Bệnh gút mang đến nỗi đau khủng khiếp từ cơn gút cấp, chúng lại thường bộc phát đột ngột vào nửa đêm hoặc gần sáng, khiến người bệnh vô cùng khổ sở. Vậy có cách nào giúp họ giảm đau nhanh chóng hay không? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho các bạn 5 cách làm giảm đau gút hiệu quả tại nhà, mời các bạn cùng đón đọc.
Tìm hiểu về cơn đau gút cấp
Cơn đau gút bùng phát khi nào?
Cơn đau gút cấp sẽ bùng phát khi nồng độ acid uric máu tăng cao, thông thường là sau một bữa ăn giàu đạm, uống nhiều rượu bia, sau một chấn thương hoặc can thiệp phẫu thuật…
Trước khi xuất hiện cơn gút cấp, bệnh nhân có thể cảm nhận được một số dấu hiệu như:
- Rối loạn hệ thần kinh: Đau đầu, mệt mỏi...
- Rối loạn hệ tiêu hóa: Đau thượng vị, táo bón, ợ hơi...
- Rối loạn hệ tiết niệu: Đái nhiều, đái rắt...
- Khó cử động chi dưới, nổi tĩnh mạch trên da, tê bì ngón chân cái.
Sau những dấu hiệu đó, cơn gút cấp bộc phát sẽ gây đau khớp ghê gớm, bỏng rát, thường bắt đầu ở khớp ngón chân cái, sau đó lan sang các khớp khác. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ kèm rét run.
Cơn đau gút cấp có thể kéo dài 5 - 7 ngày, thậm chí là vài tuần khi bệnh đã tiến triển nặng hơn. Với mức độ đau khớp dữ dội như vậy, việc giảm đau trong cơn gút cấp là rất quan trọng. Vậy những cách làm giảm đau gút là gì?
Những cách làm giảm đau gút là gì?
5 Cách làm giảm đau gút hiệu quả tại nhà
Khi cơn gút cấp bùng phát, người bệnh có thể giảm đau khớp bằng những cách dưới đây:
-
Ngâm chân bằng nước ấm
Một trong những cách giảm đau an toàn và hiệu quả tại nhà đó là ngâm chân trong nước ấm. Hơi ấm từ nước sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, làm người bệnh dễ chịu hơn. Đây là phương pháp giúp giảm đau rất phù hợp đối với những người bị đau gút tại các khớp ở bàn chân.
Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, bạn hãy đun sôi khoảng 2 lít nước, cho thêm vào một ít muối hạt, rồi khuấy đều cho tan hết. Sau đó, bạn đổ nước ra chậu để cho nguội bớt rồi ngâm chân khoảng 20 phút. Bạn cũng có thể sử dụng một số loại dược liệu thiên nhiên có tác dụng giúp giảm đau để ngâm chân như tía tô, ngải cứu, lá lốt, lá trầu không…
Ngoài tác dụng giúp giảm đau, ngâm chân còn giúp người bệnh thư giãn và ngủ ngon giấc hơn.
Ngâm chân bằng nước ấm
-
Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh là phương pháp được rất nhiều người áp dụng để hạ bớt sự dữ dội của các cơn đau gút cấp. Khi bạn chườm lạnh, nhiệt độ từ đá sẽ giúp co mạch và làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh cảm giác, cản trở sự dẫn truyền tín hiệu đau về trung ương. Từ đó, cảm giác đau nhức sẽ dần thuyên giảm, người bệnh tỉnh táo, dễ chịu hơn.
Cách thực hiện rất đơn giản, mỗi khi cơn đau gút xuất hiện bạn hãy lấy vài cục đá lạnh cho vào một chiếc khăn mềm, bọc kín lại, sau đó chườm nhẹ nhàng lên vùng khớp bị đau. Lưu ý rằng, bạn tuyệt đối không sử dụng đá lạnh áp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương để tránh bị bỏng lạnh.
Bạn có thể thực hiện chườm lạnh để giảm đau nhiều lần trong ngày, tuy nhiên mỗi lần chườm phải cách nhau ít nhất từ 3 – 4 tiếng.
-
Nghỉ ngơi và nâng cao chân bị đau
Mỗi khi bị cơn gút cấp tấn công, bạn nên nằm nghỉ và nâng chỗ khớp bị đau cao hơn so với tim. Cách này có tác dụng giúp kích thích máu lưu thông về tim, giảm bớt sự đau đớn và giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý bảo vệ chỗ khớp bị đau thật cẩn thận, hạn chế tối đa tác động đến vùng khớp bị tổn thương vì điều đó sẽ khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.
-
Sử dụng thuốc tây
Khi cơn gút cấp bùng phát, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau cho người bệnh. Các nhóm thuốc thường có trong đơn thuốc đó là:
- Colchicin: Đây là thuốc được chỉ định giảm đau hàng đầu cho người bệnh khi lên cơn gút cấp. Tuy nhiên, loại thuốc này thường khiến người bệnh bị nôn mửa và tiêu chảy. Hơn nữa, colchicine còn làm giảm tinh trùng ở nam giới, dùng lâu dài làm tăng nguy cơ hiếm muộn, vô sinh.
- Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Các loại thuốc này có tác dụng cắt cơn đau gút cấp nhanh chóng, nhưng chúng gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa, tăng men gan, suy giảm chức năng thận…
- Corticosteroids: Người bệnh sẽ được bác sĩ kê thuốc này khi không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác. Tác dụng không mong muốn của thuốc này gồm có: Tăng cân, loãng xương, yếu cơ, làm mỏng da, bầm da, dễ bị nhiễm trùng…
-
Sử dụng tinh dầu thảo dược
Một số loại tinh dầu thảo dược như tinh dầu hương thảo, trầm hương, húng quế… Các tinh dầu này có tác dụng giúp chống oxy hóa, giảm viêm và giảm đau. Nhờ đó, việc thoa nhẹ nhàng các tinh dầu này lên vùng khớp bị tổn thương sẽ giúp người bệnh gút dễ chịu, thoải mái hơn.
Tinh dầu thảo dược giúp dịu cơn đau gút, người bệnh dễ chịu hơn
Trên đây là những cách giúp người bệnh giảm đau khớp khi cơn gút cấp xuất hiện. Tuy nhiên, cơn gút cấp sẽ lại bộc phát khi nồng độ acid uric máu tăng cao, do vậy điều quan trọng nhất để tránh bị hành hạ bởi cơn gút cấp đó chính là sử dụng các giải pháp phù hợp để hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn.
Xu hướng mới hiện nay được các chuyên gia tin tưởng và khuyên bệnh nhân gút sử dụng đó là hạ acid uric máu bằng thảo dược thiên nhiên, vừa hiệu quả vừa an toàn cho sức khỏe.
Hạ acid uric máu, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát nhờ thảo dược thiên nhiên
Nhờ sự tiến bộ của khoa học hiện đại, các chuyên gia đầu ngành đã tìm ra nhiều loại thảo dược quý giúp hạ acid uric máu, đồng thời giúp giảm đau gút cho người bệnh. Những thảo được đó gồm có:
Hạt nhãn
Hạt nhãn giúp hạ acid uric trong máu, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát
Dịch chiết từ hạt nhãn có chứa hàm lượng cao các polyphenol như corilagin, acid galic và acid ellagic, có tác dụng giúp ức chế enzyme xanthine oxidase - enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp acid uric, nhờ đó ức chế sự hình thành acid uric trong máu.
Hơn nữa, dịch chiết từ hạt nhãn có tác dụng giúp chống viêm, cải thiện sự tăng trưởng của tế bào sừng của da, thúc đẩy làm lành vết thương mà không gây tổn hại các cơ quan bên trong cơ thể.
Mã đề
Trong hạt mã đề có chứa glycosid, flavonoid và một số thành phần khác giúp lợi tiểu, tăng thải acid uric qua đường nước tiểu. Nhờ đó mà loại hạt này giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gút.
Những loại thảo dược trên đều có tác dụng giúp hạ acid uric máu, tuy nhiên mỗi loại có cơ chế tác dụng khác nhau. Nếu chỉ dùng riêng lẻ từng loại, hiệu quả đạt được thường không cao. Thêm nữa, việc sử dụng thảo dược theo cách truyền thống sẽ rất bất tiện vì bệnh nhân phải đun sắc mỗi ngày. Vì thế mà nhiều người thường bỏ giữa chừng, không kiên trì sử dụng đủ thời gian nên hiệu quả không đạt như mong muốn.
Nhận thấy những bất tiện đó, các nhà khoa học Mỹ đã dày công nghiên cứu, kết hợp hạt nhãn, mã đề với các loại thảo dược khác thành công thức đột phá và phát triển chúng thành dạng viên uống tiện lợi mang tên BoniGut + - Chìa khóa vàng giúp người dùng chiến thắng bệnh gút.
BoniGut + - Không còn phải lo cơn đau gút cấp
BoniGut + là sản phẩm viên uống có thành phần 100% thảo dược thiên nhiên nên rất tiện lợi và an toàn. Công thức toàn diện của BoniGut + là sự kết hợp tinh tế của hạt nhãn, mã đề với các loại thảo dược quý khác, được chia thành từng nhóm tác dụng như sau:
BoniGut + - Không còn phải lo cơn gút cấp
Nhóm thành phần giúp hạ acid uric máu:
- Quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn: Các thảo dược này có tác dụng giúp ức chế hình thành acid uric. Đồng thời, tính kiềm của hạt cần tây còn giúp trung hòa acid uric trong máu.
- Trạch tả, mã đề, ngưu bàng tử: Nhóm thảo dược này có tác dụng lợi tiểu, từ đó giúp tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu.
Nhóm thành phần giúp giảm đau, chống viêm:
BoniGut + kết hợp các thảo dược như lá húng tây, bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa, quả anh đào đen, hạt cần tây… giúp chống viêm, giảm đau theo nhiều cơ chế khác nhau, cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu, đau đớn trong cơn gút cấp, ví dụ như:
- Gừng: Nhờ tác dụng giúp ức chế tổng hợp các chất trung gian hóa học gây viêm, nên gừng có tác dụng giúp chống viêm mạnh, giảm đau trong bệnh gút.
- Cây tầm ma: Làm giảm nồng độ TNF – α và các cytokine gây viêm, nên có tác dụng giúp giảm đau, chống viêm trong các cơn gút cấp.
- Lá húng tây: Thành phần thymol và carvacrol trong lá húng tây giúp làm giảm interleukin - Chất gây viêm của cơ thể. Do đó, thảo dược này giúp chống viêm, giảm đau nhức các khớp trong cơn gút cấp.
Nhóm chống oxy hóa, giúp bảo vệ các khớp khỏi các gốc tự do có hại:
- Quả anh đào đen chứa hoạt chất Anthocyanin, đây là chất chống oxy hoá mạnh, gấp 50 lần vitamin C và 20 lần vitamin E.
- Hạt cần tây chứa phenol và các hợp chất chống oxy hóa khác như acid caffeic, acid p-coumaric, acid ferulic, apigenin, tannin, saponin, kaempferol,… giúp ức chế hoạt động các gốc tự do, bảo vệ các khớp xương khỏi gốc tự do có hại.
- Ngưu bàng tử chứa dẫn chất acid caffeoylquinic là chất chống oxy hóa rất mạnh.
- Bạc hà: Chứa menthol có tác dụng giúp chống oxy hóa, chống viêm giảm đau trên cả thần kinh trung ương và ngoại vi.
Thành phần ưu việt của BoniGut +
Ngoài thành phần ưu việt kể trên, BoniGut + còn được sản xuất bằng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới - Microfluidizer. Công nghệ này đưa các thành phần có kích thước siêu nano, từ đó giúp tăng khả năng hấp thu lên tới 100%, phát huy tối đa tác dụng của sản phẩm; đồng thời loại bỏ nguồn ô nhiễm có hại, giúp ổn định chất lượng sản phẩm và an toàn cho người sử dụng.
Nhờ công thức vượt trội và công nghệ bào chế hiện đại, BoniGut + vừa giúp giảm đau hiệu quả trong các cơn gút cấp vừa giúp hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát, đồng thời giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh gút như hạt tophi, biến dạng khớp, suy thận,...
Phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng BoniGut +
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường Việt Nam, BoniGut + đã nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao của rất nhiều bệnh nhân gút trên toàn quốc.
Chú Lê Ngọc Đình, 56 tuổi, ở 03 Trần Hưng Đạo, Tp Pleiku, Gia Lai. Điện thoại: 0982.154.269
Chú Lê Ngọc Đình, 56 tuổi
Chú Đình chia sẻ: “Chú vẫn nhớ như in cái đêm ấy, sau khi đi nhậu về, chú ngủ đến nửa đêm phải bật dậy vì một bên chân đau nhức dữ dội. Đầu tiên chỉ có đau khớp ngón chân thôi mà chỉ một lúc sau mắt cá chân đã bị đỏ ửng, sưng vù lên bằng quả trứng. Chú đi khám mới biết mình bị gút, acid uric máu đã lên quá 600 µmol/l. Bác sĩ có kê colchicin cho chú nhưng chỉ giảm đau thôi, hết thuốc cơn đau lại tái phát, có tháng chú bị cơn gút cấp đến 2-3 lần, nhọc lắm.”
“May thay chú biết về BoniGut +, chỉ sau 1 tháng sử dụng, chú chỉ bị đau gút có 1 lần thôi mà mức độ đau không còn khủng khiếp như trước nữa. Sử dụng BoniGut + được 3 tháng, chú đi khám lại thì acid uric chỉ còn 340 µmol/l, chú cũng chưa thấy cơn gút cấp nào xuất hiện. Chú cảm ơn BoniGut + nhiều lắm!”
Bác Nguyễn Thế Vương, 60 tuổi, ở Phòng khám đa khoa khu vực Cảm Ân, thôn Ngòi Cát, xã Cảm Ân, tỉnh Yên Bái. Số điện thoại: 097.992.1009
Nguyễn Thế Vương, 60 tuổi
Bác Vương chia sẻ: “Bác bị gút từ năm 2012, lúc đó chỉ số acid uric là 580µmol/l. Bác bị cơn đau gút cấp liên tục, đợt này vừa qua thì đợt khác đã đến, bác đau dữ dội không đi làm được, phải dùng Colchicin và Corticoid để giảm đau. Cuối năm 2016, dù bác đã ăn uống rất kiêng khem, cũng dùng nhiều loại thuốc mà chỉ số acid uric vẫn cao khoảng 560 µmol/l.”
“Bác tìm hiểu và biết đến BoniGut + của Mỹ được nhiều bệnh nhân gút sử dụng và phản hồi rất tốt nên bác dùng thử. Sau 1 tháng uống đều BoniGut + với liều 4 viên/ngày, bác chưa thấy cơn đau gút cấp nào quay lại. Bác dùng liên tục được khoảng 3 tháng rồi đi tái khám, chỉ số acid uric trong máu chỉ còn 388µmol/l. Tất cả là nhờ BoniGut + đấy!”
Hy vọng qua bài viết, quý bạn đọc đã biết được 5 cách làm giảm đau gút hiệu quả tại nhà. Và BoniGut + đến từ Mỹ chính là giải pháp tối ưu nhất giúp bạn ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát, đẩy lùi hiệu quả bệnh gút. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, mời các bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM: