay cải thiện chậm. acid uric trong máu có giảm nhưng lâu về ngưỡng an toàn, khi ở trên ngưỡng, muối urat tiếp tục được hình thành, làm bệnh tiến triển nặng.
Ngoài ra, khi ăn quá nhiều đồ đạm, uống quá nhiều rượu bia làm acid uric trong máu tăng vọt, dễ khởi phát cơn đau gút cấp ngay sau đó.
5. Chỉ cần điều trị ngắn hạn
Nhiều người thấy acid uric trong máu về an toàn rồi, không còn đau nữa là nghĩ mình khỏi hoàn toàn, không cần dùng thêm thuốc, không cần kiêng khem nữa. đây là suy nghĩ sai lầm.
Bệnh gút là bệnh lý mãn tính, chưa có thuốc hay phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Do đó cần điều trị bệnh lâu dài, kết hợp kiêng khem để kiểm soát bệnh tốt nhất.
Câu hỏi đặt ra là dùng thuốc kéo dài sẽ gây ra các tác dụng phụ. Xu hướng hiện nay, người ta chuyển sang dùng các loại thảo dược an toàn có tác dụng hạ acid uric trong máu hiệu quả. Với khoa học công nghệ ngày càng hiện đại, các sản phẩm từ thảo dược ngày càng cho thấy vai trò lớn của mình trong việc giúp người bệnh gút cải thiện tình trạng mà không gây tác dụng bất lợi cho người dùng.
>>> Xem thêm: