Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cẩn thận với những biến chứng nguy hiểm của sâu răng

Thứ hai, 09-03-2020 14:05 PM

Mục lục [Ẩn]

Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Nếu sâu răng không được điều trị, tình trạng bệnh càng nặng hơn và ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của răng. Chúng có thể dẫn đến đau răng, nhiễm trùng nghiêm trọng và mất răng.

   Trong thời gian qua, khoa Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt - Trung tâm Sản Nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhi gặp các vấn đề về bệnh lý răng miệng khá phức tạp. Thậm chí có những trường hợp đã biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sinh hoạt bình thường của trẻ

Thực trạng: Ngày càng nhiều trẻ gặp vấn đề về bệnh lý răng miệng phức tạp.

      Bệnh nhi Hà Bảo Lâm, 5 tuổi (Thanh Sơn – Phú Thọ) là một trường hợp trong số đó. Khi vào viện, bệnh nhi liên tục sốt cao, mệt mỏi, vùng miệng sưng nề, viêm tấy lan tỏa mặt. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định bệnh nhi bị viêm tủy răng kèm theo sâu nhiều răng.

 

sâu răng ở trẻ

 

   Hay như trường hợp bé Nguyễn Hải Nam (5 tuổi, quê ở Lâm Thao) cũng nhập viện khi bị viêm tủy 4 răng, sâu ngà 5 răng và viêm quanh cuống răng gây sưng nề, biến dạng vùng mặt. Gia đình đã đưa bé đến nhiều cơ sở y tế tại địa phương để khám và chữa bệnh nhưng không thành công bởi cứ đến nơi chữa răng là cháu sợ hãi, quấy khóc. Tại Trung tâm Sản Nhi, bác sĩ đã áp dụng phương pháp điều trị bằng gây mê cho bệnh nhi nên hiệu quả rất tốt.

   ThS.BS. Điêu Tài Thu – Trưởng khoa Mắt - Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt, bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, sâu răng được coi là một trong những bệnh phổ biến nhất trong xã hội không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới bởi tỉ lệ người mắc bệnh rất cao (90-99%), thời gian mắc bệnh sớm (6 tháng tuổi, ngay từ sau khi răng mọc) và chi phí cho việc chữa bệnh rất lớn.

Các giai đoạn của sâu răng và biến chứng nguy hiểm dễ gặp phải.

     Sâu răng vốn là một bệnh lý về răng miệng, nó tiến triển theo thời gian. Bởi vi khuẩn và một số yếu tố tác động bên ngoài đã phá hủy răng cũng như toàn bộ cấu trúc răng miệng. Khi vi khuẩn bắt đầu cuộc tấn công và phá hủy từng lớp mô răng. Khiến răng đau nhức, ê buốt ảnh hưởng nặng nề tới chức năng nhai cũng như tính thẩm mỹ răng miệng.

   Từ giai đoạn răng sâu, lớp men sẽ tiến triển chiều hướng nặng lên thành bệnh lý răng bị sâu ngà và rồi có nguy cơ viêm tủy.

giai đoạn của sâu răng

Sâu răng có 3 giai đoạn

 

   Thời điểm sâu ngà các mô răng bị tấn công và phá hủy nặng nề, hình thành lỗ sâu màu đen. Nó khiến bạn ê buốt và đau nhức, nhất là khi ăn đồ nóng lạnh. Những trường hợp bị sâu ngà, các mô răng đã hư tổn nhiều và sâu vào tới tủy sẽ gây nên viêm tủy. 

Nguy hiểm hơn, bệnh lý sâu răng còn có thể gây biến chứng là viêm mô lỏng lẻo, viêm hạch, viêm tủy xương, đôi khi viêm lan rộng, gây nhiễm trùng huyết hoặc làm nặng thêm các bệnh toàn thân sẵn có, có thể gây tử vong ở trẻ.

Tuy nhiên, việc điều trị các bệnh răng miệng cho trẻ gặp khá nhiều khó khăn bởi trẻ thường sợ hãi, quấy khóc và không hợp tác với bác sĩ.

Phương pháp điều trị sâu răng.

Chúng ta cần kiểm tra thường xuyên sức khỏe răng miệng để xác định sâu răng và các tình trạng răng miệng khác trước khi chúng gây ra các triệu chứng đáng lo ngại và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn. Người bệnh càng khám sức khỏe răng miệng sớm thì càng có cơ hội đảo ngược các giai đoạn sớm nhất của sâu răng và ngăn chặn sự tiến triển của nó. Điều trị sâu răng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Lựa chọn điều trị bao gồm:

  • Phương pháp điều trị bằng florua. Nếu sâu răng chỉ mới bắt đầu, phương pháp điều trị bằng fluoride có thể giúp khôi phục lại men răng và đôi khi có thể đảo ngược trong giai đoạn rất sớm. Các phương pháp điều trị fluoride như sử dụng nước máy, kem đánh răng và nước súc miệng. Các phương pháp điều trị bằng florua có thể là chất lỏng, gel, bọt hoặc vecni được chải lên răng hoặc đặt trong một khay nhỏ vừa với răng của người bệnh.

  • Trám. Chất trám, còn được gọi là phục hình, là lựa chọn điều trị chính khi sâu răng đã tiến triển vượt qua giai đoạn sớm nhất. Chất trám được làm bằng các vật liệu khác nhau, chẳng hạn như nhựa composite có màu răng, hỗn hợp sứ hoặc kết hợp của một số vật liệu.

  • Bọc răng sứ. Đối với sâu răng rộng hoặc răng yếu, người bệnh có thể cần bọc răng - một lớp phủ toàn bộ thân răng. Răng sứ có thể được làm bằng vàng, sứ cường độ cao, nhựa, sứ nung chảy với kim loại hoặc các vật liệu khác.

  • Nhổ răng. Một số răng bị sâu răng nghiêm trọng đến mức chúng không thể phục hồi và phải được loại bỏ. Tuy nhiên nhổ răng diệt tủy chỉ là biện pháp cuối cùng vì sau khi nhổ có thể để lại một khoảng trống sẽ làm cho các răng khác bị dịch chuyển, xô lệch.

Biện pháp phòng ngừa sâu răng

   Vệ sinh răng miệng tốt có thể giúp tránh sâu răng, dưới đây là một số lời khuyên để giúp ngăn ngừa sâu răng gồm:

 

đánh răng hàng ngày

Đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày để phòng ngừa sâu răng

 

  • Đánh răng bằng kem đánh răng có fluoride sau khi ăn hoặc uống. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và lý tưởng nhất là sau mỗi bữa ăn. Cần sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride. Để làm sạch giữa các kẽ răng, bạn cần dùng chỉ nha khoa hoặc sử dụng bàn chải kẽ răng (interdental cleaner).

  • Nếu nha sĩ cảm thấy bạn có nguy cơ bị sâu răng cao, họ có thể khuyên bạn nên sử dụng nước súc miệng có chứa fluoride.

  • Khám răng định kỳ. Làm sạch răng chuyên nghiệp và kiểm tra răng miệng thường xuyên, có thể giúp ngăn ngừa bệnh sâu răng hoặc phát hiện sớm.

  • Trám răng là phương pháp được sử dụng để khôi phục lại những chiếc răng đã bị hư hỏng do sâu răng gây nên, đem lại chức năng bình thường như răng tự nhiên. Để thực hiện việc trám răng, đầu tiên người bệnh sẽ được nha sĩ loại bỏ các chất liệu gây sâu răng, làm sạch vùng bị ảnh hưởng, sau đó sẽ dùng chất chuyên dụng lấp kín vùng khoảng trống. Bằng cách đó sẽ ngăn cản được sự xâm nhập của vi khuẩn trên bề mặt răng. Trám răng giúp cải thiện tình trạng sâu răng, đưa răng trở về tình trạng ban đầu, hạn chế sâu răng quay lại. Phương pháp này không gây ảnh hưởng đến cấu trúc của răng cũng như hàm mặt, bởi không cần mài cùi hay chụp răng. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến nghị sử dụng chất trám răng cho tất cả trẻ em trong độ tuổi đi học. Chất bịt kín có thể tồn tại trong vài năm trước khi chúng cần được thay thế, nhưng chúng vẫn cần được kiểm tra thường xuyên.

  • Uống một ít nước máy. Hầu hết các nguồn cung cấp nước công cộng đã bổ sung fluoride, có thể giúp giảm sâu răng đáng kể. Nếu chỉ uống nước đóng chai không chứa fluoride, sẽ bỏ qua các lợi ích của fluoride.

  • Tránh ăn vặt thường xuyên. Bất cứ khi nào ăn hoặc uống đồ uống không phải là nước, sẽ khiến vi khuẩn trong miệng tạo ra acid có thể phá hủy men răng. Nếu ăn nhẹ hoặc uống nước ngọt có gas thường xuyên thì răng sẽ  bị tấn công liên tục.

  • Ăn thực phẩm tốt cho răng. Chúng ta nên sử dụng một số thực phẩm và đồ uống tốt cho răng như trái cây và rau quả tươi vì chúng làm tăng lưu lượng nước bọt. Một số khác đó là cà phê không đường, trà và kẹo cao su không đường cũng giúp rửa trôi các mảng thức ăn rất tốt.

  • Phương pháp điều trị kết hợp. Nhai kẹo cao su xylitol cùng với fluoride theo toa và nước súc miệng kháng khuẩn có thể giúp giảm nguy cơ sâu răng.

Qua bài viết trên đây có thể thấy được rằng bệnh sâu răng là một bệnh lý khá nguy hiểm nếu như chúng ta xem thường và không điều trị kịp thời. Chính vì thế, để có hàm răng chắc khỏe bạn cần phải thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng khoa học và đúng cách. Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Tags: sâu răng

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Danh sách nhà thuốc