Chế độ ăn có ảnh hưởng rất nhiều đến việc cải thiện mức đường huyết, giảm liều thuốc điều trị và kiểm soát tốt cân nặng ở bệnh nhân đái tháo đường. Vậy có những loại đồ uống nào phù hợp với bệnh nhân đái tháo đường? Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.
-
Nước lọc
Đối với những người bị bệnh tiểu đường, nước lọc có lẽ là loại nước hoàn hảo và an toàn nhất vì chúng không chứa calo, đường hay carbohydrate nên chúng sẽ không làm tăng lượng đường trong máu.
Lượng đường trong máu cao có thể gây mất nước. Uống đủ nước có thể giúp cơ thể bạn loại bỏ glucose dư thừa qua nước tiểu. Các Viện Y học khuyến cáo những người đàn ông nên uống khoảng 13 cốc mỗi ngày, trong khi phụ nữ uống khoảng 9 cốc mỗi ngày.
-
Nước ép ổi
Quả ổi chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin C, lutein, beta carotene… Rất nhiều nghiên cứu đã ghi nhận hiệu quả tích cực của quả ổi trong việc kiểm soát lipid máu và đường huyết. Ngoài quả ổi, trà lá ổi cũng được coi như một thứ “thuốc thần dược” làm giảm đường huyết hiệu quả.
-
Nước chanh
Nước chanh có thể nói là một loại thức uống đặc trưng cho mùa hè. Nhưng đối với sản phẩm của các nhãn hiệu ưa chuộng thường thấy ở các quán ăn, 450ml nước chanh mang lại 60g carbohydrate.
Tốt nhất là bạn nên tự làm nước chanh ở nhà theo công thức: Khuấy đều nước, nước cốt chanh tươi, đường ăn kiêng và một ít đá. Bạn sẽ pha chế được một thức uống tươi mát mà không chứa bất kỳ calo nào trong đó.
- Nước dừa
Trong nước dừa chứa nhiều điện giải: kali, natri, phốt pho, kẽm, sắt, đồng…chỉ số đường huyết của nước dừa cũng thấp. Đối với bệnh nhân đái tháo đường có thể uống 4-5 quả dừa/tuần. Tuy nhiên với những bệnh nhân có bệnh thận mạn tính kèm theo thì tốt nhất nên hạn chế uống nước dừa, vì nước dừa giàu kali sẽ khiến hàm lượng kali tăng trong máu, điều này có thể là một “mối nguy hại”.
- Nước ép mướp đắng
Để điều trị tiểu đường type 1 và type 2, các bác sĩ khuyên nên dùng mướp đắng ép lấy nước, bởi nó ảnh hưởng tới các kênh vận chuyển glucose và khả năng dung nạp glucose cũng như hàm lượng lipid, giảm mức đường niệu và đường huyết.
- Trà hoa cúc
Được làm từ hoa của cây hoa cúc, được sử dụng trong y học cổ truyền suốt hàng trăm năm qua, với một số công dụng như: chống viêm, điều trị các triệu chứng cảm lạnh thông thường, mất ngủ, chóng mặt…
Trà hoa cúc có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao và 0% calo đã khiến trà trở thành một trong những thức uống tốt nhất cho người bệnh tiểu đường. Trà hoa cúc có một số tác dụng tích cực nhất định đối với bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2.
Dùng trà hoa cúc thường xuyên không chỉ hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, mà còn ngăn ngừa tổn thương thần kinh và hệ thống tuần hoàn, phòng tránh biến chứng gây bệnh thận và mù lòa. Uống trà hoa cúc hai lần mỗi ngày để có kết quả cao nhất. Trà hoa cúc túi lọc có thể tìm mua dễ dàng ở các cửa hàng tiện lợi và siêu thị.
- Nước trà xanh
Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí Đái tháo đường (ĐTĐ) và chuyển hóa (Diabetes and Metabolism Journal) chỉ ra lợi ích của trà xanh đối với ĐTĐ và thừa cân, béo phì. Những người uống 6 tách trà xanh trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc ĐTĐ typ 2 thấp hơn 33% so với những người uống ít hơn hai tách hoặc không uống mỗi tuần. Nghiên cứu tại Đài Loan cũng nhận thấy, những người uống trà xanh trong 10 năm có vòng eo nhỏ hơn và bề dày lớp mỡ dưới da thấp hơn so với những người không uống. Nguyên nhân là do trong trà xanh hầu như không chứa calo và có rất nhiều chất chống oxy tốt cho cơ thế mà điển hình nhất là 2 chất EGCG và polyphenol. EGCG làm tăng sinh và biệt hóa phân tử mỡ trong tế bào, tăng quá trình oxy hóa chất béo và làm giảm nồng độ glucose trong máu thông qua hoạt động của nó tại đường tiêu hóa.
- Nước ép bưởi
Cũng giống như quả ổi, quả bưởi chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C, vitamin D, vitamin B và lượng đường trong quả bưởi rất thấp. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị đối với bệnh nhân ĐTĐ nên uống 4-5 ly nước ép bưởi một tuần.
- Sữa dành riêng cho bệnh tiểu đường
Sữa không chỉ là thức uống bù nước tuyệt vời mà còn cung cấp canxi và protein - những dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường miễn dịch và bảo vệ xương khớp.
Tuy nhiên, sữa thường chứa một hàm lượng đường nhất định khiến nhiều người tiểu đường lo lắng sẽ gây tăng đường huyết. Hiện nay có rất nhiều loại sữa được cải tiến để phù hợp với người bệnh tiểu đường. Chúng vẫn chứa các khoáng chất tốt nhưng sẽ có chỉ số đường huyết GI thấp hơn, nhờ đó ít khiến đường huyết tăng cao.
Cần chú ý, sữa cho bệnh nhân ĐTĐ phải đảm bảo được nguyên tắc: năng lượng do chất bột đường cung cấp chỉ chiếm từ 45-50%, chỉ số đường huyết GI (Glycemic Index) thấp (< 55%) và giàu chất xơ.
Trên đây là 9 loại đồ uống phù hợp với bệnh nhân đái tháo đường, các bạn hãy tham khảo để làm phong phú thêm thực đơn vốn quá “nghèo nàn” của bệnh nhân đái tháo đường nhé.
>>> Xem thêm: