Hen phế quản nghề nghiệp là một bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất, gây mất khả năng làm việc và là lý do khiến người lao động phải nghỉ việc. Nếu bạn làm trong một số ngành nghề tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại, nếu bạn thường xuyên thấy khó thở khi làm việc, hãy nghĩ ngay đến căn bệnh này. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn hen phế quản nghề nghiệp là bệnh gì? Bệnh có nguy hiểm không và điều trị như thế nào? Mời bạn đọc và tìm hiểu thêm!
Hen phế quản nghề nghiệp là bệnh gì?
Hen phế quản nghề nghiệp (HPQNN) là bệnh xảy ra do hít phải bụi, khí độc và các chất khác trong quá trình làm việc từ đó gây ra các triệu chứng của cơn hen như khó thở, thở khò khè, hay tái diễn và mức độ nặng dần nếu tiếp tục tiếp xúc với các chất đó.
Hen phế quản nghề nghiệp là một trong những lý do hàng đầu gây mất khả năng làm việc và có xu hướng ngày càng tăng. Những người có cơ địa dị ứng hoặc tiền sử gia đình có người bị dị ứng sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
Nhiều ngành nghề dễ bị hen phế quản nghề nghiệp
Triệu chứng bệnh hen phế quản nghề nghiệp
Bệnh HPQNN có triệu chứng tương tự như bệnh hen suyễn bình thường, đó là:
- Khó thở: Người bệnh khó thở chậm, khó thở ra, có tiếng cò cứ. Mức độ khó thở tăng dần đến mức khó đứng vững, người mệt nhọc kèm toát mồ hôi, tiếng nói bị ngắt quãng. Thời gian của cơn khó thở có thể kéo dài khoảng 10 phút, nhưng đôi khi diễn ra trong hàng giờ, thậm chí có trường hợp bị khó thở liên miên cả ngày.
- Tức ngực: Người bệnh tức ngực kèm với khó thở, mức độ nặng cũng tăng theo thời gian nếu phổi tiếp tục bị nhiễm độc bởi các tác nhân gây bệnh.
- Ho khạc đờm: Kết thúc cơn hen, người bệnh sẽ ho và khạc đờm. Đờm thường sẽ trong và dính.
Khó thở, tức ngực là biểu hiện điển hình của cơn hen phế quản nghề nghiệp
Ngoài ra, người bệnh có thể bị khô miệng, nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi, kích ứng mắt, chảy nước mắt. Cơn hen xuất hiện ngay sau một vài phút khi người lao động tiếp xúc với các dị nguyên. Các triệu chứng cũng giảm, hết sau khi ngừng tiếp xúc một vài giờ.
Sau khi ngưng tiếp xúc với các dị nguyên, các triệu chứng sẽ qua đi. Các triệu chứng nặng hơn rất nhiều vào những ngày trong tuần khi làm việc, dịu đi hoặc tạm mất trong những ngày nghỉ. Sau khi đi làm trở lại, các triệu chứng lại tái phát.
Nguyên nhân gây hen phế quản nghề nghiệp
Đã có rất nhiều chất được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản nghề nghiệp (lên đến hơn 250 chất), trong đó phổ biến nhất là:
- Các chất xuất phát từ động vật: Protein trong lông, tóc, nước bọt, vảy và chất thải động vật.
- Các chất có nguồn gốc thực vật: Protein trong mủ cao su, bột ngũ cốc, bông, hạt lanh, lúa mì, papain (trong nhựa đu đủ), bụi gỗ...
- Các dung môi hữu cơ dễ bay hơi trong sản xuất sơn, vecni, các loại keo, các chất tẩy rửa…
- Kim loại: Crom, niken…
- Các chất khí độc hại và kích thích hô hấp: Khí clo, SO2, khói...
Hóa chất tẩy rửa cũng gây hen phế quản nghề nghiệp
Người làm công việc tiếp xúc với các chất trên sẽ có nguy cơ rất cao mắc bệnh hen phế quản nghề nghiệp. Ví dụ như: Công nhân nhà máy dệt may, thợ mộc, thợ in, nghề chăn nuôi, công việc thường xuyên dùng chất tẩy rửa (nhân viên vệ sinh), công nhân sản xuất mỹ phẩm, bột ngũ cốc, mạ kim loại, nhân viên y tế… Đặc biệt là với người hút thuốc, người có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc trong gia đình có người bị dị ứng thì nguy cơ tăng lên gấp nhiều lần.
Thợ làm bánh có nguy cơ mắc hen phế quản nghề nghiệp
Ngoài gây mẫn cảm cho người bệnh, các chất trên còn khiến phổi bị nhiễm độc. Phổi bị nhiễm độc cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh ngày càng trở nặng với tần suất cơn hen ngày càng tăng lên. Đồng thời, ngoài hen phế quản nghề nghiệp, người bị nhiễm độc phổi còn có thể gặp nhiều bệnh lý nguy hiểm khác trên phổi như viêm phế quản mạn, COPD, thậm chí là ung thư phổi.
Phổi bị nhiễm độc còn dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác
Điều trị hen phế quản nghề nghiệp như thế nào?
+ Tránh xa dị nguyên: Điều quan trọng nhất trong điều trị hen phế quản nghề nghiệp đó là ngừng hoặc hạn chế tối đa tiếp xúc với tác nhân gây cơn hen. Có khoảng 30% bệnh nhân hen phế quản nghề nghiệp sẽ hoàn toàn khỏi bệnh sau khi nghỉ việc.
+ Giải mẫn cảm đặc hiệu với dị nguyên đường hô hấp: Tuy rằng hiệu quả còn hạn chế nhưng đối với những trường hợp không thể ngừng tiếp xúc với dị nguyên thì đây là phương pháp được cân nhắc
+ Dùng thuốc: Thuốc giãn phế quản, thuốc giảm ho, long đờm, corticoid.
+ Giải độc phổi: Đây là điều vô cùng quan trọng, không chỉ giúp giảm nhẹ mức độ của cơn hen mà còn giúp người bệnh giảm thiểu tối đa mắc các bệnh đường hô hấp khác.
Thuốc giãn phế quản dạng xịt được dùng cho bệnh nhân hen phế quản nghề nghiệp
Phòng ngừa hen phế quản nghề nghiệp như thế nào?
- Không làm những nghề dễ bị mắc hen phế quản nghề nghiệp khi cơ địa dị ứng hoặc gia đình có người bị dị ứng.
- Kiểm soát mức độ tiếp xúc của người lao động với các dị nguyên gây hen phế quản nghề nghiệp: Thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo hộ lao động, lắp đặt hệ thống thông gió và hút bụi hiện đại, cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất, thay thế các nguyên liệu có chứa dị nguyên…
- Khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh sớm.
- Bỏ thuốc lá (nếu hút).
- Giải độc phổi: Nhiễm độc phổi chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm nhiễm, khiến người không có cơ địa dị ứng cũng bị mắc hen phế quản nghề nghiệp, khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu đi. Giải độc cho phổi vừa là biện pháp phòng ngừa, vừa giúp giảm tần suất và mức độ các cơn hen trong bệnh hen phế quản nghề nghiệp.
Giải độc phổi vừa phòng ngừa, vừa giúp ngăn bệnh tiến triển nặng
Xu hướng hiện nay đó là sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để vừa làm giảm triệu chứng, vừa giải độc cho phổi, mang lại những lợi ích lâu dài cho người bệnh.
Thảo dược tự nhiên - Giải pháp toàn diện giúp giải độc cho phổi của bạn
Với bệnh hen phế quản nghề nghiệp và các bệnh lý đường hô hấp khác, giải độc phổi đều đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các nghiên cứu trên thế giới đã đưa đến kết luận, dùng thảo dược là biện pháp hiệu quả và an toàn nhất cho lá phổi của bạn. Các thảo dược được dùng cần có tác dụng:
- Giải độc cho phổi đã bị nhiễm độc.
- Bảo vệ, không để phổi bị nhiễm độc thêm.
- Phục hồi chức năng phổi đã bị tổn thương.
- Giãn phế quản, giảm ho, long đờm.
Một thảo dược sẽ có nhiều tác dụng, nhưng không thể mang lại tất cả các tác dụng trên.Vì vậy, cần kết hợp nhiều loại thảo dược với nhau để thu được lợi ích toàn diện nhất. Hiểu được điều này, các nhà khoa học thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals đã nghiên cứu, bào chế đưa ra sản phẩm BoniDetox - Sản phẩm giải độc phổi hiệu quả.
BoniDetox - Giải pháp dành cho có nguy cơ và người đã mắc hen phế quản nghề nghiệp
BoniDetox được nhập khẩu từ Mỹ là giải pháp hoàn hảo cho người mắc và có nguy cơ mắc hen phế quản nghề nghiệp nhờ thành phần hoàn toàn từ thảo dược, đó là:
Các thảo dược giúp tăng cường khả năng tự bảo vệ của phổi
Cúc tây: Các hoạt chất trong cúc tây làm tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang. Đại thực bào phế nang có khả năng bắt giữ, tiêu diệt và loại bỏ các chất độc hại trước khi chúng kịp gây độc cho phổi.
Xuyên bối mẫu: Thảo dược này đã chứng minh được tác dụng kích hoạt lại hệ thống lông chuyển trong lòng phế quản. Lông chuyển có vai trò ngăn chặn, đẩy các chất độc ra ngoài.
Nhờ các cơ chế trên, hai thảo dược này giúp bảo vệ phổi một cách tối đa, ngăn không để phổi bị nhiễm độc thêm bởi các độc tố trong môi trường làm việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Cúc tây
Các thảo dược giúp giải độc cho phổi đã bị nhiễm độc
Cam thảo Italy, xuyên tâm liên và lá oliu: Có tác dụng chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào phổi tối đa trước các chất độc có tính oxy hóa đã có trong phổi. Không chỉ vậy, các thảo dược này còn giúp chống xơ hóa đồng thời làm sạch, loại bỏ các độc tố đó ra khỏi phổi.
Baicalin trong Hoàng cầm: Baicalin rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng cho phổi đã bị tổn thương. Tác dụng này đã được chứng minh bởi nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc và nhiều nghiên cứu khác trên thế giới.
Tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc
Nhờ các thảo dược này mà BoniDetox có tác dụng bảo vệ các tế bào chưa bị tổn thương, phục hồi các thế bào đã bị tổn thương, loại bỏ các độc tố ngăn chúng tiếp tục gây độc cho phổi.
Thảo dược giúp giãn phế quản, giảm ho, long đờm
Đó là tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh. Các thảo dược này kết hợp với nhau giúp làm giảm ho, long đờm, giãn phế quản, làm thông thoáng đường thở cho người bị khó thở, ho khan, ho đờm do nhiễm độc phổi.
Các nhóm thảo dược có trong BoniDetox
Thảo dược giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả
Phổi bị tấn công bởi khói, chất độc hại, bụi bẩn tại nơi làm việc không chỉ gây ra những cơn hen mà còn khiến người lao động đối mặt với nguy cơ ung thư rất lớn.
Chính vì vậy, BoniDetox được có thêm thành phần Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản. Chất này có tác dụng làm tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư) nhờ đó giúp người lao động phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả.
Tác dụng này đã được chứng minh bởi nghiên cứu của tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản cũng như nhiều nghiên cứu khác trên toàn thế giới.
Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản
Nhờ các thành phần trên, BoniDetox chính là lựa chọn tối ưu cho bạn khi phải làm trong môi trường nhiều tác nhân gây hại cho phổi.
BoniDetox - Tác động toàn diện trên lá phổi của bạn
BoniDetox - Sự kết hợp hoàn hảo của thảo dược tự nhiên và công nghệ bào chế hiện đại
BoniDetox được sản xuất tại hệ thống nhà máy J&E International đặt tại Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals.
Nhà máy J&E International đã đạt tiêu chuẩn GMP của: Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Trung tâm hợp tác về an toàn thực phẩm và nước uống của tổ chức y tế thế giới WHO.
Tại nhà máy này, BoniDetox được sản xuất bởi hệ thống máy móc sử dụng công nghệ microfluidizer. Đây là công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất hiện nay giúp tạo ra những phân tử hạt nano có kích thước siêu nhỏ (<70nm). Nhờ đó mà khi dùng BoniDetox, cơ thể sẽ hấp thu các tinh chất được nhanh và tốt nhất. Hiệu quả đem lại từ đó cũng đạt được tối đa.
Nhà máy J&E International đặt tại Mỹ.
BoniDetox - Lựa chọn thông minh của những người làm trong môi trường nhiều độc tố
Công việc buộc nhiều người phải tiếp xúc với các độc tố. Phổi bị nhiễm độc bởi các độc tố đó là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến người lao động phải từ bỏ công việc của mình. Hàng ngàn người đã giữ được sức khỏe cùng công việc nhờ BoniDetox.
Anh Nguyễn Văn Huyến, 40 tuổi ở thôn Bái Uyên, xã Liên Bảo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, số điện thoại: 0969.990.689.
Anh Huyến không còn dấu hiệu phổi yếu nào nhờ BoniDetox
Anh Huyến kể: “Anh làm chủ một xưởng sản xuất gỗ. Anh không làm việc tại xưởng nhưng cũng phải thường xuyên xuống thăm và giám sát công việc tại đó. Anh cũng biết là bụi gỗ, bụi sơn và nhiều chất độc khác trong xưởng sẽ ảnh hưởng nhiều đến phổi, nhưng đó là công việc”.
“Vì vậy mà anh dần dần thấy phổi mình bắt đầu gặp vấn đề. Thời gian đầu anh chỉ bị ho nhẹ, uống thuốc là khỏi. Nhưng về sau anh ho liên tục, đờm đặc quánh. Dù anh đã uống đủ loại kháng sinh, chống viêm với liều cao hơn, dùng lên loại mạnh hơn nhưng tình trạng không hề có dấu hiệu thuyên giảm. Anh được bác sĩ khuyên tránh xa nguồn gây bệnh, nhưng nếu vậy thì không khác gì nói anh bỏ xưởng gỗ của mình, điều đó thì anh không thể”.
“May mắn thay, anh đã biết đến sản phẩm BoniDetox của Mỹ. Sau 2 tuần dùng với liều 4 viên/ngày, anh chỉ còn ho đêm 1 lần, đờm cũng đã loãng hẳn ra. Đến khi dùng được 2 tháng thì anh đã không còn bất kỳ triệu chứng gì nữa rồi. BoniDetox không chỉ cứu anh mà còn cứu cả xưởng gỗ của anh nữa”. Anh Huyến vui vẻ kể.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh hen phế quản nghề nghiệp. Việc tiếp xúc với nhiều chất độc hại tại nơi làm việc không chỉ gây ra những cơn hen mà còn khiến người lao động đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm khác trên đường hô hấp. Và BoniDetox chính là giải pháp tối ưu dành cho bạn. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
Xem thêm:
- Những cách làm sạch phổi sau khi bỏ thuốc lá bạn nên biết
- Hãy đi khám ngay nếu có những triệu chứng bệnh phổi sau đây