Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Giải đáp: Bệnh gút có ăn yến sào được không?

Thứ bảy, 06-06-2020 11:03 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Từ xa xưa yến sào đã được nhắc tới như một món ăn cao lương mĩ vị chỉ dành cho bậc đế vương. Ngày nay, món ăn này đã trở nên phổ biến và là món ăn bổ dưỡng được nhiều người lựa chọn sử dụng chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người thân trong gia đình, đặc biệt là với những người vừa ốm dậy. Thế nhưng cũng bởi hàm lượng dinh dưỡng cao mà khi mắc một số bệnh lý, chúng ta được khuyến cáo là không nên sử dụng yến sào. Vậy bệnh gút có ăn yến sào được không? Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi trên của quý bạn đọc.

 

Yến sào là gì?

   Yến sào được hiểu theo nghĩa Hán Việt là cái tổ của chim yến.

   Hình dạng của yến sào giống như một chiếc chén trà bổ đôi, được lấy từ nước dãi của loài chim yến. Nước dãi của chim yến khi tiếp xúc với không khí sẽ bị đông cứng lại và tạo thành tổ yến. Tổ yến trong tự nhiên được tìm thấy nhiều trên vách đá, hang động.

 

Yến sào

Yến sào

 

Giá trị dinh dưỡng có trong yến sào

   Được xếp vào một trong 8 món ăn bổ dưỡng (bát trân), yến sào được giới khoa học chứng minh và khẳng định là loại thức ăn dinh dưỡng với rất nhiều thành phần tốt cho cơ thể. Trong đó có:

  • Protein: chiếm hàm lượng khá cao lên đến 45 – 55%. Protein không những giúp cho cơ thể được khỏe mạnh, hoạt động liên tục mà còn tốt cho xương, sụn, máu. Đặc biệt, protein giúp nuôi dưỡng da, tóc và móng tay. Ngoài ra, protein còn hỗ trợ cơ thể chữa lành bệnh và vết thương, giúp cải thiện sinh lý đàn ông và cân bằng hormone ở phụ nữ.

 

  • Các acid amin thiết yếu cho cơ thể:

+ Tyrosine và Acid Syalic: chiếm hàm lượng 8.6%, có tác dụng giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng khi bị nhiễm xạ hay có sự tổn thương ở hồng cầu.

+ Proline: chiếm hàm lượng 5.27%. Đây là một hợp chất quan trọng trong việc tái tạo mô, tạo thành collagen tốt cho da, giúp làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa xơ cứng động mạch và duy trì huyết áp.

+ Aspartic acid: chiếm hàm lượng 4.69%. Chất này có vai trò cực quan trọng trong việc tạo ra năng lượng cho tế bào hoạt động, loại bỏ các độc tố dư thừa ở tế bào gây hại cho hệ thần kinh, não, có khả năng khắc phục tình trạng mệt mỏi, căng thẳng. Đặc biệt đây là loại axit amin có trong yến sào rất tốt cho gan.

+ Cysteine, Phenylalanine: chiếm hàm lượng 4.5%. Đây là những axit amin không thể thay thế, có tác dụng trong việc tăng cường trí nhớ, tăng dẫn truyền xung động thần kinh, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời.

+ Glucosamine: có tác dụng trong việc điều trị xương khớp, đặc biệt tốt cho việc phục hồi sụn bao khớp khi có tình trạng thoái hóa khớp.

 

Bảng hàm lượng acid amin có trong yến sào

Bảng hàm lượng acid amin có trong yến sào

 

  • Ngoài những thành phần chủ yếu trên, yến sào còn chứa 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các khoáng chất canxi, sắt, kali, phốt pho, magiê.

 

Yến sào có tác dụng gì?

   Về tác dụng, tổ yến giúp bổ phổi, cường thân, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe, tái tạo tế bào cơ, các mô và da, tăng cường trí nhớ, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời, giúp cơ thể phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp…

    Thậm chí, nhiều nghiên cứu trong thời gian gần đây còn đưa ra tác dụng hỗ trợ bệnh nhân AIDS chống lại virus HIV của yến sào. Yến sào cũng đã được khuyên dùng cho bệnh nhân ung thư sau xạ trị hay bệnh nhân sau mổ giúp cơ thể phục hồi nhanh.

   Những nguyên tố vi lượng trong yến sào rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ và bồi dưỡng cho người già.

   Bên cạnh đó, yến sào chứa hàm lượng cao các nguyên tố vi lượng canxi, sắt, mangan, brôm, đồng, kẽm rất có lợi cho thần kinh và trí nhớ. Các chất kích thích tiêu hóa như crôm, nguyên tố chống lão hóa, chống tia phóng xạ như selen. Threonine có trong yến sào giúp tái tạo lại cấu trúc da, kết hợp với Glycine ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, chống nổi mụn tàn nhang, vết nám và bảo vệ da, làm cho làn da sáng mịn đầy sức sống. Chất Tryptophan giúp thai nhi phát triển cân bằng và khỏe mạnh

   Có thể nói, yến sào có chứa rất nhiều dinh dưỡng và được sử dụng để cải thiện nhiều bệnh lý khác nhau hiệu quả. Vậy bệnh gút có ăn yến sào được không?

  Trước tiên chúng ta cần phải hiểu được các đặc điểm của bệnh gút.

 

Tổng quan về bệnh gút

Đặc điểm của bệnh gút

   Bệnh gút (gout) hay còn gọi thống phong, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin khiến nồng độ acid uric máu tăng cao, gây lắng đọng các tinh thể muối urat tại các khớp.

   Bệnh gút đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, người bệnh thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác ở chân (như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay), cả cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng.

 

Bệnh gút

Bệnh gút

 

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gút

   Bệnh gút có thể ảnh hưởng đến tất cả các đối tượng, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Tuy nhiên, tỷ lệ nam giới ở độ tuổi từ 30–50 tuổi và phụ nữ ở giai đoạn sau mãn kinh thường có khả năng mắc bệnh này cao hơn, bệnh ít khi xảy ra ở người trẻ và trẻ em.

Ngoài ra, một số yếu tố làm cho nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn, cụ thể:

  • Tuổi tác và giới tính: bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi.
  • Gia đình có người từng bị gút.
  • Chế độ ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều thực phẩm nhiều purin như các loại thịt đỏ, thủy hải sản…
  • Uống nhiều bia trong thời gian dài.
  • Người béo phì, tăng cân quá nhanh.
  • Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật.
  • Những người mắc bệnh lý tăng huyết áp, có chức năng thận bất thường, đái tháo đường, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm.
  • Sử dụng một số loại thuốc có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong cơ thể như: Aspirin, Thuốc lợi tiểu, Thuốc hóa trị liệu, Các loại thuốc có thể làm suy giảm hệ miễn dịch như cyclosporine

  Như vậy, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng chế độ ăn uống có mối quan hệ mật thiết với bệnh gút. Đó vừa là nguyên nhân khởi phát bệnh gút và cũng là yếu tố làm bệnh Gút tiến triển xấu.

 

Bệnh gút có ăn yến sào được không?

 

Bệnh gút có ăn yến sào được không?

Bệnh gút có ăn yến sào được không?

 

   Trong thành phần của yến sào chứa nhiều đạm (khoảng 50-60%), điển hình là một số loại protein, axit amin. Ngoài ra trong tổ yến còn có chứa canxi, sắt, kali, phốt pho, magiê… không bao gồm các chất chứa nhân purin. Đồng thời, trong mỗi chén yến có chứa khoảng 2-5g yến vì vậy hàm lượng đạm trong mỗi chén khi ăn vào cũng không nhiều lắm. Vì vậy mà người mắc bệnh gút vẫn có thể ăn được yến sào.

   Tuy nhiên gút là bệnh phức tạp, phản ứng của mỗi bệnh nhân với các loại thực phẩm là hoàn toàn khác nhau vì vậy khi sử dụng thực phẩm này người bệnh cần phải kiểm soát tốt về chế độ ăn. Nếu lạm dụng sẽ gây hại cho cơ thể cũng như ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, khó hấp thu hết được các dưỡng chất từ tổ yến, thậm chí còn xảy ra phản ứng ngộ độc tổ yến.

  

Hướng dẫn cách ăn yến sào an toàn cho bệnh nhân Gút

  • Theo khuyến cáo, người bệnh chỉ nên dùng không quá 3g yến tinh/ ngày. Và không quá 3 lần/ tuần.

 

  • Theo dõi kỹ phản ứng của cơ thể khi dùng tổ yến, quan sát kỹ các biểu hiện hay các triệu chứng bệnh gout có tái phát hay không. Nếu như thấy biểu hiện dị ứng hoặc là triệu chứng gout nặng hơn thì cần dừng lại.

 

  • Đảm bảo nguồn gốc cũng như chất lượng tổ yến chuẩn, sạch. Nhất là khi hiện nay tổ yến bán thường được pha trộn hoặc không nguyên chất, tổ yến giả bày bán tràn lan. Nếu dùng phải tổ yến giả kém chất lượng sẽ làm ảnh hưởng tới bệnh. Thế nên hãy chọn mua tổ yến ở các địa chỉ cung cấp tổ yến uy tín và chất lượng.

 

Những lưu ý trong việc sử dụng thực phẩm chứa purin

   Có rất nhiều thực phẩm chứa purin và hàm lượng purin có trong các thực phẩm rất khác nhau. Ăn quá nhiều bất kỳ thực phẩm nào chứa nhân purin đều có nguy cơ gây tăng acid uric máu. Đặc biệt là các thực phẩm có hàm lượng đạm cao.

   Tuy nhiên, chất đạm là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong dinh dưỡng của mọi lứa tuổi, đặc biệt ở người có tuổi. Vì vậy, chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày.

    Nguyên tắc sử dụng thực phẩm của bệnh nhân gút là không được loại bỏ hoàn toàn đạm ra khỏi khẩu phần ăn nhưng cũng không nên vượt quá nhu cầu thiết yếu về đạm là 1g/kg trọng lượng/ngày (nhu cầu này sẽ tăng trong một số trạng thái cơ thể đặc biệt: có thai, gắng sức, bị bệnh).

  Vì vậy hãy tự cân đối bữa ăn của mình hoặc tham khảo thực đơn dinh dưỡng từ bác sĩ điều trị.

   Tuy nhiên, việc kiểm soát chế độ ăn hầu như chỉ có thể giữ cho nồng độ acid uric máu của bệnh nhân không tăng. Chỉ cần một bữa ăn không kiểm soát là nồng độ acid uric có thể tăng vọt và dẫn đến cơn gút cấp. Vì vậy, ngoài việc tuân thủ đúng những nguyên tắc trong chế độ ăn uống, hạn chế các loại thực phẩm không tốt thì bệnh nhân gút cần sử dụng kết hợp sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Tiêu biểu nhất trong dòng sản phẩm thảo dược dành cho người bệnh gút là BoniGut của Mỹ và Canada.

 

BoniGut - Tuyệt chiêu giúp hạ uric máu hiệu quả, xua tan nỗi lo bệnh gút.

   Nhờ công thức thành phần toàn diện với 12 thảo dược quý bao gồm: quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn, ngưu bàng tử, trạch tả, mã đề… BoniGut là sản phẩm mang lại hiệu quả vượt trội cho người bệnh gút với khả năng hạ acid uric theo 3 nhóm tác dụng chính.

 

  • Đầu tiên là nhóm trung hòa axit uric, ức chế sự hình thành axit uric. Trong thành phần của nó có quả anh đào đen đã được các nhà khoa học Boston cho biết, nếu những người bệnh gút ăn liền trong 2 ngày thì sẽ giảm 35% nguy cơ bị cơn gút cấp. Ngoài ra loại quả này còn giúp tăng đào thải axit uric, nhờ vậy mà giảm viêm giảm đau tốt. Còn hạt cần tây thì được nghiên cứu bởi 2 trường đại học của Mỹ và thấy được rằng, thảo dược này có tính kiềm, giúp trung hòa và làm mất hoạt tính của axit uric. Nó còn có tác dụng giảm viêm, giảm đau các khớp.

 

  • Nhóm thứ 2 là chống viêm và giảm đau nhờ cây húng tây, bạc hà, kim sa…

 

  • Và nhóm 3 là nhóm tăng lợi tiểu, nó giúp tăng đào thải axit uric qua thận như trạch tả, mã đề, bách xù, ngưu bàng tử…”

 

   Nhờ sự kết hợp tài tình của 3 nhóm cơ chế hạ acid uric này trong công thức bào chế của mình mà BoniGut không chỉ làm hạ acid uric nhanh mà còn không gây hại cho gan thận. Đây chính là sự lựa chọn đầu tay cho bệnh nhân Gút và bệnh nhân có chỉ số acid uric máu tăng.

 

Phản hồi của khách hàng sử dụng BoniGut

   Sau nhiều năm có mặt ở thị trường Việt Nam, BoniGut đã nhận được sự tin tưởng và đánh giá rất cao từ những bệnh nhân trực tiếp sử dụng. Dưới đây là một số trường hợp mọi người có thể tham khảo:

 

Chú Dương Văn Thắng, 65 tuổi. Địa chỉ: xóm Trại Han, xã Quang Tiến, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Số điện thoại: 0373.755.683

“Chú mất đúng 2 năm đi khắp các bệnh viện mới được chẩn đoán đúng là bị gút, khi đó acid uric lên tới 620µmo/l, dùng thuốc tây chú bị tiêu chảy khủng khiếp ngày có khi 5, 6 lần liền. Mà có dùng thuốc thì 1 tháng chú vẫn bị đau ít nhất 1 lần, mỗi lần cả tuần, mà ăn uống kiêng khem khổ sở thì acid uric vẫn lên 720µmo/l, đồng thời chân tay xuất hiện hạt tophi cứng như đá,  ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt. Vậy mà từ ngày dùng BoniGut, chú chỉ bị đau có 1 lần, còn lại không bị đau lại lần nào, Uric chỉ 358 µmo/l, chú ăn uống không cần kiêng khem như trước nữa nên da dẻ cũng hồng hào hơn, đặc biệt hạt tophi trước kia còn rỉ nước vàng bao lâu mà dùng BoniGut đã lành lại và khô ráo. Chú rất tin tưởng BoniGut nên sẽ tiếp tục sử dụng.”

 

Chú Dương Văn Thắng, 65 tuổi

Chú Dương Văn Thắng, 65 tuổi

 

Bác Nguyễn Thế Vương, 60 tuổi, hiện đang công tác tại phòng khám đa khoa khu vực Cẩm Ân, thôn Ngòi Cát, xã Cẩm Ân, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, SĐT: 097.992.1009

“Tôi bị gút từ năm 2012, khi đó chỉ số acid uric là 580 µmol/l, bác sĩ ở bệnh viện Bạch Mai có kê cho tôi dùng Colchicin, nhưng tôi dùng thì bị tiêu chảy nhiều nên không dám dùng lâu dài. Tần suất cơn đau dày đặc, cơn đau cũ vừa dứt, cơn đau mới đã tới, hầu như không cho tôi khoảng thời gian nghỉ nào. Sau đó tôi biết tới BoniGut đúng lúc đang đau nên dùng với liều 4 viên chia 2 lần kèm 1 viên corticoid, 3 ngày sau hết đau tôi chỉ dùng có mỗi BoniGut thôi, cứ dần dần tần suất cơn đau giãn ra. Trong 2 tháng đầu tôi có bị đau lại một lần, nhưng mức độ đau giảm nhiều, kể từ lần đó tới nay cũng đã được 6 tháng, tôi chưa hề bị đau lại 1 lần nào, chỉ số acid uric đã về ngưỡng an toàn là 388 µmol/l.”

 

Bác Nguyễn Thế Vương, 60 tuổi

Bác Nguyễn Thế Vương, 60 tuổi

 

Anh Thông Duy Thanh, 35 tuổi. Địa chỉ: số 155 quốc lộ 13, thị trấn Lộc Ninh, Huyện Lộc Ninh, Tỉnh Bình Phước. Số điện thoại: 0942.356.595

“Anh bị bệnh gút năm 33 tuổi, khi đó  đo được là 910 µmo/l, với triệu chứng chân đau nhức tới mức không đi lại được, anh phải nhập viện dùng thuốc tây liều cao liên tục 6 ngày thì mới hạ được Acid uric. Về nhà anh dùng thuốc liên tục cứ đau là dùng tới mức men gan tăng cao mà acid uric đo được vẫn là 715 µmo/l mặc dù anh ăn uống kiêng khem rất nghiêm ngặt. Từ ngày sử dụng thêm BoniGut, không những anh không còn bị cơn đau hành hạ, acid uric cũng về được mức 410 µmo/l rất an toàn, đồng thời BoniGut không có tác dụng phụ, anh dùng đều đặn mà men gan lại rất đẹp nên anh rất tin tưởng BoniGut.”

 

Anh Thông Duy Thanh

Anh Thông Duy Thanh

 

   Bài viết trên là lời giải đáp cho câu hỏi: “Bệnh gút có ăn yến sào được không?”. Nếu vẫn còn vấn đề thắc mắc, mời quý bạn đọc nhất máy gọi điện tới số điện thoại dược sĩ tư vấn vào giờ hành chính là 18001044 (miễn cước) hoặc 0984464844 – 1800.1044.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc