Bệnh gút mang đến những nỗi đau cực kỳ khủng khiếp và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Nhất là khi người bệnh gặp cơn đau gút cấp. Vậy làm cách nào để người bệnh vượt qua nỗi đau do gút? Giảm đau cơn gút cấp bằng cách nào hiệu quả nhất? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Giảm đau cơn gút cấp bằng cách nào?
Tổng quan về bệnh gút
Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu, gây lắng đọng tinh thể natri urat tại khớp và các mô liên kết.
Bệnh thường hay gặp ở nam giới tuổi 30-40 tuổi trở lên và một số ít ở nữ giới tuổi mãn kinh.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gút. Nguyên nhân thường gặp nhất là do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhân purin: Thịt đỏ, phủ tạng động vật, hải sản… Ngoài ra các yếu tố di truyền, béo phì, thừa cân, suy giảm chức năng thận hay là dùng các thuốc lợi tiểu, corticoid… đều là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
Cơn gút cấp là gì?
Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu, gây lắng đọng tinh thể natri urat tại khớp và các mô liên kết.
Cơn gút cấp là triệu chứng lâm sàng của bệnh gút. Cơn gút cấp xảy ra khi lượng acid uric máu vượt ngưỡng cho phép của cơ thể và acid uric dư thừa do không đào thải hết sẽ lắng đọng tại các khớp, sau đó các tinh thể muối sẽ hình thành trong khớp và gây viêm đau.
Cơn gút cấp thường xuất hiện sau một bữa ăn nhiều rượu thịt; sau chấn thương, phẫu thuật; sau những chấn động về tinh thần (quá xúc động, quá căng thẳng, lo lắng…) hoặc sau khi dùng một số thuốc như lợi tiểu nhóm chlorothiazid, vitamin B12, steroid…
Nồng độ acid uric tăng cao gây bùng phát cơn gút cấp
Triệu chứng của cơn gút cấp
Đứng thứ 4 trong 15 bệnh khớp phổ biến hiện nay, triệu chứng của bệnh gút rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khớp khác. Sự nhầm lẫn này rất nguy hiểm vì gút có những biến chứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh như cục tophi, sỏi thận, suy thận, biến dạng khớp gây tàn phế. Vì vậy bạn cần hiểu rõ về triệu chứng về bệnh gút để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Cơn gút cấp là triệu chứng lâm sàng xuất hiện đầu tiên và bạn có thể nhận biết cơn gút cấp qua các biểu hiện dưới đây:
- Cơn đau gút cấp thường khởi phát đột ngột vào lúc nửa đêm hay gần sáng.
- Thường khởi phát ở ngón chân cái sau đó lan dần sang các khớp xung quanh: Khớp mu bàn chân, cổ chân, khớp gối, khớp ngón tay, bàn tay…
- 4 Triệu chứng điển hình của cơn đau gút cấp: Sưng, nóng, đỏ, đau. Các khớp sưng to, đỏ, phù nề, căng bóng, nóng, đau dữ dội và mức độ tăng dần, chỉ cần hơi va chạm nhẹ cũng rất đau.
- Cơn gút cấp kéo dài nhiều ngày, thường 5 - 7 ngày. Sau đó các chỗ viêm sẽ nhẹ dần, các cơn đau cũng giảm đi, bớt sưng phù, nhưng da hơi tím.
- Ngoài ra người bị gút có thể bị sốt, nhưng thường là sốt nhẹ, không sốt quá cao, cũng có trường hợp sốt kèm theo ớn lạnh, rét run.
Bốn triệu chứng điển hình của cơn gút cấp
Cơn gút cấp tính rất dễ tái phát, thông thường 1-2 cơn mỗi năm, sau đó khoảng cách giữa các cơn ngắn lại, nhưng cũng có trường hợp tới trên 10 năm mới tái phát. Cơn gút cấp tái phát lại nhiều lần sẽ dẫn đến bệnh gút mãn tính.
Gút mãn tính là bệnh lý rất nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy bệnh nhân đừng nên chủ quan khi gặp các triệu chứng ban đầu của bệnh gút.
Làm cách nào để giảm đau cơn gút cấp và phòng ngừa những đợt cấp của bệnh Gút
Để có thể ngăn chặn những cơn đau gút cấp đột ngột tấn công cũng như giảm đau khi đang bị đau cấp, bạn có thể áp dụng các cách sau:
Dùng thuốc giảm đau
Uống thuốc giảm đau gút cấp là cách hiệu quả và nhanh chóng nhất để đánh bay cơn đau gút cấp. Một số loại thuốc giảm đau kháng viêm phổ biến thường được sử dụng khi đau cấp là colchicin, corticoid, thuốc chống viêm không steroid…
Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng thuốc giảm đau vì những thuốc này nếu dùng lâu dài sẽ gây ra rất nhiều tác dụng không mong muốn trên gan, thận và đường tiêu hóa.
Không nên lạm dụng thuốc giảm đau trong cơn gút cấp
Cải thiện chế độ ăn uống
Chúng ta đều biết nguyên nhân chính làm cơn gút cấp bùng phát là do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh. Để hạn chế việc cơn gút cấp tái phát lại nhiều lần thì việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho người bệnh gút là rất quan trọng. Một chế độ ăn phù hợp cho bệnh nhân Gút là:
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu nhân purin như thịt đỏ, phủ tạng động vật, hải sản…
- Kiêng tuyệt đối rượu bia và chất kích thích
- Uống nhiều nước: Người bệnh nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể đào thải acid uric tốt hơn, giúp giảm cơn đau gút. Tuy nhiên người bệnh gút lưu ý không nên uống nước ngọt, đồ uống có ga.
- Ngoài ra, bệnh nhân Gút cũng nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động với các môn thể thao phù hợp với thể trạng. Người bệnh cũng cần thay đổi các thói quen xấu như: Thức khuya, nhịn tiểu và kiểm soát căng thẳng, mệt mỏi…
Người bệnh gút hạn chế các thực phẩm giàu purin
Ngâm chân với nước ấm và muối
Acid uric trong máu thường bị tác động bởi nhiệt độ, ở nhiệt độ thích hợp, acid uric dễ được hòa tan. Biện pháp ngâm vùng xương khớp với nước ấm và muối là cách hiệu quả giúp giải quyết những cơn đau.
Vì nước ấm giúp máu lưu thông tốt hơn tạo điều kiện cho acid uric đào thải qua hệ bài tiết nhanh chóng hơn. Trong dân gian, người ta còn sử dụng lá lốt hoặc lá trầu không đun sôi với nước, sau đó ngâm chân cho người bệnh gút. Thời gian ngâm thường kéo dài khoảng 15 phút trước khi đi ngủ và nên làm liên tiếp trong 10 ngày.
Ngâm chân làm giảm đau cho người bệnh gút
Chườm đá lạnh
Việc chườm đá lạnh giúp làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác vùng bị đau giúp người bệnh quên đi cơn đau và có cảm giác thoải mái hơn.
Bạn không nên dùng trực tiếp đá lên bề mặt da vùng sưng đau mà bọc trong 1 chiếc khăn vải mềm và chườm nhẹ nhàng xung quanh vùng sưng đau. Làm như vậy trong 25 -30 phút sẽ giúp làm dịu các cơn đau và người bệnh sẽ tỉnh táo hơn.
Chườm đá lạnh làm giảm đau trong cơn gút cấp
Nghỉ ngơi
Những lúc cơn đau gút cấp tái phát, tốt nhất bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ nhàng để tránh làm cho cơ thể khó chịu. Bạn nên nằm thư giãn, đầu gối thấp và chân kê cao. Đây là cách giúp khí huyết lưu thông, giúp người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chiết xuất thảo dược thiên nhiên
Như chúng ta đã biết, cơn gút cấp bùng phát do acid uric trong máu cao tăng cao. Do đó, để kiểm soát cơn gút cấp thì cần phải kiểm soát nồng độ acid uric máu ở ngưỡng an toàn (<420µmol/l). Hiện nay trên thị trường, một số sản phẩm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên có công dụng hỗ trợ giảm đau và hạ acid uric máu rất tốt. BoniGut chính là một trong những sản phẩm như vậy.
BoniGut - ngăn ngừa cơn gút cấp quay trở lại
Thầy thuốc Nhân dân, Phó giáo sư – Tiến sĩ Trần Quốc Bình, Nguyên Giám Đốc Bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương cho biết: “Với bệnh gút, xu hướng hiện nay là sử dụng những sản phẩm từ thảo dược vừa an toàn vừa hiệu quả. Một số loại thảo dược tiêu biểu là quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn kết hợp với những thảo dược có tác dụng lợi tiểu và chống viêm giảm đau. Với sự kết hợp đó, tác dụng đạt được sẽ cao nhất.”
“Vấn đề lớn nhất đặt ra đó là làm thế nào để có thể kết hợp các thảo dược này với nhau, làm sao để cơ thể hấp thu được tất cả các hoạt chất trong chúng. Để đạt được điều đó đòi hỏi phải có kỹ thuật và công nghệ chiết xuất, bào chế tiên tiến và tối ưu nhất. Rất may hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm BoniGut của Canada và Mỹ, kết hợp được nhiều loại thảo dược tự nhiên, được sản xuất bởi công nghệ hiện đại giúp cải thiện bệnh gút an toàn hiệu quả."
Thành phần vượt trội của BoniGut
Tập đoàn dược phẩm Viva group của Mỹ và Canada đã sử dụng công nghệ microfluidizer – công nghệ siêu nano hiện đại bậc nhất thế giới để kết hợp 12 loại thảo dược trên làm hạ acid uric máu với 3 cơ chế ưu việt:
- Tăng đào thải acid uric qua thận nhờ các thảo dược có tác dụng lợi tiểu như: bách xù, trạch tả, ngưu bàng tử và hạt mã đề.
- Ức chế quá trình tạo acid uric máu nhờ ức chế enzym xanthin oxidase nhờ quả anh đào đen, hạt nhãn và hạt cần tây.
- Trung hòa acid uric trong máu nhờ tính kiềm của hạt cần tây.
Bên cạnh đó, BoniGut còn chứa các thảo dược có tác dụng giảm đau chống viêm như gừng, tầm ma, bạc hà, húng tây giúp làm giảm nhanh các cơn gút cấp.
Với liều 4-6 viên/ngày, người bệnh dùng đều đặn hàng ngày sẽ hạ được acid uric hiệu quả sau 2-3 tháng. Do vậy BoniGut không chỉ có tác dụng chống viêm giảm đau mà còn giúp ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Đánh giá việc sử dụng BoniGut
Có rất nhiều bệnh nhân đã từng khổ sở vì không tìm ra giải pháp cải thiện bệnh gút của mình, nhưng cũng đã có hàng nghìn người đã chiến thắng bệnh gút nhờ đặt niềm tin vào BoniGut. Dưới đây là một số phản hồi của khách hàng đã từng sử dụng.
Bác Trần Đức Thế, 71 tuổi, ở số 143 Trần Khánh Dư, Phường Lộc Vượng, TP Nam Định, số điện thoại: 0912.187.539
Bác Trần Đức Thế, 71 tuổi
"Bệnh hành hạ bác từ năm 1997, acid uric trong máu là 612µmol/l. Mỗi lần lên cơn đau cấp là bác không thể đi lại hay cử động được. Các hạt tophi khiến bác đi lại khó khăn, dù đã chữa trị nhiều nơi, tìm đủ mọi cách nhưng tình trạng không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn. Cơn đau Gút hành hạ bác vô cùng đau đớn khổ sở, đầu tiên là ngón chân cái bên trái sau đó lan dần lên bàn chân và mắt cá chân, đau dữ dội không thể đi lại được.”
“Nhưng từ ngày dùng BoniGut với liều 4 viên/ngày, bác không có 1 cơn đau hay nhức mỏi gì, acid uric được đưa về 300µmol/l. Bác ăn uống cũng không cần kiêng khem quá nhiều như trước nữa. Thật may mắn vì bác đã gặp được BoniGut".
Chú Dương Văn Thắng, 65 tuổi ở xóm Trại Han, xã Quang Tiến, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, điện thoại: 0373.755.683
Chú Dương Văn Thắng, 65 tuổi
“Khi chú phát hiện ra bản thân bị bệnh Gút thì chỉ số acid uric đã lên tới 620 μmol/l. Bác sĩ kê cho chú uống colchicin, đúng là uống vào đỡ đau ngay nhưng chú lại bị tiêu chảy khủng khiếp, ngày đi những 5-6 lần. Mà từ ngày đó, tháng nào chú cũng đau ít nhất 1 lần, mỗi lần phải kéo dài cả tuần lễ mới hết. Vài tháng sau hạt tophi bắt đầu mọc lung tung, ở cả 2 ngón tay trỏ, ngón út bàn tay phải, ngón bàn chân phải, chỉ cần đi một bước là cảm thấy đau buốt không thể sống nổi.
“Mọi chuyện đã khác hẳn khi chú dùng BoniGut. Sau khi sử dụng BoniGut, 1 năm nay chú chưa bị đau lại một lần nào, hạt tophi cũng co nhỏ dần, chú không còn khó khăn đi lại nữa. Mà trước chú phải ăn kiêng nhiều lắm, bây giờ chú đã không còn phải kiêng nhiều món như trước nữa, da dẻ hồng hào, người cũng khỏe hơn nhiều. Từ ngày có BoniGut, chú chẳng còn phải lo lắng về căn bệnh gút của mình nữa, chú hài lòng lắm!"
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc cách giảm đau cơn gút cấp và phòng ngừa cơn gút cấp tái phát hiệu quả. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì về bệnh Gút và sản phẩm BoniGut của chúng tôi, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp.
XEM THÊM:
- Bệnh gút kiêng gì? Tác dụng bất ngờ của hạt nhãn với bệnh nhân gút
- Giải đáp: Bệnh gút có ăn yến sào được không?