“Có chữa được bệnh tiểu đường không?” là câu hỏi rất thường gặp, đặc biệt là ở những người mới được chẩn đoán bị tiểu đường. Với sự phát triển của các trang mạng xã hội, có rất nhiều thông tin khác nhau xoay quanh việc bệnh tiểu đường không thể hay có thể chữa khỏi khiến người bệnh không tránh được hoang mang. Hiểu được điều đó, chúng tôi sẽ đưa ra câu trả lời chính xác nhất trong bài viết sau đây.
Có chữa được bệnh tiểu đường không?
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid và protein, do giảm tuyệt đối hoặc tương đối tác dụng sinh học của insulin và/hoặc tiết insulin. Từ đó dẫn tới lượng đường trong máu tăng cao và các tế bào bị thiếu năng lượng để hoạt động. Bệnh gây các biến chứng trên tim mạch, mắt, thận, thần kinh và gây ra các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Bệnh tiểu đường có chữa được không?
Tiểu đường là bệnh lý mãn tính, không chữa khỏi được. Tất cả các thuốc hay phương pháp chữa bệnh tiểu đường mới nhất hiện nay dùng trong điều trị tiểu đường chỉ có tác dụng hạ, ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
Chính vì vậy, người bệnh cần dùng thuốc, ăn kiêng và tập luyện theo hướng dẫn suốt đời.
Người bệnh tiểu đường cần dùng thuốc, ăn kiêng và tập luyện theo hướng dẫn suốt đời
Bệnh tiểu đường có lây không?
Bệnh tiểu đường không lây qua bất kỳ đường nào, dù là đường không khí hay đường máu. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là do di truyền, do chế độ ăn uống sinh hoạt không khoa học. Vì vậy, khi tiếp xúc với người bệnh tiểu đường chúng ta sẽ không bị lây bệnh. Người bệnh vẫn có thể sinh hoạt, giao tiếp, sinh hoạt tình dục… bình thường.
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba tại Việt Nam chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư. Cái chết có thể đến từ từ hoặc đột ngột bất kỳ lúc nào, phần lớn bệnh nhân tử vong là do nhiều biến chứng khác nhau của bệnh.
Các biến chứng đó là:
- Biến chứng cấp tính: hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu, nhiễm toan chuyển hóa, tụt đường huyết quá mức. Trong đó, nếu kiêng khem quá mức hoặc quá liều thuốc tây, người bệnh sẽ dễ bị tụt đường huyết. Biểu hiện ban đầu là choáng váng, chóng mặt, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến hôn mê và tử vong. Nếu không được xử trí kịp thời sẽ có thể bị hôn mê và tử vong.
- Biến chứng mạn tính: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, rối loạn thần kinh thực vật và thần kinh ngoại vi, bệnh về mắt (bệnh võng mạc mắt, đục thủy tinh thể và glaucoma)...
Bệnh tiểu đường làm tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm, khiến nhiều người lâm vào bi quan, chán nản. Tuy nhiên nếu có phương pháp điều trị đúng và thực hiện nghiêm túc, người bệnh sẽ đưa được đường huyết về an toàn, ổn định đường huyết. Khi đó các biến chứng sẽ được ngăn ngừa, từ đó chất lượng cuộc sống cho người bệnh sẽ được nâng cao.
Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh hôn mê và tử vong
Cách điều trị bệnh tiểu đường
Để đạt được mục tiêu điều trị, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn và tập luyện khoa học, hợp lý kết hợp với tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Người bệnh tiểu đường cần ăn uống, tập luyện như thế nào?
Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn hợp lý như sau:
- Bữa ăn đầy đủ chất và cân đối giữa các thành phần: glucid 50- 60%, protid 15- 20%, lipid 20 - 30% tổng số calo trong ngày.
- Nên chọn loại thực phẩm có chỉ số tăng đường huyết (GI) thấp, nhiều chất xơ (rau 100 - 200g/bữa).
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành các bữa chính và bữa phụ, không ăn quá no và không được nhịn đói.
Người bệnh tiểu đường cần tích cực tập luyện
- Cần tập luyện với cường độ tối thiểu là 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.
- Lưu ý kiểm tra đường huyết, huyết áp, tình trạng tim mạch trước và sau khi tập để có sự điều chỉnh phù hợp.
- Tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về hình thức tập luyện và cách theo dõi đường huyết trước và sau khi tập.
- Cần kết hợp giữa các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, tập yoga… với các môn thể thao kháng lực (tập môn thể thao kháng lực khoảng 2 lần/tuần).
- Với bệnh nhân có đường huyết lúc đói lớn hơn 14 mmol/L hoặc nhỏ hơn 5 mmol/L thì không luyện tập.
- Bệnh nhân đã có biến chứng, đặc biệt là biến chứng trên thận, tim mạch cần có chế độ tập luyện khoa học dưới sự hướng dẫn và giám sát chặt chẽ.
Người bệnh cần có chế độ ăn uống tập luyện hợp lý
Các thuốc điều trị bệnh tiểu đường
Cách điều trị duy nhất cho người bệnh tiểu đường đó là tiêm insulin suốt đời kết hợp chế độ ăn và tập luyện thể lực theo hướng dẫn.
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 được dùng thuốc đường uống, một số trường hợp cần kết hợp với tiêm insulin đồng thời cần tuân thủ thực hiện lối sống khoa học. Việc dùng thuốc tây bắt buộc phải theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không được tự ý đổi, giảm liều hoặc ngừng thuốc.
Như đã nói ở trên, chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hẳn bệnh tiểu đường, dù là thuốc tây chữa bệnh tiểu đường mới nhất hiện nay. Người bệnh phải dùng thuốc đến suốt đời. Khi dùng thuốc tây lâu dài, người bệnh sẽ phải đối mặt với những tác dụng không mong muốn như: Hạ đường huyết quá mức, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng chức năng gan thận... Hiện tượng “nhờn thuốc” khiến người bệnh phải tăng liều hoặc đổi thuốc, từ đó tác dụng phụ cũng tăng lên.
Bên cạnh đó, thuốc tây chỉ có tác dụng hạ mà không có tác dụng làm ổn định đường huyết, khiến đường huyết của bệnh nhân lên quá cao hoặc xuống quá mức, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Thuốc tây tiểu đường có thể gây tụt đường huyết quá mức
Chính vì những tác dụng bất lợi trên, nhiệm vụ đặt ra cho các nhà khoa học đó là tìm ra một giải pháp mới giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng một cách an toàn, không tác dụng phụ.
Giải pháp hạ đường huyết an toàn đến từ thảo dược tự nhiên
Thảo dược tự nhiên từ lâu đã được biết đến là giải pháp an toàn, hiệu quả cho các bệnh lý mạn tính. Với bệnh tiểu đường, dựa trên kinh nghiệm dùng lâu năm, nhiều thảo dược tự nhiên đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng. Trong đó tiêu biểu nhất là dây thìa canh, hạt methi, mướp đắng và lô hội.
Các thảo dược này tác động làm hạ đường huyết theo nhiều cơ chế khác nhau: vừa kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin, vừa tăng nhạy cảm của tế bào với insulin và tăng dự trữ glucose dưới dạng glycogen tại gan và cơ.
Không chỉ vậy, các thảo dược trên còn giúp hạ mỡ máu và ổn định huyết áp, từ đó góp phần ngăn ngừa hiệu quả biến chứng bệnh tiểu đường.
Hạt methi là thảo dược quý cho người bệnh tiểu đường
Nguyên tố vi lượng - Chìa khóa trong việc ổn định đường huyết và ngừa biến chứng
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nguyên tố vi lượng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hạ và ổn định đường huyết. Trong đó:
- Magie: Nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung magie không chỉ làm hạ mà còn giúp ổn định đường huyết, đưa chỉ số HBA1C về mức an toàn.
- Chrom: Giúp cải thiện tình trạng không dung nạp glucose, tiểu đường thai kỳ, đưa đường huyết về an toàn và ổn định đường huyết.
- Kẽm: Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng trong việc làm tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin giúp làm hạ và ổn định đường huyết, đồng thời giảm các biến chứng trên tim và võng mạc.
- Selen: Một nghiên cứu được thực hiện tại khoa sinh học đại học AnKaRa Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng minh selen đóng vai trò to lớn trong kiểm soát đường huyết và ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, thận, tiểu cầu, đặc biệt là biến chứng trên tim.
Selen đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết
Các nguyên tố trên khi kết hợp với các thảo dược tự nhiên không chỉ đưa đường huyết về ngưỡng an toàn mà còn ổn định, tránh dao động đường huyết giữa các thời điểm trong ngày, ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
BoniDiabet - Sản phẩm toàn diện cho hiệu quả tốt nhất
BoniDiabet là lựa chọn hoàn hảo của người bệnh tiểu đường nhờ các ưu điểm vượt trội sau:
- Công thức toàn diện: BoniDiabet có sự kết hợp theo tỷ lệ hoàn hảo giữa các thảo dược tự nhiên (dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội) và các nguyên tố vi lượng (magie, chrom, kẽm, selen). Đây là sản phẩm duy nhất trên thị trường hiện nay có sự kết hợp của các nguyên tố vi lượng trên, giúp tác động toàn diện lên quá trình hấp thu, phân bố và chuyển hóa đường trong cơ thể, từ đó cải thiện bệnh hiệu quả, an toàn.
BoniDiabet là sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần tự nhiên
- Công nghệ bào chế hiện đại: BoniDiabet được sản xuất bởi tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals. Tại hai hệ thống nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP của tập đoàn Viva Nutraceuticals, BoniDiabet được sản xuất bởi công nghệ microfluidizer. Đây là công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới, giúp các thành phần của BoniDiabet có độ ổn định cao, loại bỏ tạp chất, kích thước siêu nhỏ giúp sinh khả dụng đạt tới 100%, từ đó mang lại hiệu quả cao nhất.
- BoniDiabet đã được kiểm chứng lâm sàng: Tác dụng của BoniDiabet đã được chứng minh qua thử nghiệm lâm sàng được thực hiện tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả cho thấy, có đến 96.67% bệnh nhân tiểu đường có kết quả tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet.
- Hàng vạn bệnh nhân đã có thể sống vui, sống khỏe với bệnh tiểu đường khi có BoniDiabet đồng hành.
Kết quả thử nghiệm lâm sàng của sản phẩm BoniDiabet
BoniDiabet - Mang niềm vui đến cho hàng vạn bệnh nhân tiểu đường
Trong khi rất nhiều người bệnh tiểu đường đang sống trong lo lắng về biến chứng tiểu đường, về tác dụng phụ của thuốc tây thì đã có hàng vạn bệnh nhân có cuộc sống vui khỏe dù bị bệnh nhờ có BoniDiabet đồng hành.
Chú Nguyễn Thiện Thức (63 tuổi, tổ 1A, khu phố 1, phường Vân Cơ, tp Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, điện thoại: 0962.239.013)
Chú Nguyễn Thiện Thức 63 tuổi
“Chú bị tiểu đường từ năm 2016, lúc mới phát hiện đường huyết của chú là 18.5 mmol/L. Bệnh khiến chú sụt 7 cân liền, ăn nhiều, tiểu nhiều. chú được tiêm insulin, đường huyết cũng về 11.5 mmol/L. Chú dùng cả thuốc tây thì lúc đường huyết xuống 3.9 mmol/L lúc lại lên 8.1 mmol/L, mắt mờ nhiều, chân tay chú cũng bị tê bì, mất cảm giác.
Chú dùng BoniDiabet kèm thuốc tây và insulin, sau 3 tháng, đường huyết an toàn và ổn định ở 5.8 - 6.3 mmol/L suốt 2 năm nay, chú không cần dùng insulin nữa, bác sĩ cũng giảm dần liều thuốc tây cho chú. Các biến chứng trên mắt, chân, tay cũng đỡ hẳn, da dẻ hồng hào khỏe mạnh.”
Chú Lê Văn Hưởng, 56 tuổi, địa chỉ tại số 85, ngách 22 ngõ 124, đường Âu cơ, Hà Nội, điện thoại: 0904.173.505
Chú Lê Văn Hưởng, 56 tuổi
“Chú bị tiểu đường từ năm 2015, lúc mới phát hiện đường huyết của chú là 10.2 mmol/L. Chú dùng thuốc tây kết hợp ăn kiêng đều đặn nhưng sau 1 năm đường huyết của chú chỉ giảm xuống 9.8 mmol/L, chưa bao giờ xuống ngưỡng an toàn. Đến năm 2016, chú dùng BoniDiabet 4 viên/ngày, sau 4 tháng, chỉ số đường huyết về ngưỡng trên dưới 6 mmol/L, người cũng khỏe khoắn hơn rất nhiều.”
Chú Lò Hải Luân, 60 tuổi, địa chỉ ở số 152 đường Duyên Hà (tổ 8), p. Duyên Hải, tp. Lào Cai
Chú Lò Hải Luân, 60 tuổi
Chú Luân chia sẻ: “Chú bị tiểu đường tuýp 2 và đường huyết của chú lúc mới phát hiện ra cách đây hơn 10 năm rất cao, lên tới 23 mmol/l. Chú dùng thuốc tây mà đường huyết không hạ nhiều. Thật may chú sớm biết được sản phẩm BoniDiabet của Mỹ và Canada. Chú dùng BoniDiabet 4 viên/ngày. Đường huyết từ hồi dùng thêm BoniDiabet luôn ổn định ở mức 5-6 mmol/l. Đến nay chú dùng BoniDiabet cũng được 6,7 năm rồi mà không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, người khỏe lên rất nhiều.”
Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi “Có chữa được bệnh tiểu đường không?” và đưa ra giải pháp tốt nhất cho người bệnh. BoniDiabet là lựa chọn tối ưu cho người bệnh, giúp hạ và ổn định đường huyết một cách an toàn và hiệu quả. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin bổ ích, giúp bạn xác định được hướng đi đúng đắn nhất cho bệnh tiểu đường của mình.
XEM THÊM: