Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về các vị trí trên cơ thể thường xuất hiện suy giãn tĩnh mạch

Thứ hai, 30-12-2019 11:10 AM

Hầu hết mọi người thường bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân (hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới). Tuy nhiên, tĩnh mạch bị tổn thương có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể như giãn mao mạch trên mặt, cổ, giãn tĩnh mạch ở chân, tay, bìu… Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu xem các vị trí trên cơ thể thường xuất hiện suy giãn tĩnh mạch là vị trí nào nhé!

 

Suy giãn tĩnh mạch chân

  Đây là tình trạng suy giãn tĩnh mạch thường gặp nhất do chân ở xa tim hơn so với các vị trí khác của cơ thể và máu tĩnh mạch đưa từ chân về tim chịu trọng lực lớn hơn.

 

  Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân, dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại và gây ra những biến đổi về huyết động cùng sự biến dạng tổ chức mô xung quanh. Vì vậy, nếu bạn gặp tình trạng trên hai bắp chân của bạn xuất hiện nhiều gân xanh nổi lên, bạn đang có nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch.

 

Tình trạng nổi gân xanh ở chân hay bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nếu được điều trị kịp thời thì không nguy hiểm tới tính mạng. Một số biến chứng thường gặp:

 

  • Chân bị viêm loét, đặc biệt là vùng cổ chân. Vết loét thường rất đau, thường xuất hiện ở vùng tĩnh mạch bị giãn, mắt cá chân, những vết loét dễ dẫn đến nhiễm trùng rất khó lành, nhiều trường hợp hoại tử phải cắt cụt chân.

 

  • Chảy máu: Những tĩnh mạch giãn to bị vỡ ra gây chảy máu.

 

  • Viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.

 

  • Hình thành cục máu đông trong lòng mạch: Ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, do máu bị ứ nhiều trong tĩnh mạch, dẫn đến chân bị phù và hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Bệnh nếu không được điều trị tốt thì các cục máu đông có thể trôi theo dòng máu đi đến các cơ quan, gây ra thuyên tắc động mạch tại đó như thuyên tắc động mạch phổi, đột quỵ… rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

 

 

 

 

Suy giãn tĩnh mạch tay

Suy giãn tĩnh mạch tay là tình trạng sức khỏe của các tĩnh mạch bị suy yếu và giãn nở to hơn so với bình thường, hay còn được gọi là các vết gân xanh nổi nhiều trên tay từ vùng cổ tay trở xuống. Suy giãn tĩnh mạch tay biểu hiện rõ rệt nhất ở phần mu bàn tay, với các tĩnh mạch giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo, nhìn thấy rõ dưới bề mặt da.

 

Triệu chứng giãn tĩnh mạch tay không rõ rệt và dễ nhận biết như đối với giãn tĩnh mạch chân. Chúng không gây nặng mỏi, tê như ở chân mà phần lớn sẽ có cảm giác đau âm ỉ hoặc căng tức khó chịu chỗ tĩnh mạch bị giãn. Những mạch máu xanh nổi to và gân guốc trên mu bàn tay là biểu hiện dễ nhận thấy bằng mắt khi bệnh bắt đầu tiến triển nặng dần.

 

Tuy nhiên tay xuất hiện nổi gân xanh không chỉ là biểu hiện của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch mà theo các chuyên gia y tế, thì tình trạng này còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác:

 

  • Tĩnh mạch nổi nhiều dưới da tay thường là biểu hiện cho thấy chất thải đọng dưới lưng và eo, nên dễ gây căng thẳng, mệt mỏi, đau lưng và thậm chí còn căng cứng cơ bắp.

 

  • Tĩnh mạch nổi trên ngón tay, đặc biệt là ở người lớn tuổi thường là dấu hiệu của bệnh tiêu hóa, đồng thời phản ánh những bất thường của vi mạch, nghiêm trọng hơn là chóng mặt, đau đầu hay đột quỵ. Tĩnh mạch ở gần ngón tay cái rõ nét hơn và xoắn còn cho thấy biểu hiện của bệnh xơ cứng động mạch vành, thậm chí dẫn đến các cơn đau tim. Tĩnh mạch nổi ở ngón tay giữa báo bệnh xơ cứng động mạch não. Trong khi tĩnh mạch nổi ở các đốt ngón tay thường liên quan các vấn đề về dạ dày, bệnh táo bón, trĩ. Tuy nhiên, nếu bệnh có dấu hiệu được cải thiện thì các gân xanh này sẽ mờ dần và biến mất.

 

  • Có sọc đơn phía gần cổ tay hay vòng cổ tay liên quan đến các bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều, huyết trắng... Nếu mép ngoài của ngón út xuất hiện gân xanh thì cho thấy chức năng thận của người này là không tốt, hay bị mệt mỏi, ra mồ hôi trộm và chân tay yếu ớt. Tĩnh mạch nổi nhiều dưới da tay thường là biểu hiện cho thấy chất thải đọng dưới lưng và eo.

 

 

Nên làm gì khi thấy những gân xanh nổi trên người: Giáo sư Anh chia sẻ cách xử lý

 

 

Suy giãn tĩnh mạch bìu (giãn tĩnh mạch thừng tinh)

Một số nam giới khi quan sát cẩn thận, có rất nhiều tĩnh mạch nổi lên nhiều trong bìu. Đây là dấu hiệu để bạn biết đang mắc bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh.

 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng một tập hợp các tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn bị xoắn giãn hơn một cách bất thường gây tình trạng tinh hoàn bị chảy xệ. Tình trạng này có thể xảy ra ở bên cạnh và trên một hoặc cả hai tinh hoàn nhưng có đến 80% trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra ở bên trái.

 

Đây là một nguyên nhân phổ biến của việc sản xuất tinh trùng thấp và giảm chất lượng tinh trùng. Những người bị bệnh nhẹ sẽ xuất hiện cảm giác nặng vùng đáy chậu, hơi đau và sưng nhẹ, đau lưng. Trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của tinh trùng, dẫn đến tinh trùng bất thường hoặc vô sinh.

 

Suy giãn tĩnh mạch hậu môn - trực tràng

Suy giãn tĩnh mạch hậu môn - trực tràng hay còn gọi là suy giãn đám rối tĩnh mạch hậu môn - trực tràng. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian. Khi các đám rối tĩnh mạch bị giãn, phình to quá mức sẽ hình thành búi trĩ và búi trĩ sẽ bị sa xuống.

 

Một số triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch hậu môn - trực tràng:

 

  • Đi ngoài ra máu đỏ tươi

  • Cảm giác khó chịu, đau, rát căng tức khó chịu, sưng đau ở hậu môn.

  • Sưng nề vùng hậu môn

 

Bệnh trĩ nếu không được quan tâm điều trị thì có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng thường gặp:

  • Chảy máu kéo dài gây nên tình trạng thiếu máu

  • Sa búi trĩ: tình trạng này thường xảy ra trễ, sau một thời gian đi đại tiện có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi đại tiện nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

  • Huyết khối búi trĩ: tình trạng tắc mạch búi trĩ, búi trĩ sưng to trong có cục máu đông. Búi trĩ phình to nhanh và có máu đông đọng lại bên trong nên rất đau, đôi khi có cảm giác sốt.

 

Giãn mao mạch trên mặt, gây tĩnh mạch mạng nhện mặt

Tình trạng giãn mao mạch trên mặt là hiện tượng phình giãn các mạch máu nhỏ và tĩnh mạch ngoại biên ở các vùng da mỏng trên khuôn mặt.

 

Hiện tượng này thường xuất hiện ở những làn da mỏng, độ đàn hồi kém và tổn thương điển hình như: vùng đầu mũi, vùng má, vùng trước xương quai hàm, hai bên thái dương (thường gọi là giãn mao mạch ở mặt).

 

 

 

 

Giãn tĩnh mạch trên trán

    Tĩnh mạch trên trán cũng thường rất dễ bị suy giãn. Khi xuất hiện các tĩnh mạch giãn trên trán cần hết sức chú ý. Khi các tĩnh mạch trên đầu có dấu hiệu sưng lên rõ nét, mọi người cần chú ý đến các căn bệnh hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu hoặc xơ cứng động mạch não và dễ dẫn đến đột quỵ. Khi tĩnh mạch ở vùng thái dương phình ra, đa phần là do tăng huyết áp do gan bị dương thượng thái quá. Khi tĩnh mạch ở vùng thái dương lồi ra và xoắn ngoằn ngoèo, nghĩa là có thể bạn đã bị xơ cứng động mạch não.

 

Nếu tĩnh mạch chuyển sang màu tím đen thì rất dễ có nguy cơ bị đột quỵ. Những biểu hiện thường gặp: chóng mặt, nhức đầu, ong đầu, nhìn mờ và các triệu chứng khác.

 

Tĩnh mạch xuất hiện ở trán là do căng thẳng và áp lực từ công việc suốt một thời gian dài.

 

Khi các tĩnh mạch trên đầu có dấu hiệu sưng lên rõ nét, mọi người cần chú ý đến các căn bệnh hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu hoặc xơ cứng động mạch não và dễ dẫn đến đột quỵ. Khi tĩnh mạch ở vùng thái dương phình ra, đa phần là do tăng huyết áp do gan bị dương thượng thái quá. Khi tĩnh mạch ở vùng thái dương lồi ra và xoắn ngoằn ngoèo, nghĩa là có thể bạn đã bị xơ cứng động mạch não. Nếu tĩnh mạch chuyển sang màu tím đen thì rất dễ có nguy cơ bị đột quỵ. Những biểu hiện thường gặp: chóng mặt, nhức đầu, ong đầu, nhìn mờ và các triệu chứng khác. Tĩnh mạch xuất hiện ở trán là do căng thẳng và áp lực từ công việc suốt một thời gian dài.

 

 

Giãn tĩnh mạch vùng cổ

Khi bạn bị tĩnh mạch nổi lồi lên ở vùng cổ, báo hiệu bạn 2 tình huống:

 

  • Chức năng tim có vấn đề, đa phần mắc các bệnh tim phổi.

 

  • Hoặc tình huống khác là đang bị viêm màng ngoài tim hoặc tràn dịch màng ngoài tim. Khi xuất hiện tĩnh mạch ở cổ, nghĩa là bệnh đã rất nghiêm trọng, cần phải chú ý điều trị kịp thời.

 

 

 

 

 

Tĩnh mạch ở lồng ngực và vùng bụng

Đây là dấu hiệu cho thấy bạn cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe vùng ngực và cảm xúc. Nghiêm trọng hơn, tĩnh mạch vùng bụng còn cho thấy biểu hiện của xơ gan hay khối u. Vì vậy, tĩnh mạch xuất hiện ở vùng này thường là bệnh khó điều trị.

 

 

 


    Trên đây là những vị trí rất dễ bị suy giãn tĩnh mạch, mỗi vị trí đều tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khác nhau. Lời khuyên cho mọi người là khi mắc bệnh hãy tìm những sản phẩm thảo dược uy tín để cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tái phát. Nếu có bất cứ thắc mắc gì mới quý vị gọi tới số miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc