Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2 không chỉ đơn thuần là chăm sóc người bệnh. Những người chăm sóc cần hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường type 2 và những hậu quả nghiêm trọng nếu như không kiểm soát tốt tình trạng bệnh để bảo vệ người thân trước các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Vậy chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2 như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2 như thế nào?
Bệnh tiểu đường type 2 là gì?
Tiểu đường type 2 còn được gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin, chiếm 90% các trường hợp mắc bệnh tiểu đường, xảy ra khi tuyến tụy sản xuất không đủ insulin hoặc có đủ insulin nhưng hoạt động không hiệu quả, đặc trưng bởi tình trạng đường huyết của bệnh nhân tăng cao hơn mức bình thường. Bệnh thường khởi phát từ từ và diễn tiến âm thầm. Nếu bệnh nhân không có các biện pháp kiểm soát tốt đường huyết thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh tiểu đường type 2 có thể gây ra những biến chứng nào?
Bệnh nhân tiểu đường type 2 nếu kiểm soát đường huyết không tốt có thể gặp phải các biến chứng như sau:
Biến chứng cấp tính
- Hạ đường huyết quá mức: Bệnh nhân tiểu đường type 2 bị hạ đường huyết quá mức khi đường huyết giảm xuống dưới 4 mmol/L. Tình trạng này nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời có thể khiến bệnh nhân bị lên cơn co giật và mất dần ý thức.
- Đường huyết tăng quá cao có thể gây nhiễm toan ceton hoặc hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến co giật, hôn mê, thậm chí đe dọa đến tính mạng
Biến chứng mạn tính
- Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh có thể xảy ra ở nhiều cơ quan trong cơ thể, phổ biến nhất là tình trạng tê bì, cảm giác kiến bò hay mất cảm giác ở chân tay.
- Nhiễm trùng: Bệnh nhân tiểu đường type 2 rất dễ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền... Tình trạng viêm nhiễm thường kéo dài dai dẳng và khó điều trị.
Vết loét lâu lành ở bệnh nhân tiểu đường type 2
- Biến chứng mắt: Bệnh nhân tiểu đường type 2 kiểm soát đường huyết không tốt có nguy cơ cao mắc các bệnh về mắt như bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể,... gây suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa.
- Biến chứng thận: Biến chứng thận chiếm gần 50% các trường hợp suy thận giai đoạn cuối, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các bệnh nhân tiểu đường.
- Bệnh động mạch ngoại vi: Người bệnh tiểu đường type 2 có thể phát triển các vấn đề về mạch ngoại vi do tuần hoàn kém, tắc mạch chi gây hoại tử mô, thậm chí phải cắt cụt chi.
- Biến chứng tim mạch: Bệnh nhân bị tiểu đường type 2 lâu năm có nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch như: Nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,...
Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2 như thế nào?
Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý cho bệnh nhân
- Nên ăn nhiều rau, quả ít ngọt và ngũ cốc nguyên hạt như súp lơ, bơ, cam, táo, bưởi, các loại đậu, lạc,…
- Nên kiêng các đồ ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, trái cây ngọt như mít, xoài, dứa, vải, nhãn…
- Nên giảm bớt tinh bột bằng cách giảm lượng cơm, miến, gạo, ngô,... trong khẩu phần ăn hằng ngày.
- Hạn chế các thức ăn có mỡ động vật, các đồ ăn chiên, rán, xào, nên chế biến món ăn bằng cách hấp, luộc, ninh.
- Hạn chế ăn thịt đỏ, thay bằng các loại thịt nạc trắng như thịt gà bỏ da và các loại cá.
- Cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện để giảm cân nếu người bệnh béo phì hoặc thừa cân.
Bệnh nhân tiểu đường bị béo phì nên giảm cân
- Nên tăng cường tập luyện thể lực bằng các môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, chạy, bơi… khoảng 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 5 ngày mỗi tuần.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ để phòng nhiễm trùng: Vệ sinh cơ thể và xử lý kịp thời các xây xát tay chân, vệ sinh răng miệng,…
- Tránh uống rượu bia, ngừng hút thuốc lá.
Phát hiện và xử lý biến chứng cấp tính
- Biểu hiện hạ đường huyết quá mức: Vã mồ hôi, đói lả, run tay, nếu nặng có thể hôn mê. Hạ đường huyết quá mức thường xảy ra khi bệnh nhân uống quá liều thuốc tây, bỏ bữa ăn trong khi vẫn uống thuốc hạ đường huyết, kiêng khem quá mức, tập luyện quá sức.
Khi có biểu hiện này, người bệnh cần được uống ngay một cốc nước có đường hoặc ăn chút đồ ngọt (bánh, kẹo, quả chuối, …) hoặc một cốc nước trái cây ngọt. Sau 15 phút kiểm tra lại đường huyết, nếu đường huyết không cải thiện cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
- Biểu hiện của đường huyết tăng cao quá mức: Khát nước, khô miệng, mệt mỏi, kiệt sức, đi tiểu thường xuyên, mờ mắt, hơi thở có mùi hoa quả lên men,...
Tình trạng này có thể xảy ra khi bệnh nhân ăn nhiều hơn bình thường, quên uống thuốc hoặc bị bệnh. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng trên, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Theo dõi định kỳ và phát hiện các dấu hiệu của biến chứng mạn tính
- Theo dõi đường huyết thường xuyên trong ngày bằng máy đo đường huyết cá nhân và kiểm tra định kỳ chỉ số HbA1c 3 tháng một lần.
Bệnh nhân tiểu đường type 2 nên được kiểm tra đường huyết thường xuyên
- Khám mắt, xét nghiệm protein niệu vi thể, đo chỉ số cổ chân - cánh tay, siêu âm Doppler mạch chi, điện tâm đồ nên được thực hiện định kỳ mỗi năm một lần.
- Tránh làm tổn thương da, không đi chân trần hay đi giày dép quá chật, kiểm tra bàn chân của người bệnh hằng ngày để tìm vết chai, mụn nước, vết loét, mẩn đỏ hoặc sưng tấy để xử lý kịp thời tránh biến chứng nhiễm trùng.
- Đi khám và tham khảo hướng dẫn của bác sĩ khi có các dấu hiệu mờ mắt, sốt kéo dài, tê chân tay, đau chân khi đi lại, phù,...
Nhắc nhở bệnh nhân tuân thủ điều trị
Tùy mức độ nặng của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để cải thiện bệnh. Vì vậy, người chăm sóc cần động viên người bệnh tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp phải dùng thuốc thì cần nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, không tự ý tăng liều, giảm liều hay ngừng sử dụng thuốc đột ngột.
Sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên
Nhiều bệnh nhân mặc dù đã dùng thuốc tây đều đặn theo chỉ định của bác sĩ và duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý nhưng đường huyết vẫn thường xuyên tăng cao, dao động lên xuống thất thường rất nguy hiểm và có nguy cơ cao gặp các biến chứng. Do đó, bệnh nhân tiểu đường type 2 nên sử dụng thêm các sản phẩm giúp hạ và ổn định đường huyết từ thiên nhiên an toàn và hiệu quả, từ đó giúp phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường.
Theo GS. TS Nguyễn Nhược Kim, nguyên Vụ Trưởng Vụ Y học Cổ Truyền: “Để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, người bệnh cần tuân thủ điều trị của bác sĩ, có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý và chăm tập luyện thể dục thể thao, ngoài ra dùng kết hợp thêm viên uống thảo dược BoniDiabet + của Mỹ sẽ giúp cải thiện bệnh tiểu đường an toàn, hiệu quả.”
BoniDiabet + - Giải pháp hoàn hảo dành cho bệnh nhân tiểu đường type 2
Thành phần của BoniDiabet +
BoniDiabet + tự hào là một trong số rất ít các sản phẩm dành cho bệnh nhân tiểu đường trên thị trường hiện nay có bổ sung các nguyên tố vi lượng như magie, kẽm, crom, selen đã được chứng minh có tác dụng rất tốt đối với bệnh tiểu đường type 2, cụ thể:
- Magie: Magie đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành insulin và giảm đề kháng insulin, từ đó giúp ổn định đường huyết, làm giảm nguy cơ mắc biến chứng của bệnh tiểu đường type 2.
- Kẽm, Crom: Kẽm và Crom phối hợp cùng insulin giúp glucose dễ dàng vào trong tế bào, từ đó giúp hạ glucose máu, phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường trên tim mạch và võng mạc.
- Selen giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, đặc biệt là các biến chứng trên tim và thận.
Đồng thời, BoniDiabet + còn có sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược giúp hạ đường huyết hiệu quả như dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi. Bên cạnh đó, BoniDiabet + được bổ sung quế giúp hạ cholesterol, cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu, cùng với lô hội giúp tăng sửa chữa và mau lành vết thương.
Ngoài ra, BoniDiabet + còn chứa các vitamin và dưỡng chất như vitamin C, acid folic và acid alpha lipoic giúp tăng hiệu quả hạ đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên tim mạch, mắt, thận và phòng ngừa tai biến mạch máu não.
BoniDiabet + đã đạt chứng nhận an toàn của Cục quản lý thực phẩm, dược phẩm Hoa Kỳ và Bộ y tế Việt Nam nên được cấp phép lưu hành rộng rãi ở nhiều nhà thuốc tây lớn trên toàn quốc. Trong nhiều năm qua, BoniDiabet + đã và đang trở thành ân nhân giúp tìm lại cuộc sống vui khỏe, xua tan nỗi ám ảnh mang tên tiểu đường cho rất nhiều người bệnh trên khắp mọi miền tổ quốc. Chính vì vậy, vào năm 2014, BoniDiabet + đã vinh dự được Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng danh hiệu “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”.
Khách hàng nói gì về BoniDiabet +?
Sau hơn 10 năm lưu hành trên thị trường, BoniDiabet + đã và đang được đông đảo bệnh nhân tiểu đường tin tưởng lựa chọn. Mời bạn đọc theo dõi những chia sẻ, đánh giá của khách hàng đã sử dụng BoniDiabet + dưới đây nhé.
Bác Cù Thị Hồng (71 tuổi) ở số 102, xóm3, tiểu khu 19, TT Hát Lót, Mai Sơn.
Bác Cù Thị Hồng - 71 tuổi
“Bác tình cờ phát hiện bị tiểu đường type 2 khi đi xét nghiệm máu để mổ khối u lành tính ở bụng, đường huyết lúc đó lên đến hơn 20mmol/l, bác được chỉ định nhập viện và tiêm insulin ngay. Sau đó bác ra viện và được hướng dẫn tự tiêm insulin tại nhà, nhưng đường huyết dao động thất thường, có lúc lên tận 27 mmol/l làm bác khó thở, buồn nôn, có lúc lại xuống có 5mmol/l khiến bác vã cả mồ hôi lạnh, chân tay run rẩy tưởng như sắp xỉu. Mấy năm sau, bác thấy chân tay tê bì, cảm giác như có kiến bò, rồi sau đó lại bị lở loét mãi không lành. Bác lo lắng bệnh quá, ăn kiêng nghiêm ngặt nên trong vòng 3 năm mà bác giảm từ 58 cân xuống còn 30 cân.”
“Một lần xem tivi bác thấy có chuyên gia tư vấn về tiểu đường giới thiệu sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ nên mua về dùng kết hợp tiêm insulin. Vì đường huyết của bác rất cao nên sau 2 tháng sử dụng mới thấy hiệu quả rõ rệt. Bác thấy người khỏe hơn, đường huyết giảm và ổn định ở mức 7 mmol/l. Đến nay, bác đã dùng BoniDiabet + được hơn 1 năm rồi, đường huyết luôn ổn định ở mức 6,5 mmol/l. Vì thế, bác sĩ cũng giảm 1 nửa liều insulin cho bác. Đặc biệt, cảm giác tê bì, kiến bò ở tay chân giảm hẳn, các vết loét cũng nhanh lành hơn. Bệnh cải thiện tốt nên tinh thần bác cũng thoải mái, ăn uống không phải kiêng khem nhiều như trước nên giờ bác lên được 50 cân rồi.”
Chú Trịnh Xuân Thanh (68 tuổi) ở tổ 1, p.Quảng Phú, Quảng Ngãi.
Chú Trịnh Xuân Thanh - 68 tuổi
“Năm 2005, có thời điểm chú ăn rất nhiều nhưng cân nặng không tăng mà ngày càng gầy gò, xanh xao, nhiều đêm mất ngủ vì tiểu nhiều, chú đi khám phát hiện bị tiểu đường type 2, đường huyết lúc đó là 16 mmol/l. Chú uống thuốc tây theo đơn của bác sĩ kết hợp chế độ ăn kiêng nhưng đường huyết chỉ giảm xuống 9 mmol/l mà không về được mức an toàn. Càng ngày chú càng thấy mệt mỏi, đau ngực và có khi không thể thở được. Vì thế năm 2008, chú đã bị nhồi máu cơ tim do tiểu đường. Cả năm trời điều trị trong bệnh viện, chú hoang mang lắm.”
“May mắn vợ chú đọc báo và biết đến sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ nên mua về cho chú dùng. Sau 3 tháng, đường huyết của chú đã giảm về mức 6.4mmol/l. Đặc biệt chú thấy người khỏe lắm, bớt hẳn tiểu đêm. Trước đây mỗi lần chú ngủ dậy là chân tay tê buốt, chú phải ngồi xoa bóp tới 30 phút mới đi lại được thế mà giờ hết hẳn. Đi khám bác sĩ thấy đường huyết ổn định nên giảm cho chú một nửa liều thuốc tây rồi. Đến nay chú đã dùng BoniDiabet + được 5 năm, đường huyết lúc nào cũng chỉ quanh quẩn 6.5mmol/l và không thấy xuất hiện thêm biến chứng nào nữa.”
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2 để kiểm soát tốt bệnh và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. Mọi thắc mắc về căn bệnh tiểu đường type 2 hay sản phẩm BoniDiabet + xin liên hệ theo số tổng đài miễn phí 18001044 để được tư vấn cụ thể.
XEM THÊM:
- Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiện nay
- Đường huyết cao có mổ được không? Người bệnh tiểu đường cần chuẩn bị những gì cho cuộc phẫu thuật