Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Suy giãn tĩnh mạch chân không nên ăn gì? Biện pháp nào khắc phục hiệu quả?

Thứ ba, 23-06-2020 11:15 AM

Mục lục [Ẩn]

 

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy “Suy giãn tĩnh mạch không nên ăn gì? Biện pháp nào giúp khắc phục tình trạng này hiệu quả?”. Mời quý bạn đọc cùng đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây:

 

Những điều cần biết về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

 

Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

 

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng suy yếu của các van tĩnh mạch và sự giãn nở quá mức của các tĩnh mạch vùng 2 chi dưới, dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng trong lòng mạch, không quay trở về tim được. Từ đó, gây ra những biến đổi về huyết động cùng sự biến dạng của các tổ chức mô xung quanh.

Hiện nay, các nguyên nhân cụ thể gây suy giãn tĩnh mạch chân vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này như: di truyền, tuổi tác, chế độ sinh hoạt, tính chất công việc, chế độ dinh dưỡng,...

7 cấp độ suy giãn tĩnh mạch chân bạn cần biết

 

Các giai đoạn tiến triển của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Các giai đoạn tiến triển của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

 

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân được phân chia thành 7 cấp độ dựa trên các biểu hiện lâm sàng

  • Độ 1: Ở giai đoạn này, các tĩnh mạch đã bắt đầu bị suy yếu nhưng không có biểu hiện rõ ràng trên lâm sàng nên bệnh nhân thường bỏ qua. Các triệu chứng có thể thấy trong giai đoạn này là chân thường xuyên bị tê, nặng, mỏi,...
  • Độ 2: Các tĩnh mạch đã bắt đầu giãn ra (nhưng chỉ giãn nhỏ hơn 1mm), thường thấy ở vùng mắt cá trong, vùng đùi, bắp chân,... Đồng thời, ở giai đoạn này đã xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu hơn: đau chân, nhức mỏi chân, nặng chân khi đứng lâu, ngồi nhiều, cảm giác kiến bò trong chân,... nhưng tần suất không thường xuyên nên người bệnh thường không chú ý tới.
  • Độ 3: Lúc này, các tĩnh mạch đã giãn trên 3 mm, do đó chúng ta có thể thấy hiện tượng tĩnh mạch xanh tím nổi rõ trên da nếu là suy giãn tĩnh mạch nông. Đồng thời, các triệu chứng đau nhức, nặng chân, tê bì,... xuất hiện thường xuyên và rõ ràng hơn.
  • Độ 4: Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sưng phù chân: bàn chân hoặc bắp chân sưng phù to vào buổi chiều tối hoặc khi đứng nhiều, nhưng không có phù ở những vùng khác của cơ thể.
  • Độ 5: Giai đoạn này da vùng cẳng chân sậm màu kèm theo phù chân, xơ bì và sừng hóa do ứ đọng nhiều máu ở ngoại vi. Khi ấn tay vào vùng chân có tĩnh mạch bị suy giãn tạo ra vết lõm chính là biểu hiện của tình trạng phù chân.
  • Độ 6: Các tĩnh mạch bị suy giãn nổi nhiều trên da và bắt đầu xuất hiện những vết loét, đặc biệt ở vùng mắt cá chân.
  • Độ 7: Các vết loét xuất hiện ngày càng nhiều hơn và điều trị rất khó lành.

 

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Suy giãn tĩnh mạch chân không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.

Như chúng ta đã biết, suy giãn tĩnh mạch chân khiến dòng máu bị ứ đọng lại, không lưu thông được, tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông. Các cục máu đông được hình thành trong tĩnh mạch có thể gây viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ, tạo ra nhiều vết loét rất khó điều trị.

Nguy hiểm hơn nữa, khi các cục máu đông này theo mạch máu di chuyển đến phổi gây tắc mạch phổi, đến tim gây nhồi máu cơ tim, rất dễ dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Chính vì những nguy hiểm đó, chúng ta cần sớm có những biện pháp ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh lý này để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Biện pháp đầu tiên là xây dựng và thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bất cứ tình trạng bệnh lý nào. Đối với bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, ngoài những thực phẩm tốt cho bệnh còn có nhiều loại thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh cũng như làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Chúng ta cùng tìm hiểu xem bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên  ăn gì và kiêng ăn gì và có có chế độ sinh hoạt thế nào ở phần tiếp theo nhé.

 

Suy giãn tĩnh mạch chân không nên ăn gì?

  • Thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột: Các loại thực phẩm này không có lợi cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch vì chúng làm giảm hoạt động của các chất chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, sử dụng nhiều đường còn kích thích tăng cân, gây gan nhiễm mỡ, tăng acid uric, dẫn đến viêm thận.

 

Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu đường, tinh bột

Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu đường, tinh bột

 

  • Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích: Chúng không tốt cho tĩnh mạch và cả sức khỏe toàn thân của bạn. Bởi chúng có chứa nhiều chất độc hại khiến cơ thể tăng sinh các gốc tự do, tấn công tĩnh mạch gây tổn thương thành mạch và các van tĩnh mạch, làm tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch chân cũng như làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
  • Đồ ăn quá mặn: Vì khi ăn mặn thường xuyên có thể khiến cơ thể giữ nước, tăng áp lực trên thành mạch, lâu ngày gây tổn thương và hư hại thành tĩnh mạch.
  • Thực phẩm chiên rán nhiều dầu, mỡ, cholesterol: Bạn nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này vì chúng cản trở sự lưu thông máu làm trầm trọng thêm bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, thậm chí còn ảnh hưởng đến bệnh mạch vành.

 

Suy giãn tĩnh mạch chân nên ăn gì?

Bên cạnh việc hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nói trên, bạn cũng nên bổ sung một số loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin để hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả và ngăn ngừa tái phát:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: rau quả, lúa mì, lúa mạch, các loại ngũ cốc,...
  • Thực phẩm giàu vitamin C: chanh, cam, quýt, bông cải xanh, khoai tây, rau ngót, rau đay,...
  • Thực phẩm giàu vitamin E: quả óc chó, hạt dẻ, măng tây, đậu phộng, dầu mầm lúa mì, dầu hướng dương,...
  • Thực phẩm giàu Flavonoid, Rutin: hoa hòe, trà xanh, quả việt quất, các loại rau xanh,...
  • Uống đủ nước mỗi ngày.

 

Suy giãn tĩnh mạch chân nên có chế độ sinh hoạt như thế nào?

Bên cạnh việc thực hiện một chế độ ăn cân đối, việc thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học cũng góp phần hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Nên mang giày đế mềm, gót thấp. Hạn chế mang giày cao gót và mặc quần áo quá chật.
  • Không đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, nên đi lại, vận động nhẹ nhàng sau mỗi khoảng thời gian 30 phút đến 1 tiếng. Đồng thời, tránh mang vác quá nặng.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các động tác nhẹ nhàng (như đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, bơi lội, đạp xe,...), hạn chế những môn thể thao có cử động nhanh, mạnh và chuyển hướng đột ngột (như bóng đá, bóng chuyền, cử tạ, nhảy cao,...).
  • Khi thư giãn nghỉ ngơi và ngủ nên kê cao chân hơn tim khoảng 15 cm để tăng tuần hoàn máu của hệ thống tĩnh mạch chân.

Hiện nay, để đạt hiệu quả cao trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chân, bên cạnh việc thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của từng bệnh nhân để chỉ định áp dụng một số phương pháp điều trị sau:

 

Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

  • Dùng thuốc tây y: Việc sử dụng các thuốc tây y sẽ  giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của suy giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu dài thì thuốc tây dễ gây ra nhiều tác dụng phụ, tác động xấu đến sức khỏe của chúng ta.
  • Dùng vớ ép y khoa: Vớ ép có áp lực thích hợp sẽ giúp các van tĩnh mạch vốn bị hư hại sẽ khép kín hơn, hạn chế máu ứ trệ trong lòng mạch, cải thiện dòng hồi lưu tĩnh mạch, giúp giảm triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên nếu lực ép không phù hợp thì không có tác dụng, thậm chí làm nặng thêm tình trạng bệnh.

 

Vớ ép y khoa

Vớ ép y khoa

 

  • Chích xơ: bao gồm phương pháp laser nội tĩnh mạch, phương pháp dùng sóng radio, phương pháp chích xơ tạo bọt. Các phương pháp này chỉ có tác dụng trên đoạn tĩnh mạch được tác động, không giải quyết căn nguyên gây bệnh nên rất dễ tái phát.
  • Phương pháp phẫu thuật (phẫu thuật Stripping, Muller,...): Các phương pháp này đều là thử nghiệm hoặc có tỷ lệ thành công thấp và biến chứng cao. Vì thế đây là phương pháp cuối cùng khi các biện pháp khác không có tác dụng hoặc khi bệnh đã tiến triển nặng và có biến chứng.

Như vậy, chúng ta thấy rằng những phương pháp trên đây đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác động xấu đến sức khỏe và có tỉ lệ tái phát cao. Vì vậy, các nhà khoa học hàng đầu của Mỹ và Canada đã dày công nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm BoniVein có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên rất an toàn, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân, vừa giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu: nặng chân, đau nhức, tê bì, chuột rút, sưng phù chân,... vừa giúp ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

 

BoniVein - Giải pháp hoàn hảo cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân

 

Thành phần BoniVein

 

Thành phần BoniVein

 

BoniVein là sản phẩm có thành phần 100% thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn và lành tính, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho người sử dụng. Đồng thời, BoniVein còn có công thức toàn diện với sự kết hợp đột phá của nhiều loại thảo dược quý, đồng thời được bào chế bằng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới. Vì thế, BoniVein đem lại tác dụng an toàn và toàn diện trên tất cả các khía cạnh của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Thành phần BoniVein được chia cụ thể thành 3 nhóm:

  • Nhóm thảo dược tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới, bao gồm: Hạt dẻ ngựa (có hoạt chất chính là Aescin), rutin (chiết xuất từ hoa hòe), diosmin và hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), có tác dụng tăng sức bền thành mạch và van tĩnh mạch, đồng thời cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch, giúp giảm nhanh các triệu chứng: đau nhức, nặng chân, sưng phù, tê bì, chuột rút,...
  • Nhóm thảo dược có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp làm bền và bảo vệ thành mạch khỏi sự tấn công của các gốc tự do có hại như : hạt nho, lý chua đen, vỏ thông.
  • Nhóm hoạt huyết giúp tăng lưu thông máu: bạch quả, cây chổi đậu có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, từ đó ngăn ngừa hình thành huyết khối và ngăn biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Nhờ có công thức toàn diện như vậy mà BoniVein vừa giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân như: đau nhức, tê bì, chuột rút, phù chân,..., làm mờ tĩnh mạch nổi, vừa giúp ngăn ngừa tái phát và phòng ngừa nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

 

Phản hồi của khách hàng sử dụng BoniVein

Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, BoniVein đã giúp rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi gánh nặng suy giãn tĩnh mạch chân. Dưới đây là một số phản hồi của các khách hàng đã sử dụng BoniVein:

 

Cô Phạm Thị Sở (70 tuổi). Địa chỉ: khu 2, phường Xuân Sơn, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Số điện thoại: 0964.119.780.

 

Cô Phạm Thị Sở (70 tuổi)

Cô Phạm Thị Sở (70 tuổi)

 

“Cô bị suy giãn tĩnh mạch chân đã lâu. Đến đầu năm 2016, sau chuyến đi chơi dài ngày ở Sài Gòn thì các triệu chứng bệnh nặng lên rất nhiều do cô thường xuyên ngồi ô tô. Chân cô đau nhức, tê bì, sưng phù to nhìn thấy rõ, đêm đến thì chuột rút đau cứng cả chân, hơn nữa bắp chân còn nổi lên những đường gân xanh lè, cộm phồng như con giun. Cô đi khám ở bệnh viện thì được bác sĩ kê cho dùng thuốc tây y và đeo tất áp lực nhưng cũng chẳng ăn thua. May mắn là sau đó cô biết đến sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada nên mua về dùng với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần. Sau khoảng 2 tuần sử dụng, cô thấy chân đỡ nặng, đỡ đau nhức hẳn, tình trạng chuột rút cũng thưa dần. Cô kiên trì sử dụng sau khoảng 1 tháng thì đã hết các triệu chứng và sau 3 tháng thì gân xanh cũng xẹp hẳn đi.”

 

Bác Hoàng Sơn (74 tuổi). Địa chỉ: số 5/43A, Thủ Khoa Huân, TP Vũng Tàu. Số điện thoại: 0120.867.0572.

 

Bác Hoàng Sơn (74 tuổi)

Bác Hoàng Sơn (74 tuổi)

 

“Năm 2016, căn bệnh suy giãn tĩnh mạch bắt đầu hoành hành vì công việc của bác phải đứng và ngồi nhiều. Chân đau, nhức mỏi, 10 ngón chân tê bì, còn chuột rút bác bị cả ban ngày và ban đêm. Bác đi khám thì được bác sĩ kê cho thuốc Daflon với liều 2 viên/ngày. Bác uống thuốc rất đều đặn nhưng bệnh không hề thuyên giảm. Đến năm 2017, chân bác còn bị sưng phù to, thường xuyên xuất hiện vết bầm trên da. May sao bác biết đến sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada nên mua về dùng với liều 4 viên/ngày. Sau khi sử dụng 2 lọ BoniVein, chân bác đã đỡ hẳn sưng phù. Cứ thế bác kiên trì sử dụng thì sau 5 lọ, các triệu chứng: nặng chân, nhức mỏi chân, chuột rút,... đã không còn nữa. Hiện tại bác vẫn duy trì dùng 2 viên BoniVein mỗi ngày để ngăn ngừa tái phát.

 

Cô Nguyễn Thị Sâm (59 tuổi). Địa chỉ: số 1138/3, ấp Nghi Lộc, xã Bình Giã, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Số điện thoại: 0903.227.011.

 

Cô Nguyễn Thị Sâm (59 tuổi)

Cô Nguyễn Thị Sâm (59 tuổi)

 

“Cô bị suy giãn tĩnh mạch đã lâu. Từ đầu gối xuống bắp chân, gân xanh nổi chằng chịt. Đồng thời, hai chân luôn nặng nề, khó chịu, ban đêm thì chuột rút đau cứng cả chân không ngủ được. May sao cô biết đến sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada nên mua về dùng với liều 6 viên/ngày. Sau 2 tuần sử dụng, chân đã nhẹ đi nhiều nên cô kiên trì sử dụng tiếp. Dùng được 3 tháng BoniVein thì các triệu chứng đã đỡ nhiều lắm rồi, hết cả chuột rút và phù chân. Mừng nhất là các tĩnh mạch nổi lên ở chân đều nhỏ lại, các tĩnh mạch nhỏ đã mờ hẳn. Thấy bệnh tình đã ổn định cô giảm xuống liều 4 viên một ngày để ngăn ngừa tái phát.”

Hy vọng những thông tin từ bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc trả lời được câu hỏi: “Suy giãn tĩnh mạch không nên ăn gì?” và tìm ra cho mình biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng bệnh lý này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn bạn!

 

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc