Tiểu đường là bệnh lý mạn tính và nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, đồng thời làm gia tăng gánh nặng chi phí y tế cho gia đình, xã hội. Hôm nay mời bạn đọc tìm hiểu về 2 chỉ số bệnh tiểu đường quan trọng là: Chỉ số HbA1c và chỉ số đường huyết. Bạn đọc đừng bỏ lỡ nhé!
Các chỉ số bệnh tiểu đường bạn cần lưu ý để kiểm soát bệnh là gì?
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường là bệnh liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, thường do các ảnh hưởng của insulin khiến cơ thể bị tăng đường huyết.
Tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường không ngừng gia tăng ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2017, có tới 3.5 triệu người Việt Nam đang phải chung sống với bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt khiến lượng đường trong máu tăng cao kéo dài hoặc dao động lên xuống thất thường sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của bản thân, phòng ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng, bệnh nhân tiểu đường cần chủ động theo dõi, lưu ý các chỉ số bệnh tiểu đường quan trọng.
Các chỉ số bệnh tiểu đường bạn cần lưu ý để kiểm soát bệnh là gì?
Chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết là giá trị nồng độ glucose trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường trong máu thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường.
Theo dõi đường huyết thường xuyên trong ngày giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát được lượng đường trong máu có ở mức an toàn và ổn định hay không. Các chuyên gia khuyến cáo thời điểm nên kiểm tra đường huyết trong ngày là trước khi ăn, sau ăn 2h và trước khi đi ngủ.
Việc kiểm tra đường huyết trước khi ăn và trước khi đi ngủ sẽ giúp hạn chế được nguy cơ hạ đường huyết lúc đói và trong giấc ngủ. Ngoài ra, sau khi ăn đường huyết thường tăng cao và xuống chậm làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nên người bệnh cũng cần theo dõi đường huyết sau ăn ít nhất 1h và tốt nhất là sau ăn 2h tính từ thời điểm bạn bắt đầu ăn.
Kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên giúp kiểm soát bệnh tiểu đường
Trên thực tế, khó có một ngưỡng giá trị đường huyết an toàn chung cho bệnh nhân tiểu đường bởi tùy tình trạng bệnh của mỗi người sẽ có một mục tiêu riêng. Tuy nhiên, Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) thống nhất:
- Ngưỡng giá trị đường huyết khi đói bệnh nhân nên đạt được:
- Người bệnh tiểu đường dưới 59 tuổi và chưa xuất hiện biến chứng: 4.4 - 6.7 mmol/L (80 - 120 mg/dL)
- Người bệnh trên 60 tuổi hoặc đã mắc các biến chứng: 5.6 - 10 mmol/L (100 - 180 mg/dL)
- Ngưỡng giá trị đường huyết trước khi đi ngủ bệnh nhân nên đạt được:
- Người lớn: 5 - 8.3 mmol/L (90 - 150 mg/dL)
- Trẻ từ 6 - 12 tuổi: 5.6 - 10 mmol/L (100 - 180 mg/dL)
- Trẻ em dưới 6 tuổi: 6.1 - 11.1 mmol/L (110 - 200 mg/dL)
- Ngưỡng giá trị đường huyết sau ăn bệnh nhân nên đạt được:
- Người lớn có dùng insulin: <10 mmol/L (<180 mg/dL)
- Người lớn không dùng insulin: <7.8 mmol/L (<140 mg/dL)
- Trẻ từ 13 - 19 tuổi: <11 mmol/L (<200 mg/dL)
- Trẻ từ 6 - 12 tuổi: <12.5 mmol/L (<225 mg/dL)
- Trẻ dưới 6 tuổi: <13.9 mmol/L (<250 mg/dL)
Bạn nên ghi chép kết quả đo được vào trong một cuốn sổ nhỏ, sau đó theo dõi chỉ số đường huyết đo được với chỉ số đường huyết mục tiêu. Nếu lượng đường trong máu của bạn cao hơn so với chỉ số mục tiêu trong 3 ngày mà không tìm được lý do, bạn cần thông báo với bác sĩ để được giúp đỡ.
Chỉ số HbA1c
Chỉ số HbA1c thể hiện lượng đường trong máu gắn với Hemoglobin (Hb) của hồng cầu. Nếu lượng đường trong máu càng cao thì số lượng hồng cầu gắn đường càng nhiều. Sự hình thành HbA1c diễn ra chậm và sẽ tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu khoảng 3 - 4 tháng. Chính vì thế, HbA1c phản ánh nồng độ đường trung bình trong máu trong suốt khoảng thời gian 3 - 4 tháng.
Chỉ số HbA1c có giá trị theo dõi điều trị và giúp tiên lượng nguy cơ mắc biến chứng của bệnh tiểu đường. HbA1c càng cao, nguy cơ bệnh nhân gặp biến chứng càng nhiều. Kiểm soát tốt đường huyết và giảm chỉ số HbA1c từ 6.5% xuống dưới 5.5%, bệnh nhân đã tự mình giảm 43% nguy cơ cắt cụt chi, 37% nguy cơ suy thận, mù mắt và ngăn ngừa đáng kể các biến chứng khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Chỉ số HbA1c an toàn là bao nhiêu?
Chỉ số HbA1c lý tưởng nhất là < 6.5%. Một số trường hợp có thể chấp nhận ở mức 6,5 đến 7%. Nếu HbA1C > 7% báo động tình trạng kiểm soát glucose của bạn đang không tốt. Mỗi 1% HbA1c tăng trên mức bình thường, giá trị đường huyết tương ứng tăng lên 30mg/dl hay 1,7 mmol/l.
Chính vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm HbA1c định kỳ 3 tháng một lần để theo dõi tình trạng kiểm soát glucose huyết, nếu glucose huyết thường xuyên ổn định có thể xét nghiệm 6 tháng một lần.
Ngoài theo dõi các chỉ số bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần lưu ý thêm những gì?
Như chúng ta đã phân tích ở trên, theo dõi tốt các chỉ số bệnh tiểu đường giúp bạn chủ động kiểm soát bệnh để có những thay đổi điều trị phù hợp, từ đó giúp phòng ngừa và phát hiện sớm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng, lối sống cũng ảnh hưởng nhiều đến bệnh tiểu đường nên các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên cho bệnh nhân tiểu đường như sau:
Luyện tập thể dục, thể thao
Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn hàng ngày giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn ở bệnh nhân tiểu đường do cải thiện được khả năng hoạt động của insulin. Người bệnh nên luyện tập khoảng 30 phút - 1 giờ mỗi ngày bằng các bài luyện tập phù hợp với sức khỏe như đi bộ, đạp xe, bơi lội…
Luyện tập thể dục, thể thao giúp kiểm soát đường huyết
Duy trì cân nặng hợp lý
Người có cân nặng hợp lý khi chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) nằm trong khoảng từ 18,5 đến dưới 23. Bệnh nhân tiểu đường bị béo phì, thừa cân cần giảm cân, ít nhất 3-7% so với cân nặng nền và duy trì chỉ số vòng bụng dưới 80cm với nữ và dưới 90cm với nam.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
- Hạn chế các thực phẩm có chứa carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng, khoai tây chiên, thức ăn nhanh… Nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều carbohydrate phức hợp như gạo lứt, khoai củ…
- Hạn chế sử dụng thực phẩm có hàm lượng đường nhiều (bánh, kẹo, mứt...).
- Nên ăn chất béo vừa phải và giảm mỡ động vật, thay bằng các loại dầu hạt như dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương...
- Tăng cường protein từ các loại cá, thịt trắng trong khẩu phần ăn. Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần. Người ăn chay có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại đậu (đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ).
Dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân tiểu đường
- Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày: Chất xơ có nhiều trong một số thực phẩm như táo, cam, bơ, rau xanh, các loại đậu, yến mạch, lúa mạch,...
- Bổ sung đủ vitamin và nguyên tố vi lượng trong chế độ ăn uống hàng ngày từ nguồn rau xanh, hoa quả tươi ít ngọt.
Nguyên tố vi lượng - Chìa khóa vàng giúp kiểm soát bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra vai trò đáng kể của các nguyên tố vi lượng như crom, kẽm, magie, selen trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, cụ thể:
- Crom và kẽm: Crom và kẽm là những vi chất cần thiết, được coi là yếu tố dung nạp glucose, tăng độ nhạy của insulin, từ đó giúp phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường trên tim mạch và võng mạc.
- Magie: Magie đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành insulin và giúp giảm đề kháng insulin, từ đó giúp ổn định đường huyết, làm giảm nguy cơ mắc biến chứng bệnh tiểu đường.
- Selen: Selen giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, đặc biệt là các biến chứng trên tim, thận, thần kinh.
Như vậy, bổ sung các nguyên tố vi lượng giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh ngoại biên,... Tuy nhiên, các dưỡng chất này trong thực phẩm dễ bị hao hụt trong quá trình chế biến, đồng thời người bệnh tiểu đường thường phải thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt nên hiệu quả bổ sung các nguyên tố vi lượng này từ chế độ ăn hàng ngày thường không cao.
Thấu hiểu được nhược điểm đó, các nhà khoa học hàng đầu nước Mỹ thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals của Mỹ đã dày công nghiên cứu và phát triển thành công viên uống thảo dược BoniDiabet + dành cho bệnh nhân tiểu đường có bổ sung các nguyên tố vi lượng như kẽm, crom, magie, selen. Sản phẩm đang được đông đảo người bệnh tin dùng.
BoniDiabet + - Bổ sung nguyên tố vi lượng giúp ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
Thành phần của BoniDiabet +
Bên cạnh thành phần nổi bật là các nguyên tố vi lượng như kẽm, crom, magie, selen, BoniDiabet + còn là sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược quý, vitamin và dưỡng chất, cụ thể:
- Các thảo dược quý: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội giúp hạ đường huyết, giảm cholesterol và làm vết thương chóng lành, từ đó giúp phòng ngừa và cải thiện các biến chứng của bệnh tiểu đường.
- Các vitamin: Vitamin C, acid folic giúp tăng sức bền thành mạch, giảm nguy cơ mắc biến chứng trên tim mạch và thần kinh.
- Dưỡng chất acid alpha lipoic: Acid alpha lipoic giúp ngăn ngừa biến chứng trên mắt, thận, đồng thời ngăn ngừa tai biến mạch máu não nhờ cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não bộ.
Các thành phần trên đều được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất an toàn, không có tác dụng phụ với cơ thể. Đặc biệt BoniDiabet + đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường sử dụng BoniDiabet + cho hiệu quả tốt và khá lên đến 96,67%, đồng thời không xuất hiện các triệu chứng không mong muốn trong quá trình sử dụng.
Đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng BoniDiabet +
Đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng BoniDiabet + là những phản ánh chân thật và chính xác nhất về hiệu quả và chất lượng của sản phẩm. Dưới đây là những chia sẻ của một số bệnh nhân đã dùng BoniDiabet +.
Anh Đàm Tuấn Anh, 37 tuổi ở số 68, tổ 10, Đoàn Kết, Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ, số điện thoại: 0387.947.518
Anh Đàm Tuấn Anh, 37 tuổi
“Anh biết mình bị bệnh tiểu đường tuýp 2 từ năm 2018, đường huyết lên tới 12.6 mmol/l, còn chỉ số HbA1c là 7.83%. Anh dùng thuốc theo đơn và làm theo chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường bác sĩ hướng dẫn nhưng đường huyết hạ chậm, dao động trong khoảng 9-11 mmol/l.”
“Anh dùng BoniDiabet + với liều 6 viên/ngày kèm thuốc tây và insulin thì thấy người khỏe hơn, không mệt như trước, đường huyết giảm và ổn định hơn, về chỉ còn hơn 6.4 mmol/l. Bác sĩ vì thế cũng chủ động giảm số lần tiêm insulin cho anh. Từ đó đến nay, anh vẫn duy trì sử dụng BoniDiabet + mỗi ngày, đường huyết của anh luôn trong ngưỡng an toàn, chỉ số HbA1c cũng chỉ còn 5.54%. Vì thế anh ăn uống cũng thoải mái hơn chút, không cần quá kiêng khem như trước nữa. Anh mừng lắm!"
Bác Trịnh Ngọc Vĩnh 68 tuổi, ở số 800 đường Hoàng Quốc Việt, p.Cẩm Sơn, tp Cẩm Phả, Quảng Ninh, điện thoại 01267 046 551
Bác Trịnh Ngọc Vĩnh - 68 tuổi
“Năm 2012, bác phát hiện bị tiểu đường tuýp 2, đường huyết lúc đó lên tới 23.7 mmol/L. Mắt bác khi ấy mờ hẳn đi, tưởng tuổi già thôi nào ngờ lại là biến chứng tiểu đường. Bác phải tiêm insulin kết hợp uống thuốc tây nhưng đường huyết hay bị dao động thất thường, hôm 10 chấm, hôm 7 chấm, bác lo lắm.”
“May mắn bác được một người bạn giới thiệu cho sản phẩm BoniDiabet + nên mua về dùng kết hợp thuốc tây. Sau 2 tháng đường huyết đã hạ được xuống 6.4 mmol/L, mắt cũng sáng rõ hơn nhiều. Thấy hiệu quả nên bác kiên trì sử dụng, đường huyết của bác lúc nào cũng ổn định quanh mức 5-6 mmol/L, HbA1c cũng ở ngưỡng an toàn chưa tới 6%. Vì đường huyết luôn ổn định nên bác sĩ vẫn đang giảm dần liều thuốc tây và insulin cho bác để giảm các tác dụng phụ trên gan, thận. Bác cảm ơn BoniDiabet + nhiều lắm.”
Tiểu đường không được kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Biết cách theo dõi các chỉ số bệnh tiểu đường sẽ giúp người bệnh chủ động phòng ngừa những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1044 để được tư vấn miễn phí. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM: