Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường thai kỳ

Thứ hai, 09-12-2019 11:22 AM

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một trong những nỗi lo lắng và bất an của các bà mẹ mang thai. Theo một số thống kê chỉ ra rằng, cứ trung bình 7 phụ nữ mang thai sẽ có 1 người có nguy cơ bị bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người mẹ, mà bệnh này còn gây ra sự nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi. Vậy bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh gì? Triệu chứng tiểu đường ra sao? Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết dưới đây để hiểu hơn nhé. 

 

Bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?

 

    Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường huyết bị rối loạn trong thời gian người bệnh mang thai (thường thì từ tuần thứ 24 của thai kỳ). Khi lượng đường huyết trong máu không ổn định, kết hợp với khả năng tiết insulin của tuyến tụy bị hạn chế sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường glucose thành năng lượng. 

 

   Bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai một thời gian sau sinh có thể dần dần mất đi (thường thì sau 6 tuần kể từ khi sinh), đối với những người mang thai lần đầu thì tình trạng này sẽ xuất hiện trong lần thứ hai mang thai. Những người đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ thì nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 sẽ cao hơn những người khác.

 

 

 

 

Những đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

 

  • Người thừa cân, béo phì.

  • Tiền sử gia đình: Có người bị tiểu đường, đặc biệt là người tiểu đường thế hệ thứ nhất.

  • Có tiền sử sinh con ≥ 4000g.

  • Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử tiểu đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.

  • Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, ≥ 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của tiểu đường thai kỳ.

  • Có tiền sử sản khoa bất thường: Thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sinh non, thai dị tật.

  • Hội chứng buồng trứng đa nang.

 

Những triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Các bà mẹ mang thai thường khó phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh chỉ được phát hiện bằng nghiệm pháp tăng đường huyết và kiểm tra nước tiểu khi các bà mẹ đi khám thai định kỳ. Tuy nhiên, có một số triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ mà các bà mẹ mang thai có thể nhận thấy như:

 

  • Đi tiểu nhiều hơn: Khi mà lượng glucose trong máu tăng quá cao, vượt ngưỡng cần thiết khiến cho glucose bị tồn đọng trong máu, không chuyển hóa hết, bắt buộc thận phải hoạt động hết công suất để xả ra ngoài bằng nước tiểu. Điều này khiến cho việc đi tiểu trở lên thường xuyên hơn.

 

  • Thường xuyên khát nước: Tình trạng khát nước giữa đêm có thể là một trong những biểu hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là do lượng đường trong máu tăng cao, khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn, nên phải uống nhiều nước để bổ sung nước cho cơ thể.

 

  • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi: Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi là do insulin không được sản xuất đủ và kịp thời nên đường không thể chuyển hóa thành năng lượng, khiến cho cơ thể bà bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi, liên tục đói bụng và thèm ăn.

 

  • Gặp phải triệu chứng mờ mắt trong thời gian ngắn: Đây là triệu chứng bệnh tiểu đường ở bà bầu ít gặp, nhưng cần lưu ý,  tình trạng này xuất hiện khi cơ thể mẹ bầu chưa kịp thích nghi với hiện tượng lượng glucose trong máu tăng cao một cách đột ngột.

 

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ

 

    Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của mẹ bầu cần nguồn năng lượng nhiều hơn so với bình thường, đồng nghĩa với việc lượng đường cần được chuyển hóa cũng sẽ cao hơn. Tuy nhiên, không phải khi nào tuyến tụy cũng hoạt động một cách có hiệu quả, sản xuất một lượng insulin vừa đủ và kịp thời. Vì vậy mà dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.

    Ngoài ra, trong giai đoạn mang thai, nhau thai sẽ tạo ra nội tiết tố giúp cho thai nhi phát triển. Những chất nội tiết này ảnh hưởng xấu đến insulin, làm rối loạn mức đường huyết. Vào giai đoạn cuối thai kỳ tất cả mẹ bầu đều có chất kháng insulin, tuy nhiên một số trường hợp xuất hiện chất kháng insulin trước khi mang bầu. Đây cũng là những đối tượng có khả năng cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

 

 Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với người mẹ

    Phụ nữ đang mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai, thai lưu, sinh non, tăng huyết áp trong thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối, viêm đài bể thận, mổ lấy thai. Về lâu dài, các bà mẹ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 và các biến chứng liên quan đặc biệt là biến chứng tim mạch. Thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy cơ xảy ra các tai biến trong suốt quá trình mang thai cao hơn các thai phụ bình thường. Các tai biến thường gặp là:

  • Cao huyết áp: Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ dễ bị tăng huyết áp hơn các thai phụ bình thường khác. Tăng huyết áp trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi như: tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non và tăng tỷ lệ chết chu sinh.

 

  • Sinh non: Thai phụ bị bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ sinh non cao hơn so với các thai phụ không bị bệnh. Các nguyên nhân dẫn đến sinh non là do kiểm soát glucose huyết muộn, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối, tiền sản giật, tăng huyết áp.

 

  • Đa ối: Dịch ối nhiều thường bắt đầu thấy từ tuần thứ 26 đến 32 của thai kỳ. Dịch ối nhiều cũng làm tăng nguy cơ sinh non ở bà mẹ mang thai.

 

  • Sẩy thai và thai lưu: Thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ bị sẩy thai tự nhiên, các thai phụ hay bị sẩy thai liên tiếp cần phải được kiểm tra glucose huyết một cách thường quy.

 

  • Nhiễm khuẩn niệu: Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ nếu kiểm soát glucose huyết tương không tốt càng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu. Nhiễm khuẩn niệu có thể không có triệu chứng lâm sàng, nhưng làm cho glucose huyết tương của thai phụ mất cân bằng và cần phải được điều trị. Nếu không được điều trị sẽ dễ dàng dẫn tới viêm đài bể thận cấp, từ đó gây ra rất nhiều các tai biến khác như nhiễm ceton, sinh non và nhiễm trùng ối.

 

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi

    

     Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, chủ yếu vào giai đoạn ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ. Giai đoạn 3 tháng đầu, thai có thể không phát triển, sảy thai tự nhiên, dị tật bẩm sinh, những thay đổi này thường xảy ra vào tuần thứ 6 đến tuần thứ 7 của thai kỳ. Giai đoạn 3 tháng giữa, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ có hiện tượng tăng tiết insulin của thai nhi, làm thai nhi tăng trưởng quá mức. Một số ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi đó là:

  • Tăng trưởng quá mức và thai to.

  • Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh.

  • Bệnh lý đường hô hấp như hội chứng nguy kịch hô hấp.

  • Tăng hồng cầu.

  • Vàng da sơ sinh.

  • Có thể tử vong ngay sau sinh.

 

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ

 

  • Vận động thường xuyên

Việc tập thể dục thường xuyên, vận động thường xuyên sẽ làm lượng đường điều chuyển đến các tế bào khác, hạn chế tồn tại trong máu. Các bà mẹ chỉ nên luyện tập nhẹ nhàng, giữ nhịp tim không vượt trên ngưỡng 140 lần/phút. Với 30 phút luyện tập mỗi ngày sẽ giúp cơ thể dễ dàng dung nạp glucose, khắc phục triệu chứng đau lưng, chuột rút.

 

  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Ăn uống là một trong những biện pháp phòng bệnh tiểu đường khi mang thai hiệu quả. Các mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn những loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo. Đặc biệt, nên ăn các loại hoa quả, rau xanh và ngũ cốc. Không bỏ bữa cũng như kiểm soát số lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

 

  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định:

Tăng cân quá nhiều có thể gây nên hiện tượng kháng insulin, vì vậy bạn cần lưu ý không để cho trọng lượng của cơ thể không quá nặng (mẹ và con không tăng trên 12-14 kg).

 

  • Thường xuyên kiểm tra định kỳ:

Kiểm soát đường huyết ổn định HbA1c không quá 6,5, phòng tăng huyết áp, không được để tình trạng phù nề chân tay, mặt... theo dõi kịp thời những biến động của cơ thể để có thể phòng ngừa và có biện pháp khắc phục bệnh tiểu đường thai kỳ phù hợp.

 

  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý:

    Trong thời gian thai nghén, bà mẹ mang bầu nên nghỉ ngơi, hạn chế làm việc. Không những thế, tâm trạng phải luôn thoải mái, vui vẻ, không được mang tâm lý lo lắng, stress, buồn chán.

 

Trên đây là một số thông tin hữu ích về bệnh tiểu đường thai kỳ mà các bà mẹ nên biết. Hy vọng rằng, việc nắm bắt được những thông tin này, sẽ giúp các bà mẹ mang bầu có được cho mình phương pháp phòng ngừa và khắc phục bệnh hiệu quả.

 

Sau khi sinh con có còn bị tiểu đường không?

 

Các chuyên gia cho biết, các bà mẹ hoàn toàn yên tâm vì tiểu đường thai kỳ có thể tự khỏi sau khi sinh con. Chỉ trừ những trường hợp đã bị mắc tiểu đường trước đó hoặc khi mang thai không phát hiện và xử lý kịp thời tiểu đường thai kỳ thì sau khi sinh con sẽ mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh sẽ tiến triển nặng hơn. Tiểu đường là bệnh lý mạn tính, một khi đã mắc bệnh sẽ mang theo bệnh cả đời. Người bệnh không nên chủ quan bởi bệnh tiểu đường sẽ gây ra vô vàn những biến chứng nguy hiểm như đục thủy tinh thể, tai biến, suy thận, hôn mê sâu... thậm chí là tử vong. Do đó, tất cả phụ nữ mang thai nên được kiểm tra tiểu đường thai kỳ để được tư vấn và kê đơn thuốc nếu cần thiết. Do dinh dưỡng và các loại thuốc uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nên tuyệt đối các bà mẹ không được sử dụng thuốc tây bừa bãi, không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Bỏi thuốc tây trong bệnh tiểu đường là con dao 2 lưỡi, hạ đường huyết nhưng lại có rất nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe, làm suy giảm chức năng gan thận...dùng lâu còn gây nhờn thuốc và không ngăn ngừa được biến chứng bệnh tiểu đường.  Do đó, để kiểm soát đường huyết an toàn, ổn định, các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh, nếu cai sữa cho bé xong mà vẫn mắc bệnh tiểu đường thì nên bổ sung sớm các chế phẩm cho bệnh tiểu đường từ thảo dược thiên nhiên lành tính.

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hiện - Nguyên trưởng khoa đột quỵ bệnh viện 103 và Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Hưng Củng - Nguyên vụ trưởng vụ y học cổ truyền - Bộ y tế: " Chiến đấu với bệnh tiểu đường là quá trình trường kỳ, người bệnh nên thận trọng trong việc lựa chọn thuốc điều trị. Nên kết hợp Đông tây y, sử dụng thêm những sản phẩm thảo dược thiên nhiên lành tính giúp hạ đường huyết để hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây và tăng cao hiệu quả điều trị. Hiện nay trên thị trường, đại diện tốt nhất cho dòng sản phẩm mà chúng tôi muốn người bệnh nên tìm mua sử dụng là BoniDiabet do công ty Botania phân phối."

BoniDiabet có thành phần chính là các thảo dược kinh điển cho bệnh tiểu đường như dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, lô hội, quế....giúp hạ đường huyết nhanh, hiệu quả, rất an toàn, không tác dụng phụ. Đặc biệt, BoniDiabet đã bổ sung thành công các nguyên tố vi lượng magie, chrom, selen...trong công thức. Đây là nhóm thành phần của các enzym chuyển hóa, mới là yếu tố giúp ổn định đường huyết, giúp giảm và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh trung ương, làm lành vết thương, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, đục thủy tinh thể.

Năm 2016, BoniDiabet đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông, kết quả BoniDiabet giúp hạ đường huyết, hạ HBA1C, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường, tỉ lệ tốt và khá chiếm tỷ lệ cao 96,67%, và không có bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng.

 

BoniDiabet - Hết lo bệnh tiểu đường

 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai cũng như là giải đáp thắc mắc về vấn đề bệnh tiểu đường thai kỳ và lời giải cho bài toán tiểu đường mang tên BoniDiabet. Hy vọng rằng, bài viết này mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30V

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc