Tình cờ một lần kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc bạn cảm thấy người mệt mỏi nên đi khám và biết mình bị tiền tiểu đường. Khi biết bản thân bị tiền tiểu đường, nhiều người sẽ rất hoang mang nhưng cũng có những người rất thờ ơ. Nếu hiểu rõ về tiền tiểu đường, người bệnh sẽ có cái nhìn đúng và hướng đi phù hợp. Bài viết này là tổng hợp các thông tin về tiền tiểu đường và giải pháp tối ưu. Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu thêm nhé.
Tiền tiểu đường là gì? Người bị tiền tiểu đường cần làm những gì?
Tiền tiểu đường là gì?
Đường huyết lúc đói của người bình thường là trong khoảng từ 70-100mg/dL, của người bệnh tiểu đường là > 126mg/dL. Còn khi đường huyết lúc đói cao hơn bình thường, thấp hơn so với mức tiểu đường (trong khoảng từ 100-125mg/dL) thì bạn bị tiền tiểu đường hay còn gọi là tiền đái tháo đường. Nghĩa là lượng đường trong máu của bạn lúc đói cao hơn bình thường nhưng chưa đủ để được coi là bị đái tháo đường.
Đây là một rối loạn glucose khi đói hay rối loạn dung nạp glucose. Khi bị tiền tiểu đường, bạn sẽ có nguy cơ rất cao bị tiểu đường và một số bệnh tim mạch khác.
Dấu hiệu nhận biết tiền tiểu đường
Khi bị tiền tiểu đường, người bệnh có thể gặp 1 hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:
- Người mệt mỏi
- Hay có cảm giác khát nước, đặc biệt là nước ngọt, uống nhiều nước hơn so với bình thường.
- Tiểu tiện thường xuyên
- Nhìn mờ hơn bình thường
- Các vết cắt khó lành hơn so với bình thường
Thường xuyên mệt mỏi là một trong những dấu hiệu của tiền tiểu đường
Những người dễ bị tiền tiểu đường
Những đối tượng có nguy cơ cao bị tiền tiểu đường và dễ tiến tới tiểu đường là:
- Người thừa cân, béo phì, có vòng 2 lớn, chỉ số BMI>25.
- Người lười vận động, ngồi và nằm nhiều, không tập thể dục.
- Thường xuyên ăn đồ ngọt, đồ dầu mỡ, đồ chế biến sẵn.
- Người lớn tuổi đã mãn kinh nữ hoặc mãn dục nam.
- Người trong gia đình có bố mẹ, ông bà hoặc anh chị bị tiểu đường.
- Người từng bị tiểu đường thai kỳ hoặc sinh con nặng hơn 4.05kg.
Nếu thấy mình có những dấu hiệu tiền tiểu đường và thuộc một trong số các đối tượng trên, bạn nên đi khám sớm để xác định có mắc tiền đái tháo đường hoặc tiểu đường hay không. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng rất quan trọng, giúp phát hiện sớm tiền tiểu đường và tiểu đường để có hướng điều trị sớm.
Tăng cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của tiền tiểu đường
Chẩn đoán tiền tiểu đường
Chẩn đoán tiền tiểu đường khi người bệnh có một trong những rối loạn:
- Rối loạn glucose huyết đói: Glucose huyết tương lúc đói từ 100 mg/dL (5,6 mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L), hoặc
- Rối loạn dung nạp glucose: Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75g từ 140 (7.8 mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L), hoặc
- HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol).
Tiền tiểu đường có nguy hiểm không?
Tiền tiểu đường chưa phải là bệnh tiểu đường, nhưng người bị tiền tiểu đường có nguy cơ rất cao sẽ chuyển thành tiểu đường nếu người bệnh không có kế hoạch điều trị sớm và thực hiện nghiêm túc.
Những rối loạn glucose huyết trong tiền tiểu đường chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo đường nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạch máu lớn của đái tháo đường (bệnh động mạch vành tim, tai biến mạch não, bệnh mạch máu ngoại vi).
Thống kê từ các nghiên cứu cho biết, 11% người tiền đái tháo đường tiến triển thành đái tháo đường mỗi năm. 15-30% người tiền đái tháo đường sẽ mắc tiểu đường trong vòng 5 năm, ước tính tỷ lệ này lên đến 50% trong vòng 10 năm.
Người bị tiền tiểu đường cần làm những gì?
Tiền tiểu đường có cần uống thuốc không?
Khi được chẩn đoán bị tiền tiểu đường, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt và theo dõi thêm, không cần dùng thuốc. Sau đó, người bệnh cần khám định kỳ, bác sĩ sẽ đánh giá hiệu quả của việc thay đổi lối sống để đưa ra các chỉ định phù hợp.
Ăn uống khoa học theo chỉ dẫn
Người bệnh tiểu đường bắt buộc phải điều chỉnh lối sống gồm việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, tăng cường tập luyện thể lực, vận động thường xuyên.
- Giảm cân, đưa chỉ số BMI và số đo vòng bụng về chỉ số mục tiêu.
- Giảm bớt đồ ăn có đường và dầu mỡ. Tăng cường chất xơ và vitamin trong bữa ăn hàng ngày, vẫn đảm bảo đủ chất đạm, béo, bột, nước, vitamin và khoáng chất. Không nên ăn kiêng quá mức.
- Tăng cường tập luyện thể lực, nên tập xen kẽ giữa những môn thể thao nhẹ nhàng và những môn tập kháng lực.
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên để đánh giá hiệu quả của việc thay đổi lối sống
Tăng cường tập luyện và ăn uống khoa học là bắt buộc với người bị tiền tiểu đường
Dùng thảo dược để hạ và ổn định đường huyết
Các thảo được cũng đã được chứng minh tác dụng của mình trong việc hạ đường huyết, nhanh chóng đưa đường huyết về ngưỡng an toàn. Trong đó tiêu biểu là dây thìa canh, mướp đắng, hạt Methi. Tác dụng của các thảo dược này đã được chứng minh trên thực tiễn sử dụng của bệnh nhân tiểu đường và trên các thử nghiệm lâm sàng.
Hạt Methi
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ, khi cho thêm hạt methi vào khẩu phần ăn của các bệnh nhân bị tiểu đường, lượng đường trong nước tiểu sau đó đã giảm được 54%. Thành phần galactomannan trong hạt methi giúp làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu và acid amin 4-hydroxyisoleucine kích thích tế bào tuyến tụy tiết insulin, giúp người bệnh kiểm soát lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu khác chỉ ra nếu mỗi ngày bệnh nhân dùng 20 - 25g hạt methi, sẽ giúp hạ thấp lượng glucose trong máu. Ở Ấn Độ, người bệnh tiểu đường đã được khuyến cáo sử dụng hạt methi thường xuyên như một loại nước uống hàng ngày.
Cách dùng: Lấy khoảng 15 - 20g hạt methi đem rang thơm rồi tán bột, pha làm nước uống hoặc lấy hạt sống ngâm trong 200 ml nước lạnh, để qua một đêm cho hạt nở ra, sáng dậy uống hết nước trong ly.
Hạt methi rất tốt cho người bị tiền tiểu đường
Dây thìa canh
Dây thìa canh không còn xa lạ với người bệnh tiểu đường. Nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng cho thấy dây thìa canh có khả năng hạ đường huyết rất cao. Tác dụng đó được tạo nên do thành phần acid Gymnemic có tác dụng:
- Ức chế hấp thu đường ở ruột sau ăn
- Giảm tân sinh đường ở gan
- Làm tăng khả năng sử dụng đường ở mô, cơ.
Nhờ những cơ chế đó nên lượng đường vào máu giảm đi, giúp hạ đường huyết và ổn định đường huyết ở mức an toàn.
Mướp đắng (khổ qua)
Hoạt chất charantin, polypeptid-P và vicine trong mướp đắng có tác dụng sinh học giống như insulin đồng thời kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin, cải thiện sự dung nạp glucose, hỗ trợ ổn định đường huyết ở người tiểu đường. Vì vậy, dùng mướp đắng trong bữa ăn hàng ngày rất tốt cho người bị tiền tiểu đường, giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn tiền tiểu đường chuyển thành tiểu đường.
Mướp đắng giúp hạ đường huyết hiệu quả
BoniDiabet - Hạ và ổn định đường huyết, ngăn tiền tiểu đường chuyển thành tiểu đường
BoniDiabet là sản phẩm nhập khẩu từ Canada và Mỹ, có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả, ổn định đường huyết đồng thời giảm và ngăn chặn biến chứng xuất hiện.
Thành phần của BoniDiabet rất toàn diện bao gồm: dây thìa canh, hạt methi, mướp đắng, lô hội: giúp làm hạ đường huyết, giảm những triệu chứng bệnh đái tháo đường như mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều, sụt cân, suy yếu… Ngoài ra còn làm hạ mỡ máu giúp ngăn chặn các biến chứng tim mạch.
Không chỉ vậy, BoniDiabet còn chứa rất nhiều thành phần khác, không chỉ giúp hạ đường huyết mà còn ngăn ngừa tác hại của tiền tiểu đường trên tim mạch. Các thành phần đó là:
- Các nguyên tố vi lượng: kẽm, magie, selen, chrom. BoniDiabet là sản phẩm duy nhất trên thị trường hiện nay chứa nguyên tố vi lượng không những giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn tiền tiểu đường tiến triển thành đái tháo đường mà còn giúp ngăn ngừa các tổn thương trên tim mạch, thần kinh do tăng đường huyết gây ra.
- Alpha lipoic acid: Là thành phần rất quan trọng có vai trò lớn trong việc ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường, bảo vệ vi mạch ở đáy mắt, và cầu thận. Đồng thời chất này làm tối ưu hóa tác dụng của thuốc hạ đường huyết thông qua khả năng huy động đường vào cơ, điều hòa tiết insulin...
BoniDiabet - Sản phẩm của tự nhiên kết hợp với khoa học hiện đại
Các thành phần trên kết hợp với nhau, tạo thành viên nang BoniDiabet nhờ công nghệ microfluidizer - công nghệ sản xuất tiên tiến nhất tại nhà máy Viva Pharmaceutical hiện đại bậc nhất thế giới.
Công nghệ microfluidizer giúp tạo ra những phân tử hạt có kích thước nano. Nhờ vậy, cơ thể có thể hấp thu tối đa, hiệu quả đạt được cao nhất.
BoniDiabet dành cho cả bệnh nhân tiền tiểu đường và bệnh nhân tiểu đường.
BoniDiabet - Hướng đi mới cho bệnh nhân tiền tiểu đường và tiểu đường
Được phân phối tại Việt Nam nhiều năm nay, BoniDiabet đã giúp hàng ngàn bệnh nhân tiền tiểu đường và tiểu đường hạ, ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng trên tim gan, thận, mắt, thần kinh.
Như trường hợp của anh Phạm Văn Hiền, 29 tuổi, ở 23 Ngô Thì Nhậm, tp Pleiku, Gia Lai, điện thoại: 0866.850.411.
Anh Hiền dù bị tiểu đường nhưng vẫn khỏe mạnh để chăm lo cho gia đình
“Anh tình cờ phát hiện bệnh tiểu đường tuýp 2 năm 2013 trong một lần khám sức khỏe định kỳ, lúc này đường huyết của anh lên đến 23 mmol/L. Anh được uống thuốc tây và tiêm insulin liên tục. Vì không chú ý kiêng khem nên đường huyết của anh vẫn mãi ở mức 12-13, lên xuống thất thường. Anh vẫn sụt cân liên tục. Anh dùng BoniDiabet với liều 4 viên/ngày kèm với 4 viên metformin như được bác sĩ kê. Sau 3 lọ, đường huyết đã hạ xuống còn 8.5 mmol/L. Anh dùng thêm 2 tháng nữa, đường huyết đã về được mức 7 mmol/L, bác sĩ cũng chủ động giảm liều cho anh xuống còn 2 viên thuốc tây. Sau đó anh dùng đều BoniDiabet và giảm thuốc tây theo hướng dẫn của bác sĩ, đường huyết tiếp tục được hạ về 5.6mmol/L, anh tăng lên 5kg, cơ thể khỏe mạnh, không còn mệt mỏi như trước nữa.”
Chú Hoàng Văn Hải, 52 tuổi, ở Trại Mới, Giáp Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang. Đt 0983.090.165
Chú Hải không còn lo lắng về các biến chứng bệnh tiểu đường nhờ BoniDiabet
“Chú bị tiểu đường 4 năm, đường huyết lúc phát hiện đã lên tới 12mmol/l. Chú được kê 2 viên thuốc tây mỗi ngày nhưng đường huyết hạ ít và lên xuống thất thường, các triệu chứng tiểu đường cũng không giảm bớt mà còn nặng hơn. Sau khi dùng thêm BoniDiabet kết hợp với thuốc tây, đường huyết chú đã giảm và luôn được giữ trong ngưỡng an toàn. Sau 4 tháng, những triệu chứng như tê bì chân tay và mờ mắt cũng đã hết, người rất khỏe mạnh, vận động đi lại bình thường. Thấy đường huyết của chú luôn là 6.0 mmol/L, tình trạng ổn định nên bác sĩ chủ động cho chú giảm nửa liều thuốc tây. Hiện tại, chú chỉ dùng BoniDiabet 2 viên/ngày, đường huyết ổn định, không có bất kỳ biến chứng nào xuất hiện thêm nữa.”
Trên đây là toàn bộ thông tin cần nắm được về tiền tiểu đường và giải pháp tốt nhất cho người bệnh. BoniDiabet là lựa chọn hàng đầu giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường. Hy vọng bài viết hữu ích với quý bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
XEM THÊM: