Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?

Thứ ba, 28-07-2020 14:55 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Bệnh tiểu đường có 3 loại: Tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ, trong đó có đến 90% người bệnh thuộc nhóm tiểu đường tuýp 2. Nhóm này đa phần do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý tích tụ trong thời gian dài gây nên. Vậy bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? Làm cách nào để phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh? Mời bạn đọc tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn sức khỏe dưới đây.

 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

    Bệnh tiểu đường tuýp 2 được hình thành do quá trình ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học của con người. Khi cơ thể hấp thu vào quá nhiều chất đường bột, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để chuyển hóa lượng đường đó thành năng lượng đi nuôi tế bào sẽ khiến đường đọng lại trong máu. Lượng đường đọng lại quá nhiều, tích tụ lâu ngày không được chuyển hóa sẽ gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.

 

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2?

 

Chế độ ăn không lành mạnh là nguyên nhân chính bệnh tiểu đường

Chế độ ăn không lành mạnh là nguyên nhân chính bệnh tiểu đường

 

   Nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 được xác định là do chế độ ăn uống thiếu khoa học. Một người ăn nhiều dầu mỡ, nhiều tinh bột xấu, ít rau xanh, ít vitamin, lười vận động, hay uống rượu bia sẽ có khả năng mắc bệnh tiểu đường tăng lên gấp đôi so với người bình thường. Có đến 80% những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đều do chế độ ăn uống không lành mạnh.

   Nguyên nhân tiếp theo gây ra bệnh tiểu đường nằm ở nhóm người mắc bệnh béo phì và mỡ máu. Những nhóm đối tượng này nếu không phòng ngừa tốt thì 90% sẽ mắc bệnh tiểu đường.

   Ngoài ra, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có khoảng 50% người sẽ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khi về già. Dù rằng khi hết giai đoạn thai kỳ, bệnh tiểu đường sẽ hết nhưng nguy cơ tái phát bệnh đối với nhóm này là rất cao. Những người có ông bà, cha mẹ mắc bệnh tiểu đường cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Mặc dù tỷ lệ di truyền không phải 100% nhưng hoàn toàn có xác suất xảy ra việc di truyền.

 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?

   Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không là một trong những vấn đề “nóng hổi” và được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là những người đang mắc bệnh tiểu đường. Xin trả lời rằng, bệnh tiểu đường thực sự rất nguy hiểm. Có rất nhiều biến chứng xoay quanh căn bệnh này có thể khiến người bệnh tử vong bất cứ lúc nào. Chúng tôi xin liệt kê ra một vài biến chứng như sau:

Loét bàn chân: Đây là biến chứng thường thấy ở người mắc bệnh tiểu đường. Do người bệnh mất cảm giác ở bàn chân, các vết thương nhỏ lại rất dễ nhiễm trùng nên gây loét, hoại tử mà không được phát hiện. Khi đến bệnh viện thì vết thương đã quá trầm trọng và rất nhiều trường hợp phải cắt bỏ chân.

Mù lòa: Khi lượng đường trong máu quá cao sẽ gây tổn thương đến võng mạc gây mờ mắt, lâu dần không kiểm soát tốt sẽ dẫn đến mù lòa.

Biến chứng tim mạch: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của người bị tiểu đường. Lượng đường quá cao có thể dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tắc động mạch, đột quỵ gây bại liệt hoặc tử vong.

Biến chứng thận: Thận phải hoạt động nhiều hơn để đào thải đường ra khỏi cơ thể, lâu ngày dẫn đến suy thận.

   Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào phương pháp hỗ trợ điều trị của người bệnh. Nếu phát hiện sớm và xử lý đúng cách thì  bệnh nhân cũng không cần quá lo lắng về những biến chứng của bệnh.

 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?

   Trên thế giới chưa có một loại thuốc nào có thể đặc trị bệnh tiểu đường. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định đây là căn bệnh mãn tính và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh buộc phải duy trì các phương pháp điều trị đến suốt đời và chấp nhận “sống chung với bệnh”. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn lúc nào cũng phải sống trong ốm đau, bệnh tật. Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh nếu như điều trị đúng cách và kiên trì với các phương pháp.

 

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

 

Dấu hiệu bệnh tiểu đường là gì?

Dấu hiệu bệnh tiểu đường là gì?

 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 nguy hiểm vì phát triển rất âm thầm trong cơ thể. Nó là do quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày tích tụ lại gây ra bệnh nên rất khó để phát hiện chúng từ sớm. Chỉ có những người thường xuyên đo chỉ số đường huyết tại nhà mới có thể phát hiện bệnh từ sớm và giảm thiểu tối đa biến chứng. Nếu không thường xuyên đo đường huyết, bạn có thể dựa vào những triệu chứng sau đây để phát hiện bệnh:

– Thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều vào ban đêm.

– Hay thấy đói và giảm cân không rõ lý do.

– Mắt mờ, thị lực suy giảm.

Tê bì tay chân, mất cảm giác ở chân.

– Vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng.

– Xuất hiện các vết sạm trên da (ở vùng cổ, vai, gáy, nách, khuỷu tay,…) hoặc thấy ngứa ở da.

– Hôi miệng.

– Cơ thể mệt mỏi, tâm trạng căng thẳng.

 

Cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

   Người bệnh tiểu đường bắt buộc phải tuân thủ chế độ ăn uống, tập luyện khoa học kết hợp với dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh cần chú ý tránh các loại thực phẩm:

  • Miến, bột sắn dây, bánh mỳ, gạo trắng, ngô, khoai
  • Mứt, kẹo ngọt, hoa quả sấy khô, siro, nước ngọt, kem
  • Mỡ, bơ, phomat và phủ tạng động vật
  • Một số hoa quả như: Chuối, hồng chín, mít, na, sầu riêng, xoài chín
  • Rượu bia và những đồ uống có cồn khác.

Người bệnh cần chú ý chia bữa ăn thành 5 - 6 bữa/ngày, có thể tham khảo cách phân chia bữa ăn như sau:

  • Ăn sáng: 20% tổng năng lượng trong ngày. 
  • Phụ sáng: 10% tổng năng lượng trong ngày.
  • Ăn trưa: 25% tổng năng lượng trong ngày.
  • Phụ chiều: 10% tổng năng lượng trong ngày.
  • Ăn tối: 25% tổng năng lượng trong ngày.
  • Phụ tối: 10% tổng năng lượng trong ngày.

Chế độ tập luyện

   Người bệnh nên kết hợp giữa các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội (3 ngày/tuần, tổng thời gian tập/tuần là 150 phút) và các bài tập rèn luyện cơ bắp như tập tạ, tập với dây tập kháng lực (nên tập ít nhất 2 lần/tuần). Người bệnh cần chú ý :

  • Kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập để có sự điều chỉnh phù hợp.
  • Không tập với cường độ quá cao.
  • Nếu có những dấu hiệu của tụt đường huyết phải dừng tập luyện và nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.
  • Người đã có biến chứng trên thận, mắt, thần kinh, chân (loét và hoại tử), cao huyết áp nên hạn chế tập luyện nặng, nếu tập luyện cần theo một chế độ nghiêm ngặt theo hướng dẫn và có sự giám sát chặt chẽ.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc.

  • Với bệnh tiểu đường tuýp 1, cách điều trị duy nhất là tiêm insulin suốt đời. Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị một cách nghiêm ngặt và kết hợp chế độ ăn, tập luyện thể lực.
  • Với bệnh tiểu đường tuýp 2, người bệnh được dùng thuốc đường uống kết hợp lối sống khoa học, một số trường hợp cần kết hợp thuốc và tiêm insulin.

   Việc dùng thuốc cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định, người bệnh không được tự ý dùng hay thay đổi thuốc, thay đổi liều.

  Thuốc tây khi dùng lâu dài sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn như: Hạ đường huyết quá mức, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng chức năng gan thận,... Bên cạnh đó, thuốc tây chỉ có tác dụng hạ mà không có tác dụng làm ổn định đường huyết, khiến đường huyết của bệnh nhân có sự dao động lớn giữa các thời điểm trong ngày. Điều này khiến bệnh nhân vẫn gặp biến chứng như thường.

 

Tác dụng phụ điển hình của thuốc tiểu đường là gây tụt đường huyết quá mức

Tác dụng phụ điển hình của thuốc tiểu đường là gây tụt đường huyết quá mức

 

  Những biến chứng nguy hiểm của bệnh, những khó khăn trong điều trị thôi thúc các nhà khoa học tìm ra một giải pháp mới giúp bệnh nhân tiểu đường sống vui, sống khỏe với bệnh hơn; ngăn ngừa biến chứng mà không cần lo đến tác dụng phụ.

 

BoniDiabet - Bổ sung nguyên tố vi lượng, đánh tan nỗi lo biến chứng bệnh tiểu đường

    BoniDiabet là sản phẩm nhập khẩu từ Canada và Mỹ, có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả, ổn định đường huyết. Đặc biệt, BoniDiabet giúp giảm và ngăn chặn biến chứng bệnh tiểu đường. Tác dụng đó là nhờ sự toàn diện về công thức cũng như công nghệ bào chế hiện đại.

   BoniDiabet là sự kết hợp hoàn hảo của các nguyên tố vi lượng, các thảo dược và nhiều thành phần chiết xuất tự nhiên khác:

  • Nhóm nguyên tố vi lượng: Kẽm, magie, selen, chrom. BoniDiabet là sản phẩm duy nhất trên thị trường hiện nay chứa nguyên tố vi lượng không những giúp hạ và ổn định đường huyết mà còn ngăn ngừa và làm giảm biến chứng tiểu đường trên tim mạch, võng mạc, thần kinh, thận...
  • Nhóm các thảo dược: Dây thìa canh, hạt methi, mướp đắng, lô hội. Đây là các loại thảo dược giúp làm hạ đường huyết, giảm những triệu chứng của tiểu đường như mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều, sụt cân, … Ngoài ra các thảo dược này còn làm hạ mỡ máu giúp ngăn chặn các biến chứng tim mạch.
  • Alpha lipoic acid: Là thành phần rất quan trọng có vai trò lớn trong việc ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường, bảo vệ vi mạch ở đáy mắt, và cầu thận. Đồng thời chất này làm tối ưu hóa tác dụng của thuốc hạ đường huyết thông qua khả năng huy động đường vào cơ, điều hòa tiết insulin...

    Nhờ các thành phần trên, BoniDiabet tác động toàn diện đến quá trình hấp thu, chuyển hóa đường. Từ đó BoniDiabet giúp  hạ và ổn định đường huyết, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra.

 

BoniDiabet - Đem niềm vui quay trở lại với người bệnh tiểu đường

    Người bệnh tiểu đường luôn phải sống trong tâm trạng lo lắng, lo sợ các biến chứng của bệnh cho đến khi biết đến và sử dụng BoniDiabet. Mời các bạn theo dõi phản hồi của các bệnh nhân đã từng sử dụng sản phẩm BoniDiabet nhé.

 

Bác Trịnh Ngọc Vĩnh, 71 tuổi ở Số 800 đường Hoàng Quốc Việt, p. Cẩm Sơn, tp Cẩm Phả, Quảng Ninh, số điện thoại: 0913.598.320

 

Bác Vĩnh hiện có cuộc sống bình thường như chưa bị bệnh nhờ BoniDiabet

Bác Vĩnh hiện có cuộc sống bình thường như chưa bị bệnh nhờ BoniDiabet

 

    “Đầu năm 2012, chỉ số đường huyết của bác lên tới 23,7mmol/L.  Bác bị suy gan độ 2, suy thận độ 3, mờ mắt. Bác được bác sĩ kê 6 viên thuốc tây 1 ngày và buổi tối tiêm thêm 10 đơn vị insulin. Mặc dù kiêng khem rất kĩ, uống thuốc đều đặn nhưng đường huyết luôn dao động lúc 10 mmol/L, lúc 7mmol/L, có khi lên 14mmol/L. Thật may mắn vì bác đã sớm biết đến sản phẩm BoniDiabet của Mỹ và Canada. Sau đúng 2 tháng đường huyết đã hạ được xuống mức an toàn là 6.4mmol/L, người cũng khỏe hơn, mắt sáng hơn, các vết loét cũng liền sẹo, nếu có đứt tay chân cũng tự liền lại sau 2-3 ngày. Dần dần, đường huyết chỉ còn có 5.4mmol/L, bác sĩ cũng cho bác giảm liều thuốc tây từ từ. Bác mừng lắm!”

 

Ngày 05/08/2017 các chỉ số của chú Vĩnh đã trở về bình thường

Ngày 05/08/2017 các chỉ số của chú Vĩnh đã trở về bình thường

 

 Cô Nguyễn Thị Hồng - (56 tuổi ở thôn Hiệp Đồng, xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, điện thoại: 0356.394.304)

 

Với BoniDiabet cô Hồng đã trút được nỗi lo biến chứng bệnh tiểu đường

Với BoniDiabet cô Hồng đã trút được nỗi lo biến chứng bệnh tiểu đường

 

    “Cô bị tiểu đường từ năm 2014, cô bị tiểu nhiều, tê buốt các ngón chân, sụt cân liên tục từ 56kg cô chỉ còn 48kg, người mệt mỏi xanh xao, đường huyết của cô lên tới 18.1 mmol/L. Cô được kê 3 viên thuốc tây kết hợp tiêm 2 lần insulin/ngày nhưng đường huyết vẫn lúc 9 mmol/l lúc 10 mmol/l, chỉ số HBA1C cũng ngoài 9%. Thật may mắn, tình cờ cô biết tới sản phẩm BoniDiabet. Cô dùng BoniDiabet liều 4 viên chia 2 lần kèm thuốc tây và tiêm insulin. Sau một tháng đường huyết đã hạ được xuống còn hơn 7 mmol/L, người khỏe hơn hẳn, ngón chân cũng đỡ được tê bì. Sau 3 tháng, đường huyết hạ xuống còn có 5.6 mmol/L còn chỉ số HBA1C chỉ còn có 6 mmol/L. Bác sĩ cũng chủ động giảm cho cô liều thuốc tây xuống còn 1 viên/ngày và tiêm 2 đơn vị insulin/ lần. Đến nay, cô dùng BoniDiabet được 5,6 năm mà không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.”

 

Chỉ số đường huyết của cô Hồng đo ngày 11/09/2018 là 5.6 mmol/l

Chỉ số đường huyết của cô Hồng đo ngày 11/09/2018 là 5.6 mmol/l

 

    Trên đây là những thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi: “Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?” Mong rằng bài viết đã giúp bạn tìm ra hướng giải quyết an toàn nhất cho sức khỏe của mình. Nếu có thắc mắc mời bạn đọc liên hệ với tổng đài 18001044 để được tư vấn. Xin cảm ơn!

 

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30V

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc