Triệu chứng bệnh gút rất dễ tái phát lại, mỗi lần như vậy đều khiến người bệnh đau đớn, khổ sở vô cùng. Nhưng sự thật là chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế được cơn đau đó xuất hiện bằng việc tránh những nguy cơ gây khởi phát cơn gút cấp. Bài viết dưới đây sẽ hé lộ những nguy cơ đó, mời các bạn cùng đón đọc!
Những nguy cơ gây khởi phát triệu chứng bệnh gút là gì?
Triệu chứng bệnh gút là gì?
Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng acid uric trong máu, dẫn tới hình thành tinh thể muối urat lắng đọng tại các tổ chức. Khi muối urat kết tủa lại ở ổ khớp, chúng sẽ gây phản ứng viêm, làm bùng phát cơn gút cấp- triệu chứng đặc trưng của bệnh gút.
Triệu chứng bệnh gút thường xuất hiện lúc nửa đêm hoặc gần sáng, thường bắt đầu ở khớp ngón chân cái với các biểu hiện:
- Khớp đau ghê gớm, bỏng rát, đau đến cực độ, đau làm mất ngủ. Người bệnh mệt mỏi, đôi khi có sốt khoảng 38.5 độ C.
- Khớp sưng to, nóng, đỏ, phù nề, căng bóng và mức độ đau ngày càng tăng, chỉ cần chạm nhẹ cũng rất đau, bệnh nhân không thể đi lại được. Lúc đầu chỉ viêm một khớp, sau đó có thể viêm sang nhiều khớp khác như bàn chân, cổ chân, gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay.
Cơn gút cấp có thể kéo dài từ 5-7 ngày, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, triệu chứng bệnh gút dễ tái phát lại khi có các nguy cơ sau đây.
Những nguy cơ gây khởi phát triệu chứng bệnh gút
Những nguy cơ gây khởi phát triệu chứng bệnh gút bao gồm:
Uống rượu bia
Uống rượu bia có nguy cơ rất cao gây khởi phát cơn gút cấp
Những loại đồ uống có cồn như rượu bia vừa là nguyên nhân, vừa là nguy cơ gây khởi phát triệu chứng bệnh gút. Trong bia có chứa lượng lớn purin - một chất khi vào cơ thể sẽ sinh ra acid uric, làm tăng nồng độ chất này trong máu. Hơn nữa, thành phần chất cồn trong rượu, bia còn tạo ra acid acetic - một loại acid cạnh tranh đào thải với acid uric. Theo đó, việc uống rượu bia vừa làm tăng sản xuất acid uric, lại vừa làm giảm đào thải chất này, khiến nồng độ của chúng tăng cao trong máu và gây cơn đau gút cấp.
Ăn nhiều loại thức ăn giàu đạm
Những loại thức ăn giàu đạm như thịt đỏ (Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…), nội tạng động vật (Gan, thận, tim, lách,..), các loại trứng đang phát triển thành phôi (trứng vịt lộn, gà lộn, cút lộn…), hải sản (Tôm, cua, mực, cá mòi, cá ngừ, cá cơm, cá trích…) đều làm tăng nguy cơ bùng phát triệu chứng bệnh gút. Bởi thành phần đạm trong những loại thực phẩm đó đều giàu purin, làm tăng nồng độ acid uric.
Thời tiết chuyển mùa
Thời tiết chuyển mùa cũng dễ gây cơn đau cấp
Vào thời điểm chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi khiến độ nhớt của dịch khớp và máu tăng lên. Sự thay đổi nội môi này kéo theo sự lắng đọng của muối urat ở các khớp, dẫn tới tần suất và mức độ đau của cơn gút cấp cũng tăng theo.
Sử dụng thuốc lợi tiểu thiazid
Các thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid... làm giảm mức lọc cầu thận, tăng tái hấp thu urat, khiến nồng độ muối urat tăng cao và lắng đọng nhiều trong các mô. Do vậy, khi sử dụng các loại thuốc này, nguy cơ bùng phát triệu chứng bệnh gút sẽ tăng cao.
Như vậy, cơn gút cấp có nhiều tác nhân dễ gây tái phát lại. Vậy phải làm sao để tránh bị đau đớn bởi bệnh gút?
Giải pháp phòng ngừa triệu chứng bệnh gút tái phát
Để phòng ngừa triệu chứng bệnh gút tái phát, người bệnh cần kết hợp các biện pháp sau:
Tránh các nguy cơ khởi phát triệu chứng bệnh gút
- Kiêng tuyệt đối: Rượu bia, hải sản, thịt chó, các loại thịt có màu đỏ (thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…), nội tạng động vật (lòng, tim, gan, thận…). Nếu bắt buộc phải nhậu, hãy hạn chế tối đa lượng chất cồn và những món ăn nhiều đạm.
Để phòng ngừa cơn đau cấp, người bệnh phải làm sao?
- Kiêng tối đa: Các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn, gà lộn…, các loại thực phẩm đang trong quá trình phát triển nhanh như: Măng tre, nấm, giá…, các loại nước ngọt có ga như coca cola, pepsi,...
- Hạn chế những thực phẩm có nhiều đạm khác như: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt...; cá và các loại thủy sản như: Lươn, cua, ốc, ếch…; các loại đậu hạt (đậu đỏ, đậu xanh, đậu hà lan…).
- Bảo vệ khớp khi thời tiết chuyển mùa, tránh để cơ thể tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ thay đổi đột ngột.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để thay các loại thuốc khác, hạn chế sử dụng thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid...
Ức chế cơ thể tổng hợp acid uric
Cơ thể tổng hợp acid uric cần có sự xúc tác của enzym xanthin oxidase (XO). Khi ức chế được enzym này, chúng ta sẽ ức chế được quá trình hình thành acid uric trong máu.
Hiện nay, có các thuốc hạ acid uric tác động theo cơ chế này đó là febuxostat, allopurinol. Nhưng chúng lại gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, hại gan thận.
Khoa học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh những thảo dược tự nhiên như hạt cần tây, quả anh đào đen, chiết xuất hạt nhãn rất hiệu quả trong việc giúp ức chế enzym xanthin oxidase. Vì vậy, sử dụng những sản phẩm có chứa chiết xuất của các thảo dược này chính là cách làm giảm acid uric trong máu vừa hiệu quả vừa an toàn.
Quả anh đào đen có tác dụng tốt giúp hạ acid uric máu
Tăng thải acid uric qua đường niệu
Một số loại thảo dược có tác dụng giúp lợi tiểu như bách xù, trạch tả, xa tiền tử (hạt mã đề), ngưu bàng tử… là sự lựa chọn tốt cho người bệnh gout bởi chúng vừa an toàn, vừa giúp tăng thải acid uric trong máu qua đường niệu.
Trung hòa acid uric trong máu
Với tính acid của mình, acid uric trong máu có thể được trung hòa bởi một số chất có tính kiềm. Khoa học hiện đại đã chứng minh hạt cần tây không chỉ giúp ức chế XO mà còn có tính kiềm, giúp trung hòa acid uric trong máu hiệu quả.
Hiện nay, tất cả những thảo dược cho hiệu quả tốt nhất trong việc giúp hạ acid uric trong máu như anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn, trạch tả... đều đã được kết hợp trong sản phẩm BoniGut + của Mỹ.
Sản phẩm BoniGut + của Mỹ
BoniGut + - Giải pháp toàn diện giúp triệu chứng bệnh gút ngủ yên!
BoniGut + là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ. Công thức toàn diện của sản phẩm được xây dựng từ sự kết hợp các loại thảo dược quý, giúp người dùng kiểm soát tốt bệnh gút một cách đơn giản và an toàn.
Tác dụng toàn diện của BoniGut + bao gồm:
- Giúp giảm đau, chống viêm trong cơn gút cấp, bảo vệ các khớp nhờ nhóm thảo dược bạc hà, tầm ma, kim sa, húng tây, gừng.
- Giúp hạ acid uric máu theo 3 cơ chế đột phá:
+ Ức chế hình thành acid uric máu nhờ hạt cần tây, hạt nhãn, quả anh đào đen.
+ Trung hòa acid uric máu nhờ hạt cần tây.
+ Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric máu theo đường niệu nhờ ngưu bàng tử, mã đề, bách xù, trạch tả.
Tác dụng toàn diện của BoniGut +
Hơn nữa, các thành phần trong BoniGut + đều được trải qua quy trình chiết xuất hiện đại, giữ lại những chất có tác dụng, loại bỏ những tạp chất, đồng thời phát huy tối đa tác dụng của sản phẩm nhờ công nghệ bào chế Microfluidizer - công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới.
Nhờ đó, BoniGut + mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh gút, vừa giúp giảm đau, chống viêm trong cơn gút cấp vừa giúp hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát hiệu quả.
Qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết những nguy cơ gây khởi phát triệu chứng bệnh gút. Để không còn đau đớn, khổ sở vì bệnh này, sử dụng BoniGut + của Mỹ là giải pháp hoàn hảo dành cho bạn. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Hạt cần tây có tác dụng giúp giảm acid uric máu cho bệnh nhân gút- Đúng hay sai?
- Giải đáp: Bệnh gút có chữa được không?