Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nếu như không được điều trị sớm và đúng cách thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Vậy phương pháp điều trị bệnh là gì? Có những loại thuốc trị suy giãn tĩnh mạch chân nào thường được sử dụng? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời ở bài viết này nhé!
Các loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Những điều quan trọng cần biết về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Trong các bệnh lý tại tĩnh mạch thì suy giãn là bệnh phổ biến nhất với tỷ lệ mắc rất cao trên thế giới. Và trong các tĩnh mạch có thể bị suy giãn thì hệ thống tĩnh mạch chân hay chi dưới là nơi dễ xảy ra tình trạng này nhất.
Nếu tình trạng suy giãn tĩnh mạch xảy ra tại 2 chi dưới thì được gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Nguyên nhân của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự khởi phát của bệnh theo nhận định của nhiều chuyên gia là: Tuổi tác, di truyền, sự rối loạn nội tiết, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và làm việc không đúng cách…
Khi bị căn bệnh này, các tĩnh mạch tại vùng chân sẽ bị giãn nở và căng phồng ra do thành mạch bị suy yếu hay các van 1 chiều bị mất chức năng dẫn đến máu bị ứ đọng lại, không vận chuyển về tim được.
Từ đó hàng loạt triệu chứng lâm sàng sẽ xuất hiện bao gồm: Đau nhức chân, tê mỏi, sưng phù, chuột rút chân và nổi các đường tĩnh mạch xanh tím ở trên da… Nếu tĩnh mạch bị suy giãn càng nặng thì các biểu hiện trên sẽ càng nhiều và rầm rộ hơn.
Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân
Không những vậy, nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì suy giãn tĩnh mạch chân sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Vỡ tĩnh mạch, hoại tử chi, tàn phế, huyết khối tĩnh mạch gây đột quỵ, tai biến, suy hô hấp và tử vong…
Vậy đâu là phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!
Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Hiện nay 2 phương pháp điều trị chính thường được sử dụng cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể với mức độ nặng nhẹ, nguy cơ biến chứng, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân… mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp để có được hiệu quả tốt nhất.
Nếu như phương pháp nội khoa sử dụng thuốc tây điều trị tại nhà thường được áp dụng trong trường hợp suy giãn tĩnh mạch vừa và nhẹ thì điều trị ngoại khoa phẫu thuật lại chỉ được sử dụng khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng có nguy cơ cao hoặc đã xảy ra biến chứng.
Mặc dù có rất nhiều kỹ thuật ngoại khoa hiện đại như nội soi bằng laser hay sóng cao tần nhưng do tồn tại nhiều nhược điểm khó khắc phục được như: Cần thời gian hồi phục lại sức khỏe, nguy cơ rủi ro có thể xảy ra và chi phí thực hiện lớn… nên phẫu thuật thường chỉ là sự lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp khác không hiệu quả.
Phẫu thuật ngoại khoa thường chỉ dùng cho người bệnh giai đoạn nặng
Ngoài ra, còn có 1 số phương pháp điều trị khác cũng có thể được áp dụng cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch, đó là:
+ Sử dụng vớ y khoa hỗ trợ: Để ép vào các bắp cơ giúp tĩnh mạch khép lại, máu lưu thông về tim dễ dàng hơn. Tuy nhiên liệu pháp này phải sử dụng liên tục mới có hiệu quả, ngừng đeo vớ là các tĩnh mạch lại trở về trạng thái suy giãn như cũ.
+ Phương pháp tiêm xơ cứng tĩnh mạch: Người bệnh sẽ được tiêm thuốc làm đông máu và xơ hóa trực tiếp vào các tĩnh mạch bị suy giãn. Nhờ đó làm các tĩnh mạch bị xơ hoá và không hoạt động nữa.
Các loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Hiện nay, các thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân được chia ra thành 2 loại chính là: Thuốc dùng bằng đường uống và thuốc bôi ngoài da.
Thuốc dùng đường uống
-
Thuốc trị suy giãn tĩnh mạch chân đường uống
Đây là các thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, viên nang hay dạng bột… được sử dụng bằng cách uống trực tiếp vào trong cơ thể.
Các loại thuốc được sử dụng cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường là:
+ Thuốc làm bền vững thành mạch, tăng cường độ đàn hồi của tĩnh mạch như: daflon, rutin C, veinamitol...
+ Thuốc điều trị triệu chứng: Thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau…
+ Thuốc chống đông, thuốc làm tan các cục huyết đông… để ngăn ngừa biến chứng huyết khối tĩnh mạch.
Các thuốc này mặc dù mang lại hiệu quả nhanh chóng, giúp người bệnh giảm thiểu được các triệu chứng khó chịu để nâng cao chất lượng cuộc sống nhưng lại có rất nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe nếu dùng lâu dài hay dùng không đúng cách.
Chính vì vậy người bệnh chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được lạm dụng hay dùng 1 cách bừa bãi tùy tiện mà gặp phải những hậu quả đáng tiếc.
Thuốc bôi ngoài da
-
Thuốc bôi trị suy giãn tĩnh mạch chân
Đây là các thuốc được bào chế dưới dạng kem, hỗn dịch, nhũ tương… để bôi trực tiếp lên các vùng da có tĩnh mạch bị suy giãn.
Bản chất hay thành phần chính của các loại thuốc bôi này vẫn là các hoạt chất giúp tăng cường sức bền thành mạch và hoạt chất giảm thiểu các triệu chứng tương tự như thuốc uống.
Khi sử dụng, các hoạt chất sẽ thẩm thấu qua các lớp da, len lỏi và tác động trực tiếp vào các thành tĩnh mạch. Từ đó sẽ phát huy được hiệu quả.
Tuy nhiên thuốc bôi chỉ thực sự hiệu quả với các trường hợp suy giãn tĩnh mạch nông ở gần da. Còn trường hợp suy giãn tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch nằm sâu trong lớp cơ thì rất khó có được kết quả khả quan.
Hơn nữa không phải ở cấp độ giãn tĩnh mạch nào, việc bôi thuốc ngoài da cũng mang lại hiệu quả. Trong trường hợp bệnh giãn tĩnh mạch ở cấp độ nặng, chân xuất hiện sưng phù, lở loét… sử dụng thuốc bôi sẽ không hiệu quả.
Hiện nay, người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đang ngày càng ưa chuộng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên. Lý do đơn giản là bởi phương pháp này vừa có hiệu quả cao, vừa an toàn lành tính, không có tác dụng phụ như thuốc tây.
Và BoniVein chính là một trong những sự lựa chọn tốt nhất dành cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch. Sản phẩm chính hãng của tập đoàn Viva Nutraceuticals từ Mỹ và Canada này có đầy đủ các thành phần thảo dược với hiệu quả vượt trội.
Cơ chế tác dụng của BoniVein
Đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch chân, thoải mái đi lại cùng BoniVein
Được nghiên cứu và tuyển chọn kỹ lưỡng bởi các chuyên gia hàng đầu của Mỹ và Canada, 9 thành phần thảo dược quý trong BoniVein mang đến những lợi ích vô cùng quý giá cho người sử dụng:
+ Hạt dẻ ngựa: Với hoạt chất Aescin giúp làm bền thành mạch, van tĩnh mạch, cải thiện khả năng co bóp của tĩnh mạch và giúp giảm những triệu chứng đau, nặng, sưng chân, ngứa chân, phù nề…
+ Rutin được chiết xuất từ hoa hòe: Có tác dụng chống oxy hóa, làm bền và giảm tính thấm của thành mạch, bảo vệ sức chịu đựng bình thường của mạch máu. Thiếu chất này tính chất chịu đựng của mạch máu có thể bị giảm dẫn tới hiện tượng dễ bị đứt vỡ.
+ Diosmin và hesperidin: Đây là các flavonoid được chiết xuất từ vỏ họ cam chanh có tác dụng bảo vệ vi tuần hoàn, cải thiện tính thấm của mao mạch, tăng cường tính bền của thành mạch, chống viêm, giảm hiện tượng sưng phù, đau nhức.
+ Hạt nho, vỏ thông, lý chua đen: Có tác dụng chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, bảo vệ thành mạch.
+ Bạch quả, Butcher's broom (cây chổi đậu): Những thảo dược này có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu từ đó ngăn ngừa hình thành huyết khối, ngăn biến chứng của suy giãn tĩnh mạch.
BoniVein – Hiệu quả đã được kiểm chứng trên hàng ngàn người bệnh
Tại Việt Nam, nhờ sử dụng BoniVein mà hàng vạn bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân đã kiểm soát được bệnh, giảm triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và không còn phải lo lắng về những biến chứng nguy hiểm nữa.
Dưới đây là một số người bệnh tiêu biểu:
Chị Nguyễn Thị Diệu, 32 tuổi, ở 105 Trường Chinh, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
Chị Nguyễn Thị Diệu
“Nhờ BoniVein mà chị đã có thể tự tin mặc áo tắm rồi, vì những tĩnh mạch nổi đầy chân cùng với những mảng thâm tím đã mờ, chân chị đã lại trắng trẻo như xưa rồi. Từ ngày có BoniVein chị đã có thể tự tin mặc những bộ quần áo mà mình yêu thích. Nhớ trước kia chị còn bị những triệu chứng của bệnh hành hạ như nặng chân, tê bì, chuột rút, đau nhức khiến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị bị đảo lộn. Còn bây giờ triệu chứng đã hết, chị đã quay trở lại được với cuộc sống thường nhật”.
Chú Trần Tuấn, 63 tuổi ở đội 10, xóm 2, xã Đào Đặng, huyện Trung Nghĩa, TP Hưng Yên
Chú Trần Tuấn
“Chú bị suy giãn tĩnh mạch, trước đây chân chú thường xuyên tê rần, chuột rút, bắp chuối đau nhức và sưng phù, lúc nào cũng có cảm giác nặng nề và mỏi, đi lại khó khăn vô cùng. Thế mà từ ngày dùng BoniVein mọi thứ khác hẳn. Chú uống ngày 6 viên chia 2 lần. Chỉ sau 2 lọ mà chú đã thấy tác dụng rồi, phù ở chân đã rút bớt, chân cũng đỡ đau nhức. Chú dùng đều liên tục, không bỏ ngày nào, triệu chứng chuột rút ban đầu vẫn bị nhưng thời gian ngắn hơn, tần suất thưa dần, không bị đau quá mức nữa. Chú dùng thêm được tầm 4 lọ BoniVein thì hết hẳn chuột rút, chân rút hẳn sưng phù, hết cả tê bì, đau nhức. Chú đã đi lại, vận động bình thường, chú mừng lắm!”
Cô Nguyễn Thị Dung (60 tuổi, ở phòng 504G7, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội, điện thoại: 0938.204.979)
Cô Nguyễn Thị Dung
“Dùng BoniVein với liều 6 viên/ngày cô thấy triệu chứng cải thiện từng ngày đấy. Rõ rệt nhất là sau 20 ngày, chân đỡ đau, đỡ căng, đi lại thoải mái hơn trước. Bệnh tiến triển rõ rệt nên cô chăm uống BoniVein lắm, không bỏ ngày nào, có khi chỉ đợi đến giờ là lấy ra uống thôi. Sau 2 tháng thì hết hẳn triệu chứng, từ tê, buốt cho tới đau nhức, chân đi lại mà cứ nhẹ bẫng như không, đứng lên ngồi xuống vô tư. Thấy bệnh đỡ nên cô giảm liều xuống ngày 4 viên BoniVein, và bây giờ sau 6 tháng cô giảm liều xuống dùng liều 2 viên để duy trì phòng tái phát thôi”.
Qua bài viết “các loại thuốc trị suy giãn tĩnh mạch chân” này hy vọng rằng người bệnh đã có thêm được nhiều kiến thức bổ ích và hiểu rõ hơn về giải pháp vượt trội mang tên BoniVein. Mọi thắc mắc khác xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài tư vấn miễn phí 1800 1044.
XEM THÊM: