Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Top 5 lưu ý quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân COPD

Thứ bảy, 08-05-2021 16:06 PM

 

COPD là bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm với tỷ lệ tử vong rất cao. Năm 2016, trên toàn cầu, ước tính có tổng hơn 250 triệu người bị COPD. Thống kê cũng cho thấy, có đến 3,2 triệu ca tử vong mỗi năm do căn bệnh này gây ra. Cùng với phác đồ điều trị của bác sĩ thì việc chăm sóc đúng cách cũng góp phần quan trọng đối với hiệu quả kiểm soát căn bệnh này. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn 5 lưu ý quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân COPD. Mời các bạn cùng theo dõi.

 

Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân COPD là gì?

Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân COPD là gì?

 

COPD - Thách thức lớn đối với nền y học toàn cầu

COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) là bệnh lý đường hô hấp phổ biến, đặc trưng bởi sự tắc nghẽn của luồng khí trong phổi do khí phế thũng (giãn phế nang) và/hoặc viêm phế quản mãn tính. Từ đó, chức năng hô hấp của phổi bị suy giảm, gây ra các triệu chứng khó thở, ho, tăng tiết đờm nhầy và thở khò khè.

COPD là bệnh lý nguy hiểm bởi tỷ lệ tử vong cao, bệnh tiến triển nặng dần theo thời gian, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và chưa có phương pháp điều trị khỏi hẳn.

Xen kẽ với các giai đoạn ổn định, người bệnh COPD còn phải đối mặt với các đợt cấp có triệu chứng rầm rộ hơn, khiến họ phải nhập viện cấp cứu, thậm chí dẫn đến tử vong. Sau mỗi đợt cấp, bệnh sẽ tiến triển theo hướng trầm trọng hơn, chức năng hô hấp ngày càng suy giảm.

Các biến chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD bao gồm: Tràn khí màng phổi, tăng áp lực động mạch phổi, suy tim phải, đa hồng cầu, ung thư phổi,...

 

COPD có thể dẫn đến biến chứng ung thư phổi

COPD có thể dẫn đến biến chứng ung thư phổi

 

Tuy nhiên, nếu hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để từ đó áp dụng các biện pháp khắc phục hiệu quả thì người bệnh hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này.

 

Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh COPD?

Nguyên nhân gốc gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là do các chất độc hại từ môi trường bên ngoài tấn công và tiến sâu vào trong phổi, không được loại bỏ mà bám lại trong phổi, gây nhiễm độc và tổn thương phổi. Sau một thời gian dài không được giải độc, các tổn thương sẽ lớn dần và gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Đồng thời, khi đã mắc bệnh COPD, nhiễm độc phổi sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn, khó điều trị hơn.

Vì thế, những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh COPD là:

- Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc.

- Sống trong môi trường không khí ô nhiễm như: Tại các thành phố lớn, gần khu công nghiệp, trong các làng nghề thủ công…, tiếp xúc thường xuyên với bụi đường, bụi mịn, khí thải từ các phương tiện giao thông, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật....

- Làm việc trong môi trường độc hại như: Mỏ khai thác than, đá quặng, công trường xây dựng, nhà máy công nghiệp.

- Có các nhiễm trùng đường hô hấp tái diễn nhiều lần: Những người ngày còn nhỏ bị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại nhiều lần hoặc gặp những đợt cấp nặng về sau sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh COPD.

 

Người hút thuốc lá có nguy cơ cao bị COPD

Người hút thuốc lá có nguy cơ cao bị COPD

 

Do đó, để cải thiện hiệu quả bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bạn cần có biện pháp bảo vệ phổi từ bên ngoài và giải độc phổi từ bên trong.

 

Top 5 lưu ý quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân COPD

Khi mắc COPD, cuộc sống hàng ngày của người bệnh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các triệu chứng và biến chứng của bệnh. Do đó, các mục tiêu bạn cần hướng tới khi chăm sóc bệnh nhân COPD là giúp họ:

  • Khắc phục nguyên nhân gây bệnh, giảm tần suất xuất hiện đợt cấp và biến chứng nguy hiểm.
  • Cải thiện các triệu chứng ho, đờm, khó thở.
  • Phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời các đợt cấp COPD hay trong các trường hợp nguy hiểm khác.
  • Giải tỏa lo lắng, ổn định tâm lý, sống lạc quan.

Dưới đây là 5 lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ khi chăm sóc người bệnh COPD:

Theo dõi sát sao quá trình dùng thuốc điều trị COPD của người bệnh

Hàng ngày, người bệnh COPD phải dùng rất nhiều loại thuốc khác nhau (dạng hít hoặc dạng viên…) để kiểm soát triệu chứng nên đôi lúc vì lý do nào đó mà họ có thể quên sử dụng một vài loại. Là người chăm sóc bệnh nhân COPD, bạn cần đảm bảo họ uống thuốc đầy đủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Ngoài ra, bạn cũng cần nắm được cách sử dụng đúng của các thiết bị phục vụ điều trị COPD để hỗ trợ người bệnh khi cần thiết.

Khi người bệnh gặp các tác dụng phụ của thuốc hoặc bệnh tiến triển ngày càng nặng thì bạn cần trao đổi lại ngay với bác sĩ để xem xét điều chỉnh điều trị cho phù hợp.

 

Người bệnh COPD cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh COPD cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

 

Cải thiện không gian sống cho người bệnh COPD

Bạn cần chú ý cải thiện không gian sống cho người bệnh COPD, cụ thể:

  • Sắp xếp đồ dùng trong nhà tiện lợi nhất cho sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, đặt những vật dụng mà người bệnh thường xuyên sử dụng ở cạnh họ vì bệnh COPD lấy đi nhiều năng lượng của người bệnh, đôi khi chỉ ngồi thở thôi họ cũng cảm thấy rất mệt mỏi.
  • Cải thiện không khí trong nhà luôn sạch sẽ và thoáng đãng. Không khí trong lành sẽ góp phần giúp người bệnh COPD hít thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn chú ý không sử dụng sản phẩm tẩy rửa chứa nhiều chất hóa học để lau dọn nhà cửa. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng các sản phẩm làm đẹp như nước hoa, keo xịt tóc,... khi ở gần người thân bị COPD vì mùi hương nồng từ chúng có thể khiến các triệu chứng COPD trầm trọng hơn.

 

Khuyến khích người bệnh COPD thay đổi thói quen sống lành mạnh

Việc thay đổi các thói quen sống lành mạnh giúp người bệnh COPD cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh. Do đó, khi chăm sóc các bệnh nhân COPD, bạn cần giúp đỡ, khuyến khích họ thực hiện những điều sau:

  • Bỏ thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá: Thống kê cho thấy khoảng 80% trường hợp mắc COPD có liên quan đến khói thuốc lá. Do đó, từ bỏ thói quen hút thuốc lá là điều rất quan trọng. Đồng thời, người bệnh COPD không hút thuốc lá cũng cần tránh xa những nơi có khói thuốc vì khi thường xuyên hít phải khói thuốc lá sẽ gây tổn thương phổi và góp phần làm bệnh COPD tiến triển xấu hơn.
  • Tập thể dục đều đặn hàng ngày: Thói quen này giúp nâng cao sức đề kháng và góp phần giúp cải thiện bệnh COPD. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh COPD có thể gây khó khăn cho việc tập luyện. Do đó, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa hô hấp trước khi để bệnh nhân thực hiện các bài tập. Người bệnh chỉ nên tập luyện vừa sức, đều đặn hàng ngày và kiên trì trong thời gian dài.
  •  

Tập thể dục hàng ngày tốt cho người bệnh COPD

Tập thể dục hàng ngày tốt cho người bệnh COPD

 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bệnh COPD        

Chế độ ăn cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cần phải cân bằng, lành mạnh để duy trì đủ năng lượng cho việc thở và hoàn thành các hoạt động sinh hoạt hàng ngày:

  • Nguồn dinh dưỡng đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất đạm, chất béo, chất xơ và chất bột cho người bệnh. 
  • Hạn chế dùng chất béo từ động vật, nên dùng nhiều chất béo từ dầu thực vật, cá …
  • Tăng cường các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C, E, A …
  • Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, nhất là thực phẩm mặn, nhiều muối như loại đồ ăn đóng hộp, thực phẩm muối.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, chọn những loại thức ăn ít năng lượng, dễ tiêu hóa vào các bữa tối.

 

Áp dụng biện pháp giúp giải độc phổi cho người bệnh COPD

Như chúng ta đã tìm hiểu trên đây, giải độc phổi vừa là nguyên nhân gây bệnh vừa là tác nhân khiến bệnh COPD tiến triển trầm trọng hơn. Do đó, giải độc phổi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của người bệnh và sản phẩm BoniDetox của Mỹ sẽ giúp bạn làm được điều đó.

 

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ

 

BoniDetox là gì

BoniDetox là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, có sự kết hợp hoàn hảo của nhiều thảo dược tự nhiên, tạo thành công thức toàn diện, mang đến hiệu quả vượt trội cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.

Cụ thể thành phần của BoniDetox bao gồm:

- Các thảo dược giúp giải độc phổi: Xuyên tâm liên, cam thảo Ý, lá Oliu và Baicalin (trong hoàng cầm). Các thảo dược này khi kết hợp với nhau sẽ giúp làm sạch, loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, bảo vệ tế bào phổi trước các gốc tự do, đặc biệt là giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương hiệu quả.

- Các thảo dược giúp tăng cường khả năng bảo vệ của phổi: Xuyên bối mẫu, cúc tây. Trong đó, xuyên bối mẫu giúp kích hoạt lại hệ thống lông chuyển trong đường thở, đẩy các độc tố ra ngoài môi trường trước khi chúng kịp tấn công sâu vào trong phổi. Còn cúc tây giúp làm tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang, từ đó giúp tiêu diệt và loại bỏ độc tố ngay khi chúng mới tiến vào phổi.

 

Các thảo giúp giảm ho, long đờm, chống viêm, kháng khuẩn, giãn phế quản

Các thảo giúp giảm ho, long đờm, chống viêm, kháng khuẩn, giãn phế quản

 

- Các thảo dược làm giảm triệu chứng: Tỳ bà diệp, bồ công anh, lá bạch đàn. Các thảo này giúp giảm ho, long đờm, chống viêm, kháng khuẩn, giãn phế quản. Nhờ đó, BoniDetox giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở cho người bệnh COPD.

- Thành phần giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả: Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản, sử dụng Fucoidan mỗi ngày giúp làm tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen, phòng ngừa nguy cơ ung thư hiệu quả.

 

Thành phần toàn diện của sản phẩm BoniDetox

Thành phần toàn diện của sản phẩm BoniDetox

 

Không những vậy, hiệu quả BoniDetox còn được tối ưu hóa nhờ công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới - công nghệ Microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần trong BoniDetox có kích thước đồng nhất, độ ổn định cao, loại bỏ được tối đa tạp chất, khả năng hấp thu có thể lên tới 100%, mang đến tác dụng tối ưu cho người sử dụng.

Nhờ thành phần toàn diện và công nghệ bào chế tiên tiến, BoniDetox chính là sự lựa chọn tối ưu cho người bệnh COPD, giúp giải độc phổi, khắc phục nguyên nhân gây bệnh, từ đó làm giảm tần suất xuất hiện các đợt cấp, đồng thời giúp giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

 

BoniDetox có tốt không

Được phân phối rộng khắp Việt Nam, BoniDetox đã giúp hàng ngàn người bệnh COPD sống vui, sống khỏe, không còn lo lắng về bệnh tật. Dưới đây là phản hồi của một số khách hàng đã sử dụng sản phẩm:

Bác Nguyễn Duy Tuyên (78 tuổi), ở số 148 phố Trung Phụng, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, Hà Nội, điện thoại: 0912.175.893

Chia sẻ của bác Tuyên về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính của mình

 

“Bác bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD đã hơn 20 năm rồi. Bác thường xuyên bị khó thở, thậm chí ngạt thở, như có ai ép phổi mình lại. Đờm thì nhiều nhưng bác không khạc ra được nên toàn phải ho thốc lên, khổ sở lắm. Từ những năm 2000 trở đi, bệnh bắt đầu trở nặng, một năm bác phải đi cấp cứu 2 lần vì tắc nghẽn đường thở, không thở được, người cứ ngất lịm đi. Bác dùng thuốc tây đều đặn theo đơn bác sĩ kê nhưng bệnh tình cũng chẳng cải thiện là bao.”

“Tình cờ, bác được biết đến sản phẩm BoniDetox của Mỹ nên mua về dùng thử với liều 4 viên/ngày. Khi sử dụng hết lọ đầu tiên, bác thấy cơn ho ngớt hẳn, việc khạc đờm cũng dễ hơn rất nhiều. Sau 2 tháng dùng BoniDetox đều đặn, các triệu chứng đã giảm gần như hoàn toàn. Bác thấy đường thở thông thoáng, không còn bị tắc nghẽn, ngực không còn cảm giác bị gò bó, bác hít vào thở ra nhẹ nhàng. Bác cũng hết hẳn đờm, không còn ho hắng gì nữa. BoniDetox hiệu quả thật đó!”

Bác Võ Hoành (83 tuổi) ở thôn Gia Cát, xã Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

 

Bác Võ Hoành, 83 tuổi

Bác Võ Hoành, 83 tuổi

 

Bác Hoành chia sẻ: “Ngày trước bác bị viêm phế quản mãn tính, vì không kiểm soát tốt nên tiến triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD. Dù chưa có biến chứng gì nhưng các triệu chứng khó thở với ho đờm của bệnh đã khiến bác vô cùng khổ sở. Mỗi ngày bác ho không biết bao nhiêu lần. Mà lúc ho có dễ đâu, bác phải lấy hết sức bình sinh mới ho và khạc được đờm ra. Vì bị khó thở nặng nên bác không đi đâu được, không làm được gì vì chỉ cần vận động một chút thôi là bác đã thấy mệt lử người rồi”.

“Bác dùng BoniDetox được nửa tháng thì số lần ho đã giảm hẳn đi. Mỗi lần ho đều rất nhẹ nhàng, đờm trong và loãng hơn nên dễ khạc hơn trước rất nhiều. Sau 3 tháng thì bác thấy dễ thở hơn, quãng đường đi bộ đã tăng lên đáng kể, bác không hay bị mệt như trước nữa. Giờ thì bác thấy COPD sẽ không quá nguy hiểm nếu như mình có phương pháp cải thiện  đúng và hiệu quả”.

Bài viết trên đã cung cấp cho quý bạn đọc những lưu ý quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân COPD. Giải độc phổi là nhiệm vụ cần thiết với người bệnh và sản phẩm BoniDetox sẽ giúp bạn làm được điều đó. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào khác, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài (miễn cước) 1800.1044 trong giờ hành chính để được giải đáp cụ thể. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

Xem thêm:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDetox 30v

360.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc