Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Giải đáp: Người bệnh gút có ăn được đậu phụ không?

Thứ sáu, 04-12-2020 11:16 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Đậu phụ là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng bởi không chỉ ngon, dễ ăn, cách chế biến đa dạng mà còn chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, trong thành phần của đậu phụ cũng có lượng protein nhất định - chất mà người bệnh gút cần hạn chế trong các bữa ăn hằng ngày. Vậy: “Người bệnh gút có ăn được đậu phụ không?” Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

 

Người bệnh gút có ăn được đậu phụ không?

Người bệnh gút có ăn được đậu phụ không?

 

Những lợi ích khi ăn đậu phụ

   Trong đậu phụ có chứa protein, carbohydrat, chất xơ, chất béo, isoflavone và các nguyên tố vi lượng như mangan, canxi, selen, đồng, sắt, kẽm… Nhờ đó, ăn đậu phụ sẽ có một số lợi ích bao gồm:

Giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

   Các nhà khoa học Trường Y học Harvard và Bệnh viện Brigham & Women's (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu trên 200.000 người về lợi ích của việc ăn đậu phụ cho tim mạch và thu được kết quả là: Những người ăn đậu phụ 1 lần/tuần giảm 18% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch so với những người không ăn đậu phụ hoặc chỉ ăn mỗi tháng 1 lần.

   Nguyên nhân là do thành phần isoflavone trong đậu phụ có tác dụng giúp giảm nồng độ cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như: Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…

   Ngoài ra, đậu phụ còn chứa saponin - Hoạt chất giúp ức chế sự hấp thu cholesterol trong cơ thể, do đó giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.

Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

   Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ngoài lợi ích cho tim mạch, isoflavone trong đậu phụ còn giúp ngăn cản sự hình thành và phát triển của khối u, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt.

 

Ăn đậu phụ có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú

Ăn đậu phụ có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú

 

Giúp bảo vệ xương chắc khỏe

   Đậu phụ chứa hàm lượng canxi khá lớn, trong mỗi 100g đậu phụ chứa tới 20% canxi - Thành phần cấu tạo chủ yếu của xương. Đặc biệt bổ sung isoflavone có trong đậu phụ mỗi ngày có thể làm giảm tình trạng mất xương, đặc biệt là trong thời kỳ mãn kinh.

   Do đó, bạn nên bổ sung đậu phụ trong khẩu phần ăn của mình để giúp bảo vệ xương chắc khỏe.

   Với những lợi ích trên, có thể thấy đậu phụ là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với hàm lượng đạm nhất định có trong đậu phụ thì liệu “Người bệnh gút ăn được đậu phụ không?” Câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo của bài viết.

 

Bệnh gút có ăn được đậu phụ không?

   Bệnh gút xảy ra khi nồng độ acid uric máu tăng cao, dẫn đến sự hình thành tinh thể muối urat, lắng đọng ở các khớp và mô liên kết, gây cơn đau gút cấp.

   Acid uric máu là sản phẩm của quá trình phân hủy tế bào chết trong cơ thể và thức ăn giàu đạm chứa nhân purin. Do đó, người bệnh gút cần hạn chế các loại thực phẩm chứa hàm lượng lớn chất đạm có nhân purin để tránh bùng phát cơn gút cấp.

 

 Bệnh gút có ăn được đậu phụ không?

Bệnh gút có ăn được đậu phụ không?

 

   Trong 100g đậu phụ có khoảng 8g protein. Tuy lượng protein ở đậu phụ cao nhưng theo nghiên cứu của nhà khoa học Yamakita (Nhật Bản) cùng các cộng sự của mình, hàm lượng purin trong đó chỉ khoảng 13mg. Do đó, việc ăn đậu phụ có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu nhưng lượng gia tăng này không đáng kể.

   Trong cuốn “Chuyển hóa Purine và Pyrimidine ở nam giới” (thuộc bộ sách “Những tiến bộ trong Y học Thực nghiệm và Sinh học”) có chỉ rõ: Ăn đậu phụ giúp tăng bài tiết axit uric qua nước tiểu. Sự bài tiết axit uric qua nước tiểu tăng đáng kể từ 34,24mg/giờ lên 44,30mg/giờ sau khi ăn đậu phụ.

   Như vậy, đậu phụ làm tăng nhẹ acid uric nhưng cũng làm tăng thải chúng qua đường niệu. Do đó về mặt tổng thể, việc ăn đậu phụ sẽ không ảnh hưởng đến bệnh gút. Hơn nữa, đây là một nguồn protein lớn cho cơ thể, rất tốt cho người bệnh gút khi họ phải kiêng khem rất nhiều. Vậy nên, người bệnh gút có thể ăn được đậu phụ, không cần kiêng.

 

Lưu ý khi ăn đậu phụ ở người bệnh gút

   Đậu phụ là thực phẩm lành tính, với nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, với bệnh nhạy cảm như gút thì người bệnh cần chú ý ăn các món ăn từ đậu phụ được chế biến đúng cách với một lượng phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn đậu phụ dành cho người bệnh gút:

  • Hạn chế ăn đậu phụ nếu có bệnh sỏi thận hoặc mắc các bệnh về tuyến giáp.
  • Không nên ăn quá 300gr đậu phụ/ngày.
  • Nên ăn đậu phụ luộc, hấp thay vì đậu rán, đặc biệt là không nên ăn đậu rán chấm mắm tôm.
  • Có thể thay thế đậu phụ bằng sữa đậu nành.

   Ngoài đậu phụ, người bệnh gút cần biết những loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn khác, từ đó có chế độ ăn uống hợp lý để hỗ trợ kiểm soát nồng độ acid uric máu, ngăn ngừa các cơn gút cấp và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh gút như tàn phế khớp, hủy hoại thận, đột quỵ...

 

Chế độ ăn uống phù hợp dành cho người bệnh gút

Chế độ ăn uống phù hợp dành cho người bệnh gút

 

Chế độ ăn uống phù hợp dành cho người bệnh gút

   Để hỗ trợ kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu, người bị bệnh gút nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, cụ thể là:

Những thực phẩm nên bổ sung hằng ngày

  • Uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric.
  • Bổ sung thêm 500 - 1000mg vitamin C hàng ngày.
  • Nên ăn các loại thịt có màu trắng (thịt cá sông, thịt lườn gà,...) để vừa bổ sung đủ protein cho cơ thể, vừa hạn chế dung nạp quá nhiều đạm chứa nhân purin.
  • Tăng cường bổ sung các loại rau củ vì chúng chứa hàm lượng nhân purin thấp khoảng 20 - 25mg purin, đồng thời cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, ví dụ như rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, các loại cà,...
  • Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.

Những thực phẩm người bệnh gút không nên ăn

  • Hạn chế hoặc tốt nhất là người bệnh nên kiêng rượu bia.
  • Kiêng ăn các loại rau có tốc độ sinh trưởng mạnh như măng tre, giá đỗ, măng tây, nấm.
  • Kiêng các loại thực phẩm giàu đạm chứa nhân purin như thịt đỏ (thịt chó, thịt bò, thịt lợn,...); nội tạng động vật (gan, ruột non, ruột già,...); thủy hải sản (tôm, cua, cá, lươn,...).

   Việc kiêng khem nghiêm ngặt trong chế độ ăn uống sẽ hỗ trợ phần nào kiểm soát acid uric máu. Tuy nhiên, với những người có nồng độ acid máu quá cao, hình thành bệnh gút mãn tính, thì nếu chỉ kiêng khem trong chế độ ăn uống là chưa đủ. Thực tế ở nhiều bệnh nhân gút, họ đã rất cẩn thận trong việc ăn uống, nhưng nồng độ acid uric vẫn ở ngưỡng cao, họ vẫn thường xuyên bị hành hạ bởi cơn đau gút cấp.

   Do đó bên cạnh chế độ ăn uống, để kiểm soát tốt bệnh gút, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát, đồng thời phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, ngay từ đầu các chuyên gia thường khuyên người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp hạ acid uric máu hiệu quả, an toàn. Tiêu biểu nhất trong các sản phẩm thảo dược dành cho người bệnh gút đó là BoniGut + của Mỹ.

 

BoniGut + - Sản phẩm hoàn hảo giúp đẩy lùi bệnh gút dễ dàng

BoniGut + - Sản phẩm hoàn hảo giúp đẩy lùi bệnh gút dễ dàng

 

BoniGut + - Sản phẩm hoàn hảo giúp đẩy lùi bệnh gút dễ dàng

   BoniGut + đến từ Mỹ là sản phẩm của tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới - Tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals. Đây là sản phẩm hoàn hảo nhờ có thành phần toàn diện và công nghệ chiết xuất, bào chế hiện đại.

BoniGut + có công thức toàn diện và an toàn từ thảo dược tự nhiên

BoniGut + là sự kết hợp tinh tế của nhiều thảo dược quý, giúp hạ acid uric máu theo 3 cơ chế đột phá, đồng thời giúp chống viêm, giảm đau trong cơn gút cấp. Cụ thể là:

  • Quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn: Giúp hạ acid uric trong máu hiệu quả nhờ ức chế enzym xanthin oxidase - enzyme tham gia vào quá trình hình thành acid uric, từ đó giúp ức chế quá trình tạo acid uric. Hơn nữa, tính kiềm của hạt cần tây còn giúp trung hòa acid uric máu.
  • Bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề, trạch tả: Giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric trong máu qua thận.
  • Gừng, bạc hà, tầm ma, húng tây: Giúp chống viêm, giảm đau trong cơn gút cấp.

BoniGut + là sản phẩm của công nghệ bào chế hiện đại

   BoniGut + được sản xuất bởi nhà máy J&E International ở Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals. Tại nhà máy này, các thành phần của BoniGut + được sử dụng công nghệ Microfluidizer - công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới, giúp tạo ra các phân tử hạt nano. Với kích thước siêu nhỏ (<70nm), các tinh chất từ thảo dược trong BoniGut + có thể được hấp thu tối đa 100%, giúp người dùng đạt hiệu quả cao nhất.

   Nhờ công thức toàn diện kết hợp với công nghệ bào chế hiện đại, BoniGut + vừa giúp hạ acid uric máu hiệu quả vừa giúp giảm đau trong cơn gút cấp, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát, đồng thời phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh này. Hơn nữa, khi nồng độ acid uric đã trở về ngưỡng an toàn, BoniGut + sẽ giúp người bệnh giảm bớt sự hà khắc trong chế độ ăn uống.

 

Có BoniGut +, không còn nỗi lo bệnh gút!

Sau nhiều năm có mặt ở thị trường Việt Nam, BoniGut + đã giúp hàng vạn người bệnh lấy lại niềm vui trong cuộc sống, không còn phải lo lắng về bệnh gút nữa.

Chú Viên văn Lộc, 65 tuổi, ở căn hộ D, tầng 13 tháp A, chung cư 18 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội, điện thoại: 0945.113.136

 

 Chú Viên văn Lộc, 65 tuổi

Chú Viên văn Lộc, 65 tuổi

 

Chú Lộc chia sẻ: “Chú bị bệnh gút từ năm 50 tuổi, nhưng lúc đó chưa đau nhiều. Cách đây khoảng 3 năm, cơn gút cấp mới xuất hiện nhiều và đau dữ dội hơn, có khi 1 tháng đau 1 lần, kéo dài khoảng 2-3 ngày, chủ yếu đau về đêm khiến chú không tài nào chợp mắt. Khi đó, acid uric máu đã là 605 µmol/l. Chú biết bệnh này phải kiêng khem nhiều, nhưng không biết bệnh gút có ăn được đậu phụ không nên dù rất thích chú cũng chả dám ăn, sợ lên cơn đau lắm.”

“May thay có người bạn giới thiệu sản phẩm BoniGut +. Chú mua về uống 6 viên/ngày chia 2 lần, dùng hết 1 lọ, chú thấy cơn đau qua nhanh, chân tay êm ái hơn, thấy ổn nên chú ra nhà thuốc mua liền 3 lọ nữa. Tháng tiếp theo, cơn đau không hề quay lại, chú mừng quá, giống như mình vừa được hồi sinh vậy. Vì thế chú quyết tâm dùng liên tục BoniGut +, thời gian sau chú đi đo lại acid uric máu, không ngờ là nó chỉ còn 342µmol/l. Dùng BoniGut + lâu dài vậy mà chú không hề gặp tác dụng phụ nào, hơn nữa chú có thể ăn uống thoải mái hơn trước, ăn đậu, ăn thịt cá, thậm chí thi thoảng uống cốc bia, chén rượu mà cũng không hề gì. Chú hài lòng lắm!’

 

Chú Phạm Văn Lâm, 55 tuổi - trưởng thôn My Khê, xã Vĩnh Hồng, Bình Giang, Hải Dương

 

Chú Phạm Văn Lâm, 55 tuổi

Chú Phạm Văn Lâm, 55 tuổi

 

Chú Lâm chia sẻ: "Năm 2012 tôi phát hiện mình bị gút. Mỗi lần cơn gút cấp bùng phát, vùng xung quanh ngón chân cái bên trái sưng vù lên đỏ ửng, đau tới chảy nước mắt, không đi lại được. Bác sĩ kê đơn thuốc mà tôi uống lần nào là tiêu chảy lần đấy. Tôi còn chẳng ăn uống được gì vì lo sợ các cơn đau kéo đến, đến đậu phụ là món ăn rất ưa thích của tôi nhưng vì không rõ bệnh gút có ăn được đậu phụ không nên tôi cũng chẳng dám ăn nhiều. Vậy mà những cơn đau khủng khiếp vẫn thường xuyên kéo đến".

"Nhờ có BoniGut +, tôi cảm thấy mình như được sống lại một lần nữa vậy. Từ khi dùng BoniGut + tôi thấy người khỏe khoắn hơn hẳn, cũng chưa gặp bất kỳ cơn đau gút cấp nào quay lại. Tuyệt vời nhất là việc ăn uống của tôi cũng trở nên thoải mái hơn, không phải kiêng khem khổ sở như trước nữa. Thỉnh thoảng tôi ăn bữa tôm, bữa cá, ăn đậu thoải mái mà vẫn không hề gì. Tôi mừng lắm!"

   Hy vọng qua bài viết, quý bạn đọc đã biết được câu trả lời cho câu hỏi “Người bệnh gút có ăn được đậu phụ không?” và nắm được giải pháp tối ưu nhất giúp cải thiện bệnh này đến từ BoniGut +. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!

 

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc