Rượu giống như các chất khác, khi vào cơ thể sẽ trải qua 4 giai đoạn: hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ. Nhưng tại sao cùng uống 1 lượng rượu, một người chỉ sau vài giờ là tỉnh hoàn toàn, người khác sau vài ngày vẫn còn đờ đẫn. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé
Thời gian để tỉnh rượu ở mỗi người là khác nhau
Không có con số chính xác về thời gian tồn tại của rượu trong cơ thể. Thực tế cho thấy, thời gian để tỉnh rượu của từng người là hoàn toàn khác nhau. Có những người uống mãi không say, nhưng khi uống rượu xong lại tỉnh rất nhanh. Có những người vừa uống đã say nhưng phải mất vài ngày mới hoàn toàn tỉnh táo. Người ta thường gọi đó là tửu lượng cao hay thấp.
Chúng ta có thể giải thích hiện tượng trên dựa vào con đường đi của rượu từ khi bắt đầu uống cho đến khi tỉnh rượu hoàn toàn.
1, Giai đoạn hấp thu
Thời gian hấp thu ảnh hưởng đến việc uống sau bao lâu thì say. Khi uống rượu, rượu nhanh chóng được hấp thu vào máu, 20% được hấp thu tại dạ dày và 80% ở ruột non. Độ tháo rỗng của dạ dày ảnh hưởng nhiều đến tốc độ hấp thu. Nếu uống rượu khi dạ dày rỗng hay còn gọi là uống khi đói, rượu sẽ được hấp thu nhanh hơn nhiều so với khi no (dạ dày có thức ăn). Điều này giải thích tại sao nếu trước khi uống rượu mà ăn gì đó trước, “tửu lượng” sẽ cao, bạn sẽ thấy lâu say hơn, bụng không có cảm giác cồn cào.
Nhu động ruột cũng ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu rượu. nếu nhu động ruột tăng, tốc độ hấp thu rượu sẽ nhanh và ngược lại.
2, Giai đoạn chuyển hóa
Khoảng 10% lượng rượu trong cơ thể được thải trừ qua tuyến mồ hôi, qua đường hô hấp. Còn đến 90% lượng rượu còn lại được chuyển hóa tại gan.
Tại gan, enzyme ADH xúc tác chuyển rượu (ethanol) thành acetaldehyde gây độc lên hầu hết các tế bào trong cơ thể. Sau đó, nhờ nhờ enzyme ALDH và glutathione, acetaldehyde được chuyển hóa thành acetate, đây là chất ít độc hơn, được các tế bào phân hủy thành CO2 và năng lượng. Tuy nhiên, lượng enzyme trong gan là có hạn, nên khi lượng rượu nạp vào cơ thể vượt quá khả năng chuyển hóa của gan, lượng acetaldehyde tăng cao gây độc cho tế bào. Dẫn đến các triệu chứng của say rượu và ngộ độc rượu.
Quá trình chuyển hóa tại gan phụ thuộc nhiều vào yếu tố như chức năng gan, thể trạng từng người, lượng enzym mà gan có thể sản xuất. Với những người có các bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan, khả năng chuyển hóa rượu sẽ kém hơn so với người bình thường.
Xem thêm: Đừng hủy hoại gia đình vì say xỉn rượu bia
Các yếu tố sinh học tác động đến tửu lượng của con người
· Tuổi tác: tuổi càng cao, chức năng gan thận càng kém, khả năng tiết ra enzym chuyển hóa rượu kém hơn so với những người trẻ tuổi. Do đó, cùng một người, càng về già “tửu lượng” càng kém.
· Thiếu hụt enzym chuyển hóa rượu: mỗi người có lượng enzym chuyển hóa rượu khác nhau. Có những người bản thân thiếu enzyme aldehyde dehydrogenase bẩm sinh, do đó có thể giải thích tại sao họ chỉ cần nửa chén rượu là người đã đỏ bừng, dị ứng và say xỉn.
· Cân nặng và giới tính: Đàn ông thường uống được nhiều hơn phụ nữ, người có thể trạng lớn hơn sẽ uống được nhiều hơn những người gầy, bé.
· Bệnh gan: ở những người có các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan, khả năng chuyển hóa rượu kém hơn nhiều so với người bình thường.
· Do thuốc: Một số thuốc gây cảm ứng enzyme gan, một số thuốc làm ức chế enzym gan, một số thuốc mà chất chuyển hóa của chúng gây độc cho gan. Các loại thuốc đó đều tác động lên quá trình chuyển hóa rượu, làm tăng độc tính của rượu lên cơ thể.
Như vậy, có rất nhiều yếu tố tác động đến thời gian tồn tại của rượu trong cơ thể. Các yếu tố đó ở mỗi người khác nhau là khác nhau, trong mỗi trường hợp khác nhau cũng khác nhau. Vì vậy, rất khó để nói chính xác rượu tồn tại trong cơ thể bao lâu.
Nhưng chúng ta có thể tác động khiến cơ thể uống rượu lâu say hơn, khi say thì nhanh tỉnh táo hơn. Một số phương pháp đơn giản bạn có thể áp dụng như sau:
· Ăn no trước khi uống rượu: việc này giúp làm chậm quá trình hấp thu rượu, giúp uống rượu lâu say hơn.
· Tăng cường chức năng gan: bằng cách dùng các sản phẩm bổ gan, giải độc gan.
· Tăng đào thải rượu qua đường thở: trò chuyện, hát hò góp phần giúp đào thải rượu qua đường hô hấp, giúp tỉnh rượu nhanh hơn.
· Dùng rượu có nồng độ cồn thấp: lựa chọn rượu có nồng độ cồn thấp, cùng với một lượng rượu đưa vào cơ thể, rượu nồng độ cồn thấp sẽ ít độc hơn, tình trạng say xỉn cũng ít hơn.
· Uống nước: Uống xen kẽ rượu và nước khoáng cũng góp phần giúp lâu say hơn, giảm độc hại. Bạn cần lưu ý không uống rượu cùng các đồ uống có ga, các loại có chứa cafein.
· Sử dụng sản phẩm có thành phần N-Acetylcystein: Đây là một chất xúc tác giúp làm tăng chuyển hóa ethanol, giúp rượu nhanh chóng chuyển hóa thành chất không độc hại là acid acetic (giấm ăn). Từ đó giúp bạn lâu say hơn, bảo vệ cơ thể khỏi chất chuyển hóa độc hại, giúp nhanh tỉnh rượu hơn, cơ thể sảng khoái, không mệt mỏi không đau đầu sau khi tỉnh rượu.
Khi áp dụng các cách kể trên, bạn sẽ thấy tửu lượng của mình tốt hơn mọi khi, thời gian để giải rượu cũng được rút ngắn lại.
Xem thêm: Bí quyết để giảm say xỉn, cánh máy râu nên biết
Bí quyết giúp giải rượu nhanh chóng và an toàn
Để tự tin ngồi vào bàn nhậu, bạn cần đảm bảo chắc chắn rằng mình đã chuẩn bị kỹ những điều kể trên. Vì uống rượu đem lại rất nhiều tác hại và sức khỏe nên vấn đề giải rượu được các bác sĩ rất quan tâm.
Bác sĩ, thạc sĩ Trần Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho biết, trong dân gian từ xưa để giải rượu có thể dùng phương pháp bấm huyệt, dùng vôi bôi vào gan bàn chân hoặc dùng nước sắc của lá dong (lá để gói bánh chưng), bột sắn dây. Tuy nhiên hiệu quả của các phương pháp trên rất thấp. Chúng ta đang được hưởng lợi nhiều từ sự phát triển của khoa học công nghệ, có thể dùng nhiều sản phẩm được được nghiên cứu và bào chế sãn, vừa tiện dùng, vừa hiệu quả như sản phẩm BoniAncol do công ty Botania phân phối. Thực tế, những người bạn của bác sĩ khi bị say hoặc nghiện rượu khi sử dụng sản phẩm BoniAncol thấy hiệu quả rất tốt.
Theo bác sĩ, công thức của BoniAncol rất toàn diện, chứa thành phần như L-glutamin giúp làm tăng tiết serotonin cho não, làm cho não được tỉnh táo hơn, đồng thời tăng cường chức năng não. N-acetylcystein làm oxy hóa ethanol từ đó làm chuyển hóa rượu thành chất không độc hại là giấm ăn. Bên cạnh đó nó giúp giải độc gan thận, nâng cao năng lực cơ thể.
Bác sĩ cũng cho biết, BoniAncol rất an toàn, không hề có tác dụng phụ. Thực tế, bác sĩ đã cho dùng BoniAncol nhiều người say rượu và nghiện rượu ko hề thấy tác dụng không mong muốn nào.
BoniAncol là một sản phẩm của Canada và Mỹ, được phân phối độc quyền tại Việt Nam.
Địa chỉ: 204H Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 18001044 - 0984.464.844 - 1800.1044