Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Điều trị bệnh tiểu đường bằng phương pháp tiêm insulin cấp tập

Thứ tư, 06-11-2019 15:31 PM

tiêm insulin

 

Sử dụng insulin là một phương pháp không thể thiếu được trong điều trị bệnh tiểu đường. Hiện nay có rất nhiều phương pháp sử dụng khác nhau và tiêm insulin cấp tập là một trong những phương pháp được áp dụng nhiều nhất. Cùng tìm hiểu về ưu nhược điểm của tiêm insulin cấp tập ở bài viết dưới đây nhé !

 

Tiêm insulin cấp tập là phương pháp gì ?

Phương pháp tiêm insulin cấp tập là tiêm nhiều lần, dùng nhiều loại insulin để tiêm dưới da người bệnh tiểu đường hoặc dùng bơm tiêm để thường xuyên đưa một lượng nhỏ vào dưới da bệnh nhân với liều tối đa cho phép. Mục tiêu đưa hàm lượng đường trong máu xuống mức giống như người bình thường và để trong 24 giờ tiếp theo nồng độ đường huyết của người bệnh vẫn sẽ giữ được mức độ ổn định với chỉ tiêu sinh lý bình thường.

Mục đích chính của phương pháp điều trị này là làm cho tất cả chỉ số sinh lý của người bệnh đái tháo đường được đưa gần về với sinh lý của người bình thường, xóa bỏ sự tăng cao của hàm lượng đường trong máu trước hoặc sau khi ăn cơm, làm cho lượng protein trong máu bị hóa đường giảm xuống dưới mức 8%.

 

Những người bệnh tiểu đường nào phải dùng phương pháp này ?

Những người phải dùng phương pháp tiêm insulin cấp tập để điều trị là những người bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc người bệnh đái tháo đường tuýp 2 mà chữa trị bằng insulin đã nhờn thuốc.

Hơn nữa, những người bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu đang bị tạp nhiễm bệnh mạn tính như tim, gan, thận, não, mắt… thì cũng phải dùng phương pháp này.

 

Cách thực hiện tiêm insulin cấp tập đạt hiệu quả cao

Để đạt được hiệu quả cao nhất thì người bệnh trước tiên phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ ăn uống kiêng khem do bác sĩ đặt ra kết hợp với chế độ tập luyện hợp lý giúp hỗ trợ tối đa cho điều trị đái tháo đường.

Sau khi thực hiện tiêm insulin cấp tập xong, người bệnh phải thường xuyên theo dõi chuyển biến của bệnh bằng cách đo hàm lượng đường trong nước tiểu và máu. Những ngày đầu tốt nhất là nên đo lấy số liệu 7 lần/ ngày ( trước khi ăn nửa giờ, sau lúc ăn hai giờ và trước khi đi ngủ).

Khi mọi việc đã đi vào ổn định rồi thì rút bớt số lần đo xuống còn 4 lần mỗi ngày (trước bữa ăn sáng nửa giờ và sau 3 bữa ăn hai giờ ).

Nếu người bệnh tiểu đường có cơ địa béo phì thì phải chú ý chữa trị cả thừa cân và tình trạng mỡ nhiều trong máu nữa.

Người bệnh nên thường xuyên hỏi ý kiến, tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia để nâng cao tình trạng sức khỏe của mình. Đồng thời nên đi khám định kỳ sức khỏe để đánh giá được chính xác tình hình tiến triển khi điều trị.

 

Ưu điểm của phương pháp tiêm insulin cấp tập

Áp dụng biện pháp tiêm insulin cấp tập giúp người bệnh tiểu đường tránh được những biến chứng cấp tính nguy hiểm do ngộ độc ceton gây ra, tránh được nguy cơ hôn mê, ngất xỉu và giúp làm chậm quá trình biến chứng của bệnh thần kinh, vi mạch máu, giảm nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim, xơ cứng động mạch chủ…

Dùng phương pháp này còn làm giảm được một số tác động xấu do tình trạng đường huyết tăng cao gây ra như: khô họng, đi tiểu đêm nhiều lần, khó ngủ, thị lực suy giảm, các chứng viêm tạp nhiễm hay vết thương lâu lành khó chữa…

 

Nhược điểm của phương pháp tiêm insulin cấp tập

Trước hết, phương pháp tiêm insulin cấp tập này rất dễ làm cho người bệnh tăng cân, sau đó là dễ gây ra các cơn hạ thấp nồng độ đường trong máu một cách đột ngột. Nếu so với người bình thường thì những nguy cơ này sẽ tăng lên gấp 2-3 lần.

Chính vì vậy, khi điều trị bằng phương pháp này thì bệnh nhân tiểu đường phải luôn chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đề phòng.

 

Một số chú ý về bảo quản và sử dụng các loại insulin

Insulin có thể để ở nhiệt độ bình thường trong phòng 4 tuần lễ hoặc trong tủ lạnh cho tới hết hạn sử dụng được ghi trên nhãn mác. Sau 4 tuần để ở nhiệt độ bình thường trong phòng thì phải vứt bỏ chúng đi, không được sử dụng nữa.

Insulin không được để ở nơi quá nóng hay quá lạnh, không được để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì sẽ ảnh hưởng đến tác dụng. Do đó người bệnh hãy chú ý bảo quản insulin của mình tránh những điều kiện không cho phép này.

Khi cần thiết thì insulin có thể được tiêm xuyên qua quần áo một cách an toàn.

Nếu cần tiêm dưới 50 đơn vị insulin thì sẽ có loại ống tiêm 1/2 cc sẽ giúp ta dễ đo lường chính xác hơn. Nếu dùng ít hơn 30 đơn vị thì nên dùng ống tiêm 3/10 cc.

Kim ngắn có thể dễ chịu hơn khi tiêm nhất là đối với trẻ em, nhưng tiêm sâu sẽ giúp cho insulin có tác dụng nhanh hơn.

Có thể sử dụng lại vài lần loại ống tiêm nhựa.

Kim tiêm và ống tiêm đã qua sử dụng phải đặt trong hộp chứa không bị xuyên thủng và niêm phong nắp kỹ càng trước khi bỏ vào thùng rác.

 

Xem thêm:

Xua đi nỗi lo biến chứng bệnh tiểu đường

Chuyện yêu nguội lạnh ở nam giới mắc bệnh tiểu đường

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30V

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc