Bệnh gút ăn gì tốt nhất là câu hỏi của nhiều bệnh nhân gút. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho quý độc giả những nguyên tắc trong lựa chọn thực phẩm đồng thời gợi ý 10 món ăn tốt cho bệnh nhân gút. Mời quý độc giả đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn nhé.
Bệnh gút ăn gì tốt nhất?
Vì sao bệnh nhân gút cần ăn kiêng?
Gút là một căn bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa, ở đó acid uric bị tăng sản xuất (do chế độ ăn nhiều đạm) hoặc giảm đào thải (do các vấn đề về thận) dẫn đến hình thành các tinh thể urat lắng đọng tại các khớp và mô liên kết.
Thức ăn chứa nhiều đạm cụ thể là chứa nhiều purin sẽ khiến cho nồng độ acid uric trong máu tăng. Nhờ enzym xanthin oxidase (XO), purin trong thực phẩm bệnh nhân ăn vào sẽ được chuyển hóa thành acid uric.
Enzym xanthin oxidase xúc tác phản ứng chuyển purin thành acid uric
Như vậy chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến nguy cơ mắc bệnh và tiến triển bệnh (nếu người đó đã bị gút). Vậy nên bệnh nhân gút cần có một chế độ ăn kiêng khem nghiêm ngặt đặc biệt là với các thực phẩm chứa nhiều purin.
Bệnh nhân gút kiêng ăn gì?
Những thực phẩm và đồ uống có hàm lượng purin cao thường gặp trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam mà bệnh nhân gút cần kiêng bao gồm:
- Nội tạng động vật như gan, bầu dục, lá lách, tim, phổi,...
- Các loại thịt như thịt bò, bê, chó,...
- Các loại trứng đang trong giai đoạn hình thành phôi như trứng vịt lộn, trứng gà lộn, trứng cút lộn.
- Các loại hải sản như cua biển, cá biển, tôm biển,...
- Các loại rau như giá đỗ, măng tây, nấm,...
- Rượu bia: rượu bia được liệt kê vào danh sách khắc tinh của bệnh gút. Với bệnh nhân gút nặng chỉ một cốc bia hoặc một vài chén rượu cũng khiến bệnh nhân đau đớn, khổ sở với cơn gút cấp ngay sau bữa nhậu.
Một lưu ý cho bệnh nhân gút: nước luộc thịt thường được tận dụng để nấu canh rau. Những tưởng đây là món ăn không chứa nhiều đạm nhưng thực tế nước luộc thịt chứa lượng lớn purin, không tốt cho bệnh nhân gút.
Canh thịt luộc không tốt cho bệnh nhân gút
Bệnh gút ăn gì tốt nhất - 10 loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân gút
Thực phẩm được coi là tốt cho bệnh nhân gút khi nó giúp làm giảm acid uric máu cho bệnh nhân. Dưới đây là 3 nhóm thực phẩm giúp giảm acid uric máu:
- Các loại thực phẩm chứa thành phần ức chế enzym xanthin oxidase (XO)
- Các loại thực phẩm giúp lợi tiểu từ đó làm tăng đào thải acid uric qua thận
- Các loại thực phẩm có tính kiềm giúp trung hòa acid uric
Khi chọn thực phẩm, bệnh nhân gút nên chọn các thực phẩm thuộc 3 nhóm trên để hỗ trợ điều trị bệnh được tốt hơn.
Dưới đây là 10 loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân gút quen thuộc với người dân Việt Nam. Bệnh nhân gút có thể cân nhắc lựa chọn cho mình loại thực phẩm phù hợp nhất.
- 1 loại thực phẩm giúp ức chế enzym xanthin oxidase (XO) rất quen thuộc thường có trong những bữa ăn của người dân Việt Nam đó là rau cần tây. Rau cần tây chứa các hoạt chất như 3-n-butylphthalide, vitamin K, folate, vitamin A, kali, vitamin C có tác dụng ức chế XO, giảm nồng độ acid uric trong máu. Rau cần tây có thể chế biến trong các món xào hoặc uống nước sinh tố cần tây.
Rau cần tây tốt cho bệnh nhân gút
3 loại thực phẩm giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric
- Bông mã đề: Mã đề là một loại dược liệu rất quen thuộc với người Việt. Bông mã đề tươi hoặc phơi khô đem đi sắc nước uống có tác dụng lợi tiểu, giảm acid uric máu.
Bông mã đề lợi tiểu, tăng thải acid uric
- Nước ngô non hoặc nước râu ngô: lưu ý tùy vào tình trạng bệnh mà cân nhắc có thêm đường hay muối không. Ví dụ nếu bệnh nhân bị tiểu đường hoặc huyết áp thì không nên thêm đường hoặc muối.
- Nước đỗ đen/đậu đen: đỗ đen mang đi nấu nước uống hoặc rang sau đó hãm với nước sôi để uống có tác dụng lợi tiểu.
4 loại thực phẩm có tính kiềm giúp trung hòa acid uric máu
- Chuối chín: chuối chín chứa hàm lượng kali cao giúp trung hòa acid uric trong máu.
- Khoai lang: khoai lang là loại củ chứa hàm lượng kali cao. Một kén khoai lang vàng chứa 540mg kali, hàm lượng tăng lên 940mg với khoai lang trắng.
- Bơ: quả bơ có tính kiềm ngoài ra hàm lượng purin có trong quả bơ chỉ là 19mg/100g nên rất phù hợp với bệnh nhân gút.
- Nước dừa: thay vì uống nước ngọt hoặc các loại nước trái cây chứa nhiều đường làm giảm bài tiết acid uric qua nước tiểu thì bệnh nhân có thể uống 1 ly nước dừa vốn chứa nhiều kali giúp trung hòa acid uric máu.
2 loại thực phẩm giúp giảm đau, chống viêm
- Gừng: gừng giúp ức chế tổng hợp prostaglandin thông qua ức chế cyclooxygenase-1 và cyclooxygenase-2, ức chế tổng hợp leukotriene bằng cách ức chế 5-lipoxygenase do đó các tác dụng chống viêm mạnh, giảm đau trong bệnh gút
Củ gừng giúp giảm đau, chống viêm cho bệnh nhân gút
- Lá húng tây (xạ hương) có chứa thymol và carvacrol làm giảm interleukin nên có tác dụng chống viêm, giảm đau các khớp trong bệnh gút.
Với 10 gợi ý này, mỗi bệnh nhân có thể lựa chọn cho mình loại thực phẩm phù hợp nhất với điều kiện sống của mình.
Hiện nay bệnh nhân gút đã dần quen với việc sử dụng các sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ điều trị gút kết hợp với ăn uống phù hợp để bệnh nhanh chóng thuyên giảm. BoniGut mà một trong số ít sản phẩm hỗ trợ điều trị gút được bệnh nhân tin tưởng sử dụng suốt gần 10 năm nay.
BoniGut - Công thức toàn diện chứa các thảo dược giúp hạ acid uric máu đồng thời giảm đau, chống viêm cho bệnh nhân gút.
BoniGut là sản phẩm có nguồn gốc 100% thảo dược được sản xuất tại Canada và Mỹ bởi tập đoàn Viva Nutraceuticals và được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania.
BoniGut - Không còn nỗi lo bệnh gút
BoniGut chứa 12 thảo dược vừa giải quyết cả nguyên nhân gây tăng acid uric máu vừa giúp giảm các triệu chứng đau, viêm của bệnh gút.
- Thảo dược ức chế enzym xanthin oxidase (XO) là enzym xúc tác quá trình chuyển hóa purin thành acid uric từ đó làm giảm acid uric trong máu: quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn
- Thảo dược có tính kiềm giúp trung hòa acid máu: hạt cần tây, quả anh đào đen
- Thảo dược giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric qua thận như hạt mã đề, trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử
- Thảo dược giúp giảm đau, chống viêm: gừng, tầm ma, bạc hà, húng tây, kim sa
Bệnh nhân dùng BoniGut với liều 4 viên/ngày hoặc 6 viên/ngày, sau 1 tháng sẽ giảm dần các cơn gút cấp, sau 2-3 tháng sẽ giảm được acid uric trong máu.
Bệnh nhân nên dùng duy trì với liều 2-4 viên/ngày sau khi nồng độ acid uric trong máu về mức an toàn.
Cảm nhận của khách hàng khi sử dụng BoniGut
Rất nhiều bệnh nhân đã không còn phải sống chung với những cơn đau gút và ăn uống bình thường, không cần kiêng khem nhiều sau khi dùng BoniGut. Dưới đây là một số câu chuyện người thật việc thật về kinh nghiệm sử dụng sản phẩm BoniGut.
Anh Thông Duy Thanh (35 tuổi) ở 155 quốc lộ 13, thị trấn Lộc Ninh, Huyện Lộc Ninh, Tỉnh Bình Phước, SĐT 0942356595
Anh Thông Duy Thanh chia sẻ kinh nghiệm sử dụng sản phẩm BoniGut
“Giáp tết năm 2017 anh gặp cơn đau dữ dội ở đầu gối sau chuỗi ngày dài tham gia các bữa tiệc tất niên với những món ăn giàu đạm như hải sản, thịt thú rừng. Anh đi khám bác sỹ kết luận anh bị Gút, lúc này nồng độ acid uric trong máu của anh là 715µmol/l. Khi biết đến BoniGut anh đã mua 4 lọ về dùng với liều 6 viên/ngày. Sau khi uống hết 3 lọ thì anh không còn phải chịu những cơn đau nữa, đầu gối chỉ hơi nhức thôi. Sau 3 tháng thì nồng độ acid uric trong máu của anh chỉ còn 410µmol/l. Kể từ đó anh giảm liều BoniGut xuống còn 4 viên/ngày rồi 2 viên/ngày. Tính đến nay đã hơn 1 năm rồi anh không đau đớn gì cả. Cảm ơn BoniGut rất nhiều!”
Chú Lê Ngọc Đình, 56 tuổi ở 03 Trần Hưng Đạo, Tp Pleiku, Gia Lai, điện thoại: 0982.154.269
Chú Lê Ngọc Đình chia sẻ kinh nghiệm sử dụng sản phẩm BoniGut
“Thời điểm chú có cơn đau gút cấp đầu tiên nồng độ acid uric máu của chú là 600 µmol/l. Chú cũng được bác sĩ cho dùng các loại thuốc tây nhưng không khỏi hẳn. Có khi 1 tháng chú phải chịu cơn đau gút cấp đến 2-3 lần. Cuối năm 2018 chú biết đến sản phẩm BoniGut nên đã mua về dùng với liều 4 viên/ngày chia 2 lần. Sau 1 tháng sử dụng thì chú chỉ phải chịu cơn đau 1 lần mỗi tháng thôi. Sau 2 tháng sử dụng sản phẩm thì nồng độ acid uric máu của chú chỉ còn 450 µmol/l. Cảm ơn công ty Botania đã cho chú được sử dụng một sản phẩm tốt như BoniGut”
Đánh giá của các chuyên gia về bệnh Gút và BoniGut
PGS.TS Trần Quốc Bình - nguyên giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Uơng chia sẻ: “Với câu hỏi bệnh gút ăn gì tốt nhất thì mỗi bệnh nhân có điều kiện sống khác nhau nên từng bệnh nhân sẽ có câu trả lời riêng mình. Dựa vào điều kiện sống thực tế và thói quen sinh hoạt hàng ngày mà bệnh nhân có thể chọn cho mình những loại thực phẩm giúp làm thuyên giảm bệnh gút. Thực tế có rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc với người dân Việt Nam có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị gút như gừng, cần tây, quả anh đào, mã đề,... Tận dụng tốt những loại thực phẩm này, kết hợp với chế độ sinh hoạt và điều trị của bác sĩ sẽ giúp bệnh gút chóng lành bệnh hơn. Bệnh nhân nên tham khảo sử dụng thêm sản phẩm viên uống BoniGut rất tiện lợi để hỗ trợ điều trị bệnh. BoniGut là sản phẩm nhập khẩu Canada và Mỹ có thành phần là các thảo dược đã được dùng trong y học cổ truyền Việt Nam bao đời nay. Tôi đã tin tưởng sử dụng sản phẩm này cho bệnh nhân của tôi suốt 5-6 năm nay và thấy hiệu quả rất tốt”.
Bài viết trên đây đã trả lời câu hỏi bệnh gút ăn gì tốt nhất và gợi ý 10 loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân gút. Quý độc giả cần tư vấn thêm về bệnh gút cũng như sản phẩm BoniGut vui lòng liên hệ đến tổng đài miễn phí cước gọi của công ty Botania 1800 1044.
XEM THÊM: