1. Không nổi gân không bị bệnh SGTMC ( suy giãn tĩnh mạch chân) :
SGTMC có nhiều triệu chứng: Nổi gân; đau, nặng, phù, tê chân; vọp bẻ (mạch nông hay sâu người bệnh sẽ có một hay nhiều những triệu chứng kể trên ); chàm chân; loét chân…Tùy theo giãn tĩnh hệ thống tĩnh mạch mà người bệnh có hiện tượng nổi gân hay không. Chỉ bị SGTMC sâu sẽ không thấy nổi gân, khi bị SGTMC nông sẽ thấy nổi nhiều gân.
2. Nổi nhiều gân bệnh càng nặng:
Như đã nói trên SGTMC nông sẽ nổi nhiều gân, nên tình trạng nổi gân sẽ không đánh giá được mức độ nặng của bệnh. Trong thực tế nhiều bệnh nhân nổi rất nhiều gân nhưng bệnh không nặng, không xuất hiện những triệu chứng khác. Nhiều người không thấy nổi gân nhưng những triệu triệu chứng khác rất nặng làm ảnh hưởng đến đi lại và khả năng lao động.
3. SGTMC điều trị hết triệu chứng thì ngưng.
SGTMC là bệnh lý mãn tính (như các bệnh đái tháo đường. tim mạch bệnh viêm khớp hay thoái hóa khớp…) và diễn tiến theo thời gian, tất cả những phương pháp điều trị chỉ làm giảm (mất) những triệu chứng, chậm diễn tiến của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống và khả năng lao động chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Do đó nên dùng thuốc hay những sản phẩm tăng cường trương lực tĩnh mạch ta phải dùng liên tục và kéo dài như trong điều trị những bệnh mãn tính khác.
4. Những biện pháp can thiệp như: Phẩu thuật, chích xơ, đốt laser…sẽ làm khỏi bệnh hoàn toàn.
Những biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ một số tĩnh mạch suy giãn ra khỏi hệ thống tuần hoàn sẽ cải thiện một số triệu chứng của SGTMC nhưng bệnh vẫn tái phát (Trong thực tế một số bệnh nhân khi tái phát triệu chứng nặng hơn). Những biện pháp này can thiệp trên hệ thống tĩnh mạch nông nên sẽ cải thiện được vấn đề thẫm mỹ (chân bớt nổi gân nhìn đẹp hơn). Vì vậy dù có làm những biện pháp can thiệp này, người bệnh sau đó cũng nên dùng những sản phẩm tăng cường trương lực tĩnh mạch hổ trợ điều trị nội khoa hay dùng thêm vớ ép y khoa.
5. Người bệnh SGTMC không nên tập thể dục nhất là đi bộ.
Đây là suy nghĩ rất sai lầm! Đúng là những người đi nhiều, đứng nhiều hay ngồi nhiều rất dễ bị SGTMC nhưng không tập thể dục hay đi bộ sẽ làm cho bệnh lý nặng lên. Khi không tập luyện cơ vùng cẳng chân sẽ nhão và yếu làm hệ tĩnh mạch sâu mất đi khung đở sẽ suy nhiều hơn.
Để giảm tình trạng SGTMC chúng ta không giữ một tư thế quá lâu, nên vận động cơ thể để cơ săn chắc tạo thành khung nâng đở cho tĩnh mạch. Nếu đang đau hay phù chân nhiều chúng ta nên giảm vận động một thời gian để điều nhanh đạt hiệu quả điều trị, nhưng sau đó nên vận động trở lại.
6. Dùng vớ ép y khoa sai: Mang vớ liên tục trừ lúc ngủ.
Vớ ép y khoa, giúp tạo một áp lực cao ở phần thấp của chi như vậy sẽ giảm được một phần nào máu tĩnh mạch ứ đọng ở phần chân (ở người bị suy giãn tĩnh mạch sẽ có một máu tĩnh mạch chảy ngược xuống chân). Muốn đạt được kết quả này áp lực do vớ tạo ra phải đủ cao, lúc này có một phần động mạch bị ép theo. Điều này làm lượng máu động mạch nuôi dưỡng chân sẽ giảm, có thể làm teo cơ nếu mang quá thường xuyên và lâu dài.
Để tránh hiện tượng này nên mang vớ khoảng 2-3 giờ cởi ra nghỉ 2-3 giờ rồi mang lại.
Người bị đái tháo đường không nên mang vớ ép y khoa vì lượng máu động mạch nuôi dưỡng chân ở những bệnh nhân này thường kém do xơ vữa động mạch.
Để vớ ép y khoa có hiệu quả phải thay vớ mỗi sáu tháng dù vớ chưa rách.
Xem thêm:
Chàng trai trẻ Tây Nguyên và bí kíp chiến thắng bệnh suy giãn tĩnh mạch