Suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới là một tình trạng bệnh lý ngày càng trở nên phổ biến. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới nguy hiểm như thế nào? Biện pháp nào giúp khắc phục hiệu quả tình trạng này? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:
Tìm hiểu hệ thống tĩnh mạch chi dưới
Hệ thống tĩnh mạch chi dưới
Hệ thống tĩnh mạch 2 chi dưới là một trong những hệ thống mạch máu phức tạp nhất trong cơ thể, được chia làm 3 loại tĩnh mạch chính là: tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch nông và tĩnh mạch xiên.
Hệ tĩnh mạch sâu bao gồm: tĩnh mạch chày trước, tĩnh mạch chày sau, tĩnh mạch mác, tĩnh mạch khoeo, tĩnh mạch đùi nông, tĩnh mạch đùi sâu, tĩnh mạch chậu…Bình thường, tĩnh mạch sâu nằm sâu trong cơ, không nhìn thấy được bằng mắt thường.
Hệ tĩnh mạch nông bao gồm: tĩnh mạch hiển lớn, tĩnh mạch hiển bé và các nhánh hợp lưu. Tĩnh mạch nông nằm ngay dưới da, chúng ta có thể nhìn thấy được từ bên ngoài.
Hệ tĩnh mạch xiên là các tĩnh mạch nối thông giữa tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu.
Suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới là bệnh gì?
Suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới là bệnh gì?
Khi thành tĩnh mạch bị suy yếu hoặc các van tĩnh mạch một chiều bị tổn thương thì máu sẽ không được vận chuyển trở về tim mà ứ đọng lại trong lòng mạch. Điều này làm tăng áp lực trong lòng mạch đồng thời kéo giãn thành tĩnh mạch khiến các tĩnh mạch bị giãn nở, căng phồng quá mức sẽ hình thành nên bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.
Khi tình trạng suy giãn xảy ra ở các tĩnh mạch sâu của 2 chân thì được gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới.
Triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới cũng có những dấu hiệu điển hình của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nói chung:
- Đau nhức, nặng chân, cảm giác căng tức, khó chịu ở bắp chân.
- Chuột rút và tê ở bắp chân (thường xảy ra vào ban đêm).
- Sưng phù bàn chân và xung quanh mắt cá chân (rõ nhất vào buổi tối).
Các triệu chứng này thường tăng lên vào buổi chiều tối, sau khi đứng hay ngồi quá lâu một tư thế và sẽ giảm đi sau khi nghỉ ngơi, kê chân cao, chườm lạnh,...
Điểm khác biệt của suy giãn tĩnh mạch sâu so với suy giãn tĩnh mạch nông là không có triệu chứng các đường tĩnh mạch nổi rõ trên da vì các tĩnh mạch bị suy giãn nằm sâu trong các lớp cơ, cách xa bề mặt da nên không nhìn thấy được bằng mắt thường.
Chính vì thế, việc nhận biết tình trạng suy giãn tĩnh mạch sâu thông qua các triệu chứng lâm sàng gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, để phát hiện sớm bệnh lý này, người ta thường dùng phương pháp siêu âm tĩnh mạch.
Yếu tố nguy cơ gây suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Yếu tố tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu càng lớn do quá trình lão hóa trong cơ thể diễn ra nhanh dẫn đến sự suy yếu và suy giảm chức năng cũng như tính đàn hồi của thành mạch và các van tĩnh mạch.
Người già mắc suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Yếu tố nội tiết: Yếu tố này thường gặp ở nữ giới trong giai đoạn dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh - mãn kinh. Vì trong những khoảng thời gian này, người phụ nữ thường gặp tình trạng rối loạn hormone trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng và hoạt động của tĩnh mạch, gây giãn tĩnh mạch, ứ huyết tại mạch ngoại vi.
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học: Nhiều người trong chúng ta có thói quen ngồi lâu một chỗ, ít vận động, thường xuyên mang vác nặng, mặc đồ bó sát thời trang, đi giày cao gót,... Điều này sẽ tạo nhiều áp lực lên các tĩnh mạch 2 chân, đồng thời khiến việc lưu thông máu ở các thành mạch bị kém, tắc nghẽn. Lâu ngày sẽ hình thành bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới. Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu vitamin và chất xơ, thừa đường, chất béo hay thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích,... cũng làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng bệnh lý này.
- Yếu tố di truyền: Những người có tiền sử người thân trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ bị suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới thì sẽ có nguy cơ mắc tình trạng bệnh lý này cao hơn gấp nhiều lần so với những người khác.
Suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới nguy hiểm như thế nào?
Như chúng ta đã biết, bệnh lý suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới rất khó để chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng. Vì thế, chúng ta thường không phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, dễ tiến triển sang giai đoạn nặng và có nguy cơ cao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết trong do vỡ tĩnh mạch, viêm nhiễm hoại tử, huyết khối tĩnh mạch,...
Trong đó, tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu là một biến chứng rất nguy hiểm vì huyết khối tại chỗ có thể bong ra, theo dòng máu di chuyển đến phổi, gây tắc mạch phổi dẫn đến suy hô hấp. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu
Biện pháp khắc phục suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới hiệu quả
Các phương pháp điều trị nội khoa:
- Dùng thuốc tây y: Các loại thuốc này đều chỉ giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới mà không giải quyết căn nguyên của bệnh nên rất hay bị tái phát. Đồng thời, khi dùng thuốc tây y dài ngày sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, tác động xấu đến sức khỏe con người.
Sử dụng thuốc tây y gây ra nhiều tác dụng phụ
- Sử dụng tất y khoa: Tất y khoa được đan dệt bằng các kỹ thuật đặc biệt để tạo ra áp lực phù hợp giúp các tĩnh mạch bị giãn sẽ khép kín hơn, dòng máu lưu thông về tim dễ dàng hơn. Từ đó giảm nhẹ các triệu chứng: đau nhức, tê bì, chuột rút,... và ngăn ngừa hình thành huyết khối tĩnh mạch. Tuy nhiên người bệnh cần sử dụng tất y khoa liên tục mới có hiệu quả, ngừng đeo thì tĩnh mạch trở về trạng thái suy giãn như cũ.
Xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học
Các phương pháp điều trị nội khoa nên được kết hợp với một chế độ ăn uống và tập luyện khoa học để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
Chế độ ăn uống: Bệnh nhân nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình nhiều rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất (đặc biệt là vitamin E và C: có tác dụng chống oxy hóa mạnh), giúp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới hiệu quả.
Chế độ tập luyện: Bệnh nhân nên lựa chọn các bài tập có cường độ nhẹ nhàng: đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập yoga. Những bài tập này sẽ giúp tăng cường khả năng vận chuyển máu từ chân về tim, giúp máu lưu thông tốt hơn.
Phương pháp điều trị ngoại khoa - biện pháp cuối cùng
Trong trường hợp suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn quá nặng, đã xảy ra biến chứng hoặc các biện pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp cuối cùng là phẫu thuật (ví dụ như phẫu thuật stripping, phẫu thuật Muller,...).
Mặc dù phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn tác động của các tĩnh mạch bị suy giãn ra khỏi cơ thể nhưng vẫn tồn tại nhiều nhược điểm khó khắc phục được:
- Chi phí cao.
- Nguy cơ xảy ra biến chứng cao trong và sau phẫu thuật.
- Nhiều khả năng tái phát bệnh trên các hệ tĩnh mạch lành khác.
Như vậy, các phương pháp điều trị nêu trên đều tiềm ẩn nhiều tác động xấu đến sức khỏe con người và nguy cơ tái phát bệnh cao. Để khắc phục nhược điểm của các biện pháp này, các nhà khoa học hàng đầu của Mỹ và Canada đã nghiên cứu và bào chế ra sản phẩm BoniVein có công thức toàn diện, kết hợp nhiều loại thảo dược quý giúp hỗ trợ cải thiện bệnh lý suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới an toàn và hiệu quả.
BoniVein - Giải pháp vàng cho bệnh lý suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
Thành phần BoniVein
BoniVein là sản phẩm của tập đoàn Viva Nutraceuticals đến từ Mỹ và Canada, có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn.
BoniVein nổi bật với công thức toàn diện, kết hợp nhiều loại thảo dược quý, chia thành 3 nhóm tác dụng vượt trội cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới:
- Nhóm thảo dược tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân, giúp làm tăng sức bền thành mạch và van tĩnh mạch, đồng thời cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch như: hạt dẻ ngựa, rutin (chiết xuất từ hoa hòe), diosmin và hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh). Hơn nữa, nhóm thảo dược này còn giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới như: đau nhức, nặng chân, sưng phù, tê bì, chuột rút,...
- Nhóm thảo dược có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp làm bền và bảo vệ thành mạch khỏi sự tấn công của các gốc tự do có hại như: lý chua đen, hạt nho, vỏ thông.
- Nhóm hoạt huyết giúp tăng lưu thông máu: bạch quả, cây chổi đậu có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, từ đó ngăn ngừa hình thành huyết khối và ngăn biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới.
Như vậy, nhờ công thức toàn diện và được bào chế bằng phương pháp hiện đại bậc nhất thế giới, BoniVein vừa giải quyết nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới, vừa giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh và phòng ngừa nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Cảm nhận của khách hàng khi sử dụng sản phẩm BoniVein
BoniVein là một trong những sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, giúp hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh sâu chi dưới đang được đông đảo người bệnh tin dùng. Dưới đây là phản hồi của một số khách hàng đã sử dụng sản phẩm BoniVein:
Cô Trương Thị Miền (53 tuổi). Địa chỉ: khóm 4, phường 1, thị xã Giá Gai, Bạc Liêu. Số điện thoại: 0945.190.552.
Cô Trương Thị Miền (53 tuổi)
“Cô bị suy giãn tĩnh mạch khi mới ngoài 30. Cô thường xuyên bị tê buốt lòng bàn chân, bắp chân và rất hay bị chuột rút, khó chịu lắm. Thời gian sau ở mắt cá chân và bắp chân có nhiều tĩnh mạch nổi bự như con giun, nhìn sợ lắm. Cô đi khám bác sĩ và được kê cho thuốc Daflon nhưng cũng không có tác dụng nhiều mà cô lại bị táo bón nữa. May là tình cờ cô biết đến sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada thông qua internet nên mua về dùng với liều 6 viên/ngày. Sau 1 tháng sử dụng BoniVein, chân đã đỡ đau nhức, sưng phù, chuột rút. Cô kiên trì dùng thêm thì sau 3 tháng, các triệu chứng đã khỏi hẳn.”
Cô Vũ Thị Tâm (50 tuổi). Địa chỉ: số 275, đường Trường Chinh, phường Lãm Hà, Kiến An, Hải Phòng. Số điện thoại: 0912.140.254.
Cô Vũ Thị Tâm (50 tuổi)
“Cô bị suy giãn tĩnh mạch hơn 1 năm nay, bắp chân sưng phù, ấn bàn chân thấy lõm, đêm đến thì bị chuột rút rất đau. Cô đi khám bác sĩ kết luận bị suy giãn tĩnh mạch sâu và kê cho thuốc tây uống. Nhưng uống thuốc tây thì nóng trong, bệnh trĩ của cô lại hoành hành, khó chịu lắm. Sau đó, cô được dược sĩ nhà thuốc giới thiệu cho dùng sản phẩm BoniVein với liều 6 viên/ngày, chia 2 lần. Sau 2 tháng sử dụng, tất cả các triệu chứng: đau chân, sưng phù chân, chuột rút,... đều giảm rõ rệt. Dần dần cô giảm liều BoniVein xuống còn 4 viên/ngày và dùng cho tới nay, triệu chứng suy giãn tĩnh mạch hầu như không còn nữa.”
Cô Cao Thị Liễu (58 tuổi). Địa chỉ: xóm Chợ, xã Lâm Động, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Số điện thoại: 0788.410.887.
Cô Cao Thị Liễu (58 tuổi)
“Cô bị suy giãn tĩnh mạch hơn chục năm nay rồi, chân nặng trĩu, thường xuyên bị chuột rút, tê bì, nhiều đám tĩnh mạch nổi lên ở bắp chân và cả trên đùi. Cô đã đi khám nhiều nơi và dùng nhiều thuốc nhưng cũng không đỡ. Mãi đến năm 2017, cô biết đến sản phẩm BoniVein qua một tờ báo sức khỏe nên mua về dùng thử với liều 6 viên/ngày, chia 2 lần. Sau khi sử dụng 5 lọ, chân đi lại nhẹ nhàng hơn, tần suất chuột rút giãn thưa dần. Cô cứ thế kiên trì dùng BoniVein, dần dần các triệu chứng nặng chân, tê bì, chuột rút không còn nữa, đám tĩnh mạch nổi lên lúc trước cũng mờ hẳn đi.”
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới và tìm ra cho mình biện pháp khắc phục hiệu quả. Nếu còn thắc mắc nào khác, mời các bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn bạn!
XEM THÊM: