Với bệnh nhân gút nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung thì chế độ ăn có ảnh hưởng rất lớn tới sự tiến triển của bệnh. Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp bạn ngăn ngừa và kiểm soát được bệnh gút. Bên cạnh kiêng các loại thực phẩm giàu đạm từ thịt, cá thì bệnh nhân gút cần kiêng cả các loại rau chứa nhiều đạm. Vậy bệnh gút kiêng ăn rau gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Bệnh gút là gì?
Bệnh gút (hay bệnh thống phong) là một bệnh do rối loạn chuyển hóa purin ở người, gây ra tăng acid uric máu và lắng đọng tinh thể urat natri ở các mô của cơ thể.
Đặc điểm của bệnh gút là xuất hiện các cơn đau đột ngột giữa đêm, gây sưng tấy ở khớp, nhất là các khớp tại ngón chân cái, gây ảnh hưởng tới các vị trí khác (bàn chân, mắt cá chân, khớp gối), ít gặp ở khớp tay. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng tới cột sống nhưng rất hiếm gặp.
Sự lắng đọng của các tinh thể acid uric trong khớp của bệnh nhân gút
Ở giai đoạn mãn tính, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các u cục ở khớp chân, khớp tay còn được gọi là hạt tophi. Hạt tophi không được kiểm soát tốt có thể bị vỡ, gây nhiễm trùng, hoại tử, làm khớp bị biến dạng, mất khả năng vận động…
Bệnh gút có mối quan hệ mật thiết với acid uric. Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu xem acid uric là gì?
Tổng quan về acid uric
Acid uric có công thức C5H4N4O2, nguồn gốc từ quá trình dị hoá các bazơ purin (adenin và guanidin) của các acid nucleic.
Acid uric
Các nguồn chính tạo acid uric trong cơ thể bao gồm:
- Các thức ăn chứa đạm (100 - 200 mg/ngày) như thịt, phủ tạng động vật, đậu Hà Lan, hải sản hoặc những đồ uống có cồn như rượu, bia…
- Từ nguồn acid uric nội sinh do quá trình thoái biến các acid nucleic của cơ thể (600 mg/ngày)
Quá trình tổng hợp acid uric chủ yếu xảy ra ở gan và cần tới sự xúc tác của enzym xanthin oxydase.
Thông thường acid uric được thận đào thải qua nước tiểu nhưng do chúng ta ăn các đồ ăn nhiều đạm, uống nhiều bia rượu khiến tăng tổng hợp acid uric hoặc do chức năng của thận suy giảm khiến giảm đào thải acid uric làm cho lượng acid uric trong máu tăng cao.
Hàm lượng acid uric có trong thực phẩm
Purine là chất có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm với hàm lượng khác nhau. Dựa vào hàm lượng purine trong các sản phẩm mà người ta chia các thực phẩm thành 3 nhóm: Nhóm A (hàm lượng purine thấp), nhóm B (hàm lượng purine trung bình), Nhóm C (hàm lượng purine cao).
Nhóm A: Chứa 0-50mg purine trong mỗi 100 g thực phẩm
- Các sản phẩm từ sữa như: sữa, kem, sữa chua, phô mai, trứng là các sản phẩm từ sữa có nhiều chất béo.
- Trái cây, rau: Tất cả các trái cây, rau, ngoại trừ những rau trong nhóm B.
- Các sản phẩm như bơ, hầu hết các loại dầu nấu ăn, mỡ lợn…
- Đồ uống: bao gồm trà, cà phê, các đồ uống chứa caffein
Nhóm B: 50-150mg purine mỗi 100g thực phẩm
- Gia cầm: gà, vịt, gà tây, ngỗng…
- Các loại thịt đỏ: thịt bê, thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt xông khói và xúc xích.
- Cá (ngoại trừ những loài cá trong nhóm C), hàu, vẹm và loài có vỏ khác như tôm, cua…
- Các loại rau như: súp lơ (bông cải), cải xoăn, rau bina (rau chân vịt), măng tây, trái bơ và nấm…
- Ngũ cốc nguyên cám: Bao gồm cả bột yến mạch, gạo nâu…
- Các loại đậu như: đậu tương, bột đậu nành, đậu phụ, đậu xanh, đậu phộng, bơ đậu phộng, hạt điều, đậu Hà Lan…
Nhóm C: 150-1000mg purine mỗi 100g thực phẩm
- Các động vật nuôi hoặc ngoài tự nhiên: gà lôi, chim cút, thỏ, thịt thú rừng, nội tạng động vật (thận, tim, lách, gan…) và các thực phẩm từ nội tạng động vật (pate gan, xúc xích…)
- Trứng cá: trứng cá tuyết, trứng cá muối…
- Các sản phẩm từ thịt lên men: nem chua…
- Sò điệp, cá trích, cá thu, cá hồi tôm càng, tôm hùm, cá cơm, cá mòi, nước mắm…
Tại sao ăn nhiều thực phẩm chứa acid uric có thể làm khởi phát bệnh gút?
Sở dĩ ăn nhiều thực phẩm chứa acid uric dễ làm khởi phát bệnh Gút vì chúng làm tăng uric máu. Bình thường cơ thể sẽ tự đào thải uric máu để giúp nồng độ uric máu luôn ở ngưỡng an toàn. Nhưng nếu nồng độ uric máu thường xuyên ở mức quá cao, khiến cơ thể phải làm việc quá tải mà vẫn không chuyển hóa hết được lượng uric đi thì uric máu sẽ tích tụ lại ở quanh các ổ khớp gây ra cơn đau cấp, hình thành bệnh Gút.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm acid uric và đẩy lùi bệnh Gút.
Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân gút nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có hàm lượng purin cao, tích cực bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm không có purin hoặc có hàm lượng purin thấp.
Trong các thực phẩm có hàm lượng purin cao cũng có nhiều loại rau. Nhiều người không biết điều này mà cứ nghĩ rằng ăn rau là tốt, thoải mái bổ sung các loại rau vào bữa ăn và khiến cho cơn đau gút khởi phát lúc nào không hay. Vậy bệnh gút kiêng ăn rau gì?
Bệnh gút kiêng ăn rau gì?
Dưới đây là một số loại rau mà khi mắc bệnh gút bạn cần hạn chế ăn:
- Măng tây
Theo chuyên gia dinh dưỡng, các loại măng, đặc biệt là măng tây sẽ làm tăng tổng hợp axit uric, khiến tình trạng bệnh gút ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy nên, người mắc bệnh gút hoặc đang có nồng độ axit uric máu cao không nên ăn măng tây để kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn.
- Rau bina
Rau bina là thực phẩm rau xanh giúp bổ sung nhiều dinh dưỡng tốt, cung cấp vitamin A, C cùng với sắt, chất xơ và folate. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc bệnh gút thì rau bina không phải là lựa chọn phù hợp bởi nó chứa hàm lượng purin cao hơn so với các loại rau xanh khác.
- Giá đỗ
Giá đỗ là loại rau phổ biến chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây lại là loại rau mà người mắc bệnh gút không nên ăn. Trong giá đỗ có chứa nhiều chất làm tăng tích tụ axit uric trong máu, khiến cho quá trình này diễn ra ngày càng nhanh hơn và cơn đau gút tiến triển nặng hơn.
- Dọc mùng
Dọc mùng nấu canh chua là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn này sẽ khiến lượng axit uric máu tăng lên nhanh chóng và gây ra các triệu chứng của bệnh gút.
Thậm chí đã có một nghiên cứu khoa học chỉ ra mối quan hệ giữa việc ăn dọc mùng và hiện tượng tăng acid uric ở bệnh nhân gút.
Nghiên cứu này xuất phát từ việc các nhà khoa học nhận thấy, không ít bệnh nhân bị tăng acid uric thấy rõ nhưng không hề uống bia, cũng không lạm dụng thịt mỡ. Điều này khiến các nhà khoa học phải tiến hành một số khảo sát lâm sàng và nhận được kết quả như sau:
- Trong số 20 người có thói quen ăn canh chua nhưng là canh chua măng, hay canh chua lá giang, thay vì dọc mùng, thì tỷ lệ tăng acid uric trong máu chỉ là 15%.
- Trong khi đó, 50 đối tượng có lượng acid uric trong máu cao hơn 7,5 mol (định mức sinh lý tối đa là 5,5 mol) nhưng không uống bia, không lạm dụng thịt mỡ, có 13 người ăn canh chua mỗi tuần tối thiểu 2 lần. Số còn lại, 37 đối tượng, đều có canh chua trong khẩu phần mỗi tuần tối thiểu 4 lần thì 7 trong 10 trường hợp lên cơn đau như đau cắt ngang khớp kèm theo triệu chứng sưng nóng đỏ xảy ra sau một bữa cơm có canh chua dọc mùng.
Như vậy có thể kết luận canh chua dọc mùng là món ăn có mối liên hệ mật thiết với tình trạng tăng acid uric trong máu. Bệnh nhân gút nên kiêng rau dọc mùng nếu không muốn khởi phát cơn gút cấp.
Dọc mùng nguy cơ tăng acid uric trong máu
- Nấm
Mặc dù nấm không được gọi là thực vật hay rau, tuy nhiên rất nhiều người nghĩ rằng đây là một món rau. Vì vậy, khi nói đến bệnh gút kiêng ăn rau gì thì không thể không nhắc đến món nấm.
Ngoài chứa hàm lượng cao các chất khoáng, các vi chất, các vitamin tan trong nước và các chất polysaccharide và triterpene, nấm chứa hàm lượng purin khá cao. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế ăn nấm, có thể thay thế nấm bằng các loại rau có hàm lượng purin thấp khác như rau cải, rau ngót… để tránh bỏ lỡ các vitamin và khoáng chất quan trọng.
Tuy nhiên, việc kiểm soát chế độ ăn hầu như chỉ có thể giữ cho nồng độ acid uric máu của bệnh nhân không tăng. Chỉ cần một bữa ăn không kiểm soát là nồng độ acid uric có thể tăng vọt và dẫn đến cơn gút cấp. Vì vậy, ngoài việc tuân thủ đúng những nguyên tắc trong chế độ ăn uống, hạn chế các loại thực phẩm không tốt thì bệnh nhân gút cần sử dụng kết hợp sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Tiêu biểu nhất trong dòng sản phẩm thảo dược dành cho người bệnh gút là BoniGut của Mỹ và Canada.
BoniGut - Tuyệt chiêu giúp hạ uric máu hiệu quả, xua tan nỗi lo bệnh gút.
Nhờ công thức thành phần toàn diện với 12 thảo dược quý bao gồm: quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn, ngưu bàng tử, trạch tả, mã đề… BoniGut là sản phẩm mang lại hiệu quả vượt trội cho người bệnh gút với khả năng hạ acid uric theo 3 nhóm tác dụng chính.
- Đầu tiên là nhóm trung hòa axit uric, ức chế sự hình thành axit uric. Trong thành phần của nó có quả anh đào đen đã được các nhà khoa học Boston cho biết, nếu những người bệnh gút ăn liền trong 2 ngày thì sẽ giảm 35% nguy cơ bị cơn gút cấp. Ngoài ra loại quả này còn giúp tăng đào thải axit uric, nhờ vậy mà giảm viêm giảm đau tốt. Còn hạt cần tây thì được nghiên cứu bởi 2 trường đại học của Mỹ và thấy được rằng, thảo dược này có tính kiềm, giúp trung hòa và làm mất hoạt tính của axit uric. Nó còn có tác dụng giảm viêm, giảm đau các khớp.
- Nhóm thứ 2 là chống viêm và giảm đau nhờ cây húng tây, bạc hà, kim sa…
- Và nhóm 3 là nhóm tăng lợi tiểu, nhờ đó mà giúp tăng đào thải axit uric qua thận như trạch tả, mã đề, bách xù, ngưu bàng tử…”
Nhờ sự kết hợp tài tình của 3 nhóm thảo dược hạ acid uric này trong công thức bào chế của mình mà BoniGut không chỉ làm hạ acid uric nhanh mà còn không gây hại cho gan thận.
Đặc biệt, BoniGut có chứa quả anh đào đen. Đây là loại thảo dược đã được tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng về tác dụng với bệnh nhân gút.
Theo đó, các nghiên cứu chỉ ra rằng, quả anh đào đen có tác dụng hạ acid uric trong máu hiệu quả nhờ cơ chế ức chế enzym xanthin oxidase.
Tiêu biểu nhất đó là nghiên cứu của đại học y khoa Boston (Mỹ) trên 634 bệnh nhân gút vào năm 2008. Kết quả: Nhóm dùng bột anh đào đen thì tỉ lệ tái phát cơn gút cấp sau 4 tuần sử dụng đã giảm được tới 60%. Còn chỉ số acid uric thì 100% bệnh nhân hạ acid uric. Trong đó, có đến 57% bệnh nhân đã đưa được acid uric về ngưỡng an toàn.
Ngoài ra, anh đào đen còn có tác dụng hỗ trợ làm giảm đau, chống viêm khi người bệnh gặp cơn gút cấp nhờ hàm lượng cao các flavonoid.
Chính vì vậy, việc sử dụng anh đào đen trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gút, giúp hạ acid uric trong máu và chống viêm giảm đau trong cơn gút cấp chính là hướng đi mới, giúp cải thiện bệnh gút một cách an toàn, hiệu quả.
Bên cạnh công thức hoàn hảo, BoniGut còn là sản phẩm được sản xuất bởi tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals có trụ sở chính tại Canada, tập đoàn có hai nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP đặt tại Canada (nhà máy Viva Pharmaceutical Inc) và Mỹ (nhà máy J&E International).
Tại đây, BoniGut được sản xuất bởi quy trình công nghệ hiện đại. Hệ thống máy móc sử dụng công nghệ microfluidizer. Microfluidizer là công nghệ hiện đại nhất hiện nay, giúp các thành phần thảo dược trong BoniGut tồn tại với kích thước siêu nano (<70nm); giúp sản phẩm có độ ổn định cao, loại bỏ được các tạp chất, đặc biệt nhất đó là sinh khả dụng có thể lên tới 100%.
Phản hồi của khách hàng sử dụng BoniGut
Sau nhiều năm có mặt ở thị trường Việt Nam, BoniGut đã nhận được sự tin tưởng và đánh giá rất cao từ những bệnh nhân trực tiếp sử dụng. Dưới đây là một số trường hợp mọi người có thể tham khảo:
Chú Dương Văn Thắng, 65 tuổi. Địa chỉ: xóm Trại Han, xã Quang Tiến, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Số điện thoại: 0373.755.683
“Chú mất đúng 2 năm đi khắp các bệnh viện mới được chẩn đoán là bị gút, khi đó acid uric lên tới 620µmo/l, dùng thuốc tây chú bị tiêu chảy khủng khiếp ngày có khi 5, 6 lần liền. Mà có dùng thuốc thì 1 tháng chú vẫn bị đau ít nhất 1 lần, mỗi lần cả tuần, mà ăn uống kiêng khem khổ sở thì acid uric vẫn lên 720 µmo/l, đồng thời chân tay xuất hiện hạt tophi cứng như đá, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt. Vậy mà từ ngày dùng BoniGut, chú chỉ bị đau có 1 lần, còn lại không bị đau lại lần nào, Uric chỉ 358 µmo/l, chú ăn uống không cần kiêng khem như trước nữa nên da dẻ cũng hồng hào hơn, đặc biệt hạt tophi trước kia còn rỉ nước vàng bao lâu mà từ ngày dùng BoniGut đã lành lại và khô ráo. Chú rất tin tưởng BoniGut nên sẽ tiếp tục sử dụng.”
Chú Dương Văn Thắng, 65 tuổi
Anh Ma Phúc Dương, 40 tuổi (hiện đang công tác tại UBND xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, đt 039.596.0710)
“Tôi hiện tại đang làm Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, bị gút từ năm 2013, acid uric là 780 µmo/l, bác sĩ có kê cho tôi dùng Colchicin và Allopurinol, tôi dùng liên tục 1 năm trời nhưng chỉ số acid uric chưa bao giờ về được ngưỡng an toàn, luôn ở ngưỡng 600 µmo/l, đồng thời cơn đau liên tục kéo tới cứ 3,4 ngày đau 1 trận, trận nào cũng phải 5-7 ngày mới hết. Có lần tôi dùng thuốc nam đắp ở chỗ sưng mà 2 chân tôi gần như bị liệt, không đi lại được, chân sưng húp lên như bắp chuối. Tôi dùng BoniGut với liều 4 viên 1 ngày, đến nay cũng được gần 2 năm rồi, acid uric chỉ còn 355 µmo/l, không cần dùng lại thuốc tây nữa, mà tôi cũng không bị đau, hôm nào liên hoan hay phải tiếp khách nhiều thì chân cũng chỉ ê ê một chút, tôi uống thêm 2 viên BoniGut là ổn ngay.”
Anh Ma Phúc Dương, 40 tuổi
Ông Nguyễn Hùng Lân, 85 tuổi, tòa nhà Nông Sản, số 25 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, đt 0976.190.232
“Tôi bị gút 20 năm do chế độ ăn uống không hợp lý, acid uric là 525 µmol/l, bác sĩ có kê đơn colchicin và allopurinol, nhưng do có tiền sử chảy máu dạ dày nên tôi không dám dùng và chuyển sang dùng thảo dược nhưng đều không chuyển biến. Hầu như ngày nào tôi cũng bị đau dữ dội tới mất ngủ liên tục, đồng thời chân có nổi lên những hạt tophi khiến tôi không thể đi được giày tây. Tôi biết tới BoniGut qua 1 tờ báo, tôi dùng với liều 6 viên 1 ngày, sau 7 ngày mới hết đau nhưng như thế khiến tôi yên tâm hơn vì giảm đau nhanh thì chỉ có trộn thuốc giảm đau tây y thôi. Từ đó tới nay tôi dùng BoniGut liều có 2 viên 1 ngày thôi mà chưa hề bị đau lại lần nào mặc dù tôi ăn uống không hề kiêng khem nhiều. Cục tophi ở chân cũng co nhỏ dần dần”.
Ông Nguyễn Hùng Lân, 85 tuổi
Bài viết trên chính là lời giải đáp cho câu hỏi “Bệnh gút kiêng ăn rau gì?”. Người bệnh nên chú ý hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn các loại rau gây bất lợi cho bệnh để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
XEM THÊM: