-
Nguyên nhân làm mất cảm giác ngon miệng ở bệnh nhân ung thư
Có rất nhiều nguyên nhân làm mất cảm giác ngon miệng ở bệnh nhân ung thư:
- Ung thư tiến triển.
- Cơ thể thay đổi cách chuyển hóa thức ăn/dinh dưỡng.
- Các loại thuốc, bao gồm hóa trị, liệu pháp miễn dịch và các thuốc an thần có tác dụng gây buồn ngủ.
- Xạ trị hoặc phẫu thuật các cơ quan đường tiêu hóa như dạ dày, ruột non.
- Lách to (phì đại) có thể chèn ép dạ dày, gây cảm giác đầy bụng.
- Đọng dịch trong ổ bụng và gây ra cảm giác đầy bụng.
Các tác dụng phụ khác của điều trị ung thư bao gồm:
- Buồn nôn và nôn mửa
- Viêm miệng và đau miệng
- Nhiễm trùng vùng miệng
- Khô miệng
- Khó nhai
- Khó nuốt
- Thay đổi vị giác và khứu giác
- Đau
- Mệt mỏi
- Táo bón, đau bụng, đầy hơi
- Trầm cảm…
-
Một số biện pháp cải thiện cảm giác ngon miệng ở bệnh nhân ung thư
Bước đầu tiên để có thể điều trị mất cảm giác ngon miệng ở bệnh nhân ung thư là cần xác định nguyên nhân, sau đó tiến hành xử trí nguyên nhân và điều trị các triệu chứng kèm theo. Việc điều trị các triệu chứng buồn nôn, viêm miệng, khô miệng, đau hoặc trầm cảm có thể giúp cải thiện tình hình và giúp kéo lại một chút vị giác của bạn.
Một số chú ý sau có thể giúp bạn đạt được mức dinh dưỡng thích hợp khi mất cảm giác ngon miệng:
- Xác định thời điểm thấy đói bụng trong ngày và ăn ngay tại những thời điểm đó.
- Ăn từ 5 tới 6 bữa ăn nhỏ trong ngày và ăn vặt bất cứ lúc nào thấy đói.
- Không giới hạn lượng thức ăn.
- Chọn những thức ăn dễ nuốt, như sữa và sản phẩm từ sữa.
- Hãy mang theo thức ăn ưa thích bên mình để ăn vặt.
- Ăn vặt với những thức ăn giàu năng lượng và protein (đạm). Ví dụ: trái cây khô, quả hạch, bơ từ quả hạch, sữa chua, pho mát, trứng, sữa lắc (milksnakes), kem, ngũ cốc, bánh pudding…
- Tăng lượng protein và năng lượng (calories) trong thức ăn bằng cách thêm nước sốt, nước thịt, bơ, pho mát, kem chua, kem béo, quả hạch và bơ từ quả hạch.
- Uống nhiều nước giữa các bữa ăn thay vì trong bữa ăn vì nó có thể làm bạn mau no.
- Yêu cầu người thân hoặc bạn bè chuẩn bị thức ăn khi bạn quá mệt để nấu hoặc đi mua. Hãy xem xét việc mua những thực phẩm chế biến sẵn.
- Cố gắng tạo môi trường vui vẻ trong bữa ăn với gia đình hoặc bạn bè.
- Nếu mùi vị của thức ăn làm bạn buồn nôn, bạn có thể thử ăn thức ăn đó ở nhiệt độ phòng hoặc để lạnh. Hạ nhiệt độ làm giảm mùi vị thức ăn.
- Nếu bạn có vấn đề về khẩu vị, hãy thử thêm gia vị vào thức ăn để chúng hấp dẫn hơn.
- Nếu bạn có thay đổi về vị giác, như cảm giác kim loại trong miệng, hãy thử ngậm một chút kẹo cứng chứa bạc hà hoặc vài giọt chanh trước bữa ăn.
- Hỏi bác sĩ cách làm giảm các triệu chứng về đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa và táo bón. Hãy báo cho bác sĩ khi bạn gặp bất cứ khó khăn nào trong điều trị đau.
- Thử tập thể dục nhẹ, như đi bộ 20 phút trước bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ để kích thích cảm giác thèm ăn. Hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu thực hiện một chương trình tập thể dục.
- Gặp gỡ chuyên gia dinh dưỡng để có thêm lời khuyên về việc lên thực đơn các bữa ăn và cách xử trí với các triệu chứng.
Ngoài ra, nếu nhận thấy tình trạng mất ngon miệng và sụt cân ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của bệnh nhân và chất lượng điều trị, các bác sĩ có thể dùng một số thuốc để cải thiện chứng mất ngon miệng và sụt cân của bạn như:
- Megestrol acetate (Megace) hoặc Medroxyprogesterone…, là những dạng hormone progesterone, giúp cải thiện cảm giác ngon miệng và tăng cân.
- Dronabinol (Marinol) kích thích cảm giác ngon miệng.
- Metoclopramide (Reglan) giúp thức ăn lưu thông qua dạ dày nhanh hơn và giảm/ngăn ngừa cảm giác đầy bụng.
- Các loại thuốc có chứa steroids giúp cải thiện cảm giác ngon miệng, giúp người bệnh nhân thấy khỏe hơn, giảm buồn nôn, hoặc giảm đau.
Hãy luôn nhớ rằng việc ăn uống đủ dinh dưỡng và giữ cân nặng ổn định là một phần quan trọng có thể giúp hồi phục bệnh. Ăn đủ dinh dưỡng cũng giúp bạn có một thể trạng và tinh thần tốt, ảnh hưởng tích cực lên quá trình điều trị.
>>> Xem thêm: