Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh Gút giai đoạn cuối có nguy hiểm không?

Thứ ba, 11-08-2020 10:26 AM

Mục lục [Ẩn]

 

    Bệnh Gút đang có chiều hướng ngày càng gia tăng trong thời đại ngày nay. Bệnh chuyển biến qua nhiều giai đoạn và đến giai đoạn cuối sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy bệnh gút giai đoạn cuối có những biến chứng nào? Và bệnh gút giai đoạn cuối có nguy hiểm không? Tất cả các câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

 

Tổng quan về bệnh gút

   Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu, gây lắng đọng tinh thể natri urat tại khớp và các mô liên kết.

 Tỷ lệ nam giới mắc bệnh thường là 95% (30-40 tuổi trở lên), nữ giới thường gặp ở tuổi mãn kinh.

 Bệnh gút do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân thường gặp nhất là do chế độ ăn uống thiếu khoa học, dung nạp quá nhiều thực phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, phủ tạng động vật, hải sản, măng tây, nấm…hay uống nhiều rượu bia. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền, béo phì, thừa cân, suy giảm chức năng thận hay là dùng các thuốc lợi tiểu, corticoid… đều là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

 

Bệnh nhân bị bệnh gút

Bệnh nhân bị bệnh gút

 

Các giai đoạn của bệnh gút

Hiện nay, bệnh gút được chia làm 4 giai đoạn chính:

 

Bốn giai đoạn của bệnh gút

Bốn giai đoạn của bệnh gút

 

Giai đoạn 1: Chưa xuất hiện triệu chứng

   Acid uric trong máu tăng khi cơ thể dung nạp nhiều thực phẩm chứa nhân purin. Lúc này lượng acid uric tăng mạnh và không được hòa tan trong máu để được đào thải qua nước tiểu.

   Đây là giai đoạn đầu của bệnh, chưa có triệu chứng đặc trưng, tuy nhiên acid uric ở giai đoạn này đã có nguy cơ làm hại sức khỏe của bạn.

 Giai đoạn 2: Xuất hiện cơn gút cấp tính

 Acid uric dư thừa bắt đầu hình thành nên các tinh thể tích tụ ở những khoảng trống trong khớp. Các tinh thể gây chèn ép thần kinh tại khớp và xuất hiện biểu hiện viêm đau tại 1 số khớp như ngón chân cái, mắt cá chân, bàn chân, đầu gối và cổ tay…

 Cơn đau gút cấp thường khởi phát đột ngột nhất là vào ban đêm hay gần sáng với 4 triệu chứng điển hình: Sưng, nóng, đỏ, đau. Khi bệnh nhân rơi vào trạng thái căng thẳng hay sử dụng rượu bia hoặc sau một bữa ăn nhiều đạm thì cơn gút cấp sẽ bùng phát.

   Để ngăn ngừa tổn thương khớp vĩnh viễn, bệnh nhân nên tránh xa những tác nhân làm tăng nguy cơ gút tái phát đồng thời kết hợp với điều trị gút đúng cách.

 

Giai đoạn 2: Gút cấp tính

Giai đoạn 2: Gút cấp tính

 

Giai đoạn 3: Tổn thương khớp

 Bệnh gút có thể bùng phát thường xuyên hoặc ngắt quãng trong nhiều năm. Trong khoảng thời gian giữa các cơn gút cấp, người bệnh không phải trải qua sự đau đớn như khi cơn gút cấp diễn ra. Tuy nhiên ngay cả khi không có cơn gút cấp thì bạn vẫn đang bị gút. Trong thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi acid uric máu cao, các tinh thể acid uric vẫn hiện diện trong các khớp. Vì vậy, kể cả khi không xuất hiện cơn đau, các tinh thể muối urat vẫn tiếp tục gây tổn thương khớp.

 

Giai đoạn 3: Tổn thương khớp

Giai đoạn 3: Tổn thương khớp

 

Giai đoạn 4: Gút mạn tính (Gút giai đoạn cuối)

 Theo đánh giá của Tiến sĩ Hyon Choi – Bệnh viện Massachusetts General: “Gút phát triển chậm theo từng giai đoạn, từ giai đoạn này đến giai đoạn sau có thể kéo dài khoảng vài năm hoặc nhanh hơn. Chính vì sự phản ứng chậm của bệnh gút đã khiến cho nhiều bệnh nhân lầm tưởng rằng bệnh đã dứt điểm nên không cần phòng tránh nữa. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường không thể nhận biết được bằng mắt thường, vì vậy nó tạo điều kiện cho Gút chuyển sang giai đoạn cuối và gây ảnh hưởng nghiêm trọng.”

 Các triệu chứng của bệnh gút giai đoạn cuối cụ thể như sau:

 - Xuất hiện những cơn đau dữ dội, đau dai dẳng với tần suất dày đặc.

 - Xuất hiện hạt tophi xung quanh khớp, kích thước của hạt tùy thuộc vào nồng độ axit tích tụ.

- Có triệu chứng nóng khớp, sưng tấy và đỏ.

 - Biến dạng khớp gây hạn chế khả năng vận động của bệnh nhân, nguy cơ bệnh nhân bị tàn phế rất cao nếu không được điều trị đúng cách.

 - Hạt tophi có thể xuất hiện ở vành và thùy tai.

 -Gút giai đoạn cuối có nguy cơ gây ra các biến chứng tại thận và tim mạch như huyết áp cao, sỏi thận, suy thận

 

Giai đoạn 4: Gút giai đoạn cuối

Giai đoạn 4: Gút giai đoạn cuối

 

 Gút giai đoạn cuối là bệnh lý rất nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng khó kiểm soát đối với người bệnh. Vì vậy bệnh nhân đừng nên chủ quan khi gặp các triệu chứng ban đầu của bệnh gút.

 

Kiểm soát bệnh gút giai đoạn cuối như thế nào?

 Đây là câu hỏi mà rất nhiều người mắc bệnh gút luôn trăn trở. Như chúng ta đã biết các giai đoạn phát triển của bệnh gút là do sự tích tụ acid uric ngày càng tăng lên. Vì thế mục tiêu để kiểm soát bệnh gút tốt nhất là hạ và giữ acid uric ổn định ở ngưỡng an toàn.

 Thông thường với những người bị bệnh gút giai đoạn cuối, họ cần kết hợp chế độ ăn uống khoa học và các liệu pháp khác để giảm đau trong cơn gút cấp đồng thời đưa được acid uric về ngưỡng an toàn. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cách để kiểm soát bệnh gút. Cụ thể:

Điều trị nội khoa

- Thuốc chống viêm giảm đau cho cơn gút cấp: Bao gồm thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID), colchicin hoặc corticosteroid. Tuy nhiên các thuốc này lại không có tác dụng hạ acid uric máu. Việc dùng các thuốc này lâu dài sẽ gây rất nhiều tác dụng phụ trên gan, thận và đặc biệt trên tiêu hóa.

- Thuốc giảm acid uric: Allopurinol là nhóm thuốc được chỉ định sử dụng cho trường hợp tinh thể urate tăng trưởng quá mức. Các thuốc này có nhiều tác dụng phụ, chống chỉ định khi acid uric niệu trên 600 mg/24 giờ, suy thận, sỏi thận, người cao tuổi, gút mạn có hạt tophi, người bệnh cần rất thận trọng trong chỉ định và sử dụng.

 

Thuốc tây cho bệnh gút

Thuốc tây cho bệnh gút

 

Phẫu thuật loại bỏ hạt tophi

 Hạt tophi xuất hiện có khả năng làm tổn thương khớp và gây chèn ép tại một số vị trí thần kinh khi chúng phát triển quá mức, chúng ta cần  loại bỏ chúng càng sớm càng tốt.   

 Việc phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi chỉ được chỉ định trong trường hợp gút kèm biến chứng loét, bội nhiễm hạt tophi hoặc trong trường hợp hạt tophi lớn gây hạn chế vận động, co duỗi các khớp. Hơn nữa, phương pháp phẫu thuật này cũng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến các khu vực lân cận và để lại biến chứng rất cao.

 

Phẫu thuật loại bỏ hạt tophi

Phẫu thuật loại bỏ hạt tophi

 

Sử dụng BoniGut- Gút giai đoạn cuối không còn là nỗi lo

 Gút là bệnh mãn tính, hiện nay chưa có thuốc nào chữa khỏi hẳn được. Việc kiểm soát bệnh gút giai đoạn cuối bằng thuốc tây hay phẫu thuật loại bỏ hạt tophi đều không phải là biện pháp có thể dùng lâu dài.

   Để hạn chế những tác dụng không mong muốn trên, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và bào chế sản phẩm viên uống BoniGut, chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, tuyệt đối an toàn với người sử dụng.

 

BoniGut - Thảo dược thiên nhiên cho người bệnh gút

BoniGut - Thảo dược thiên nhiên cho người bệnh gút

 

 BoniGut có công thức rất toàn diện, gồm 3 nhóm tác dụng:

 - Nhóm trung hòa acid và ức chế hình thành acid uric máu: Anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn.

 - Nhóm thảo dược có tác dụng giúp giảm đau chống viêm: Lá húng tây, bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa.

 - Nhóm có tác dụng giúp lợi tiểu làm tăng đào thải acid uric: Trạch tả, mã đề, bách xù, ngưu bàng tử.

 

Công thức toàn diện của BoniGut

Công thức toàn diện của BoniGut

 

   Với sự kết hợp của 12 loại thảo dược quý từ thiên nhiên, BoniGut vừa có tác dụng giảm đau chống viêm trong các cơn đau cấp vừa có tác dụng hạ acid uric về ngưỡng an toàn, giúp người bệnh ngăn ngừa các cơn gút tái phát cũng như các biến chứng bệnh gút.

 Người bệnh chỉ cần sử dụng ngày 4-6 viên, BoniGut sẽ giúp giảm tần suất các cơn đau sau 2-4 lọ sử dụng, sau 4 lọ BoniGut uric máu sẽ hạ xuống một cách rõ rệt. Đặc biệt, BoniGut còn làm co nhỏ các hạt tophi, giúp những người bệnh gút giai đoạn cuối đi lại, vận động được dễ dàng như người bình thường.

Chia sẻ của chuyên gia về BoniGut

  Thầy thuốc nhân dân, Phó giáo sư – Tiến sĩ Trần Quốc Bình, Nguyên Giám Đốc Bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương cho biết: “Với bệnh gút, xu hướng hiện nay là sử dụng những sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên vừa an toàn vừa hiệu quả. Một số loại thảo dược tiêu biểu là quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn kết hợp với những thảo dược có tác dụng lợi tiểu và chống viêm giảm đau. Với sự kết hợp đó, tác dụng đạt được sẽ là cao nhất.”

   “Vấn đề lớn nhất đặt ra đó là làm thế nào để có thể kết hợp các thảo dược này với nhau, làm sao để cơ thể hấp thu được tất cả các hoạt chất trong chúng. Để đạt được điều đó đòi hỏi phải có kỹ thuật và công nghệ chiết xuất, bào chế tiên tiến và tối ưu nhất. Rất may hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm BoniGut của Canada và Mỹ, kết hợp các loại thảo dược tự nhiên, được sản xuất bởi công nghệ hiện đại giúp cải thiện bệnh gút an toàn hiệu quả. Với liều 4-6 viên/ngày, người bệnh dùng đều đặn hàng ngày sẽ hạ được acid uric hiệu quả sau 2-3 tháng, còn tần suất cơn đau sẽ giãn ra, giảm mức độ đau chỉ sau 1-2 tháng”.

 

BoniGut - Đồng hành cùng hàng triệu bệnh nhân gút

 Với công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến, BoniGut đã giúp hàng vạn người bệnh đẩy lùi cơn đau và đưa chỉ số acid uric về ngưỡng an toàn thành công. Dưới đây là một số phản hồi của những khách hàng đã dùng BoniGut:

 

 Chú Nguyễn Xuân Trường, 68 tuổi ở thôn 9, Xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, điện thoại: 0345.238.360

 

Chú Nguyễn Xuân Trường, 68 tuổi

Chú Nguyễn Xuân Trường, 68 tuổi

 

 Chú Trường chia sẻ: "Tôi đã sống chung với bệnh gút 10 năm, những đau đớn do căn bệnh gút mang lại khiến tôi chẳng thể nào quên được. Mỗi khi cơn gút cấp bùng phát, cơn đau sẽ lan từ khớp ngón chân cái cho tới mắt cá chân và đầu gối, sưng đỏ ửng, đau dữ dội, búa nện hay dao đâm vào chân cũng chưa là gì. Những năm tiếp theo, cơn đau tăng lên không chỉ về đêm và sáng sớm như trước mà ngay cả những lúc trái gió trở trời, các khớp nhất là mắt cá chân cũng sẽ sưng to, đỏ ửng như quả cà chua và gây đau dữ dội.”

“Sau khi dùng BoniGut 2 tháng, tôi thấy bớt đau hẳn, tần suất cơn đau cũng giảm hẳn đi. Bây giờ tôi thoải mái leo trèo vận động, với lại ăn uống cũng đỡ phải kiêng khem. Thỉnh thoảng liên hoan hay thèm quá tôi uống vài ba cốc bia, rượu hay ăn hải sản cũng vô tư, BoniGut hay thật. Tôi thật sự cảm ơn BoniGut rất nhiều!"

 

 

Anh Lương Kim An (50 tuổi ở số 26, ngõ 150, phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội, điện thoại: 0947.610.799)

 

Anh Lương Kim An 50 tuổi

Anh Lương Kim An 50 tuổi

 

"Nhờ có BoniGut, tôi cảm thấy mình như được sống lại lần nữa vậy.  Năm 2012, tự dưng cả 2 ngón chân cái của tôi sưng to, đỏ ửng, đau khủng khiếp. Cơn đau nặng tới mức, chân tôi co quắp hết cả lại, không duỗi thẳng ra được vì buốt, tôi phải làm cái dây treo trên tường, rồi buộc chân lên đó, cứ thế mà treo chân cả đêm, đau đớn tưởng như mình sắp chết đến nơi.”

“Tôi đi đo chỉ số acid uric máu lên tới 675 µmol/l. Bác sỹ kê cho 4 loại thuốc, trong đó có Colchicin, tôi uống thì thấy đỡ đau nhưng được đúng 1 tuần lại tái phát. Cơn đau cứ thế kéo dài dai dẳng cho đến khi tôi biết đến BoniGut. Sau khi dùng BoniGut 1 tháng, tôi không gặp một trận đau nào cả. Dùng tiếp 3 tháng nữa, tôi đã đi đo lại chỉ số acid uric rồi, chỉ còn có 430µmol/l. Tuyệt vời hơn là tôi có thể ăn uống bình thường, 1 tuần ít nhất cũng 2 bữa rượu mà không hề đau đớn gì. Tôi rất hài lòng với BoniGut và chắc chắn sẽ tiếp tục dùng nó lâu dài".

   Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin cho bạn đọc về bệnh gút giai đoạn cuối. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì về bệnh Gút và sản phẩm BoniGut của chúng tôi, bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!

 

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc