Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cách trị mất ngủ ở người già hiệu quả

Thứ tư, 10-06-2020 15:07 PM

Mục lục [Ẩn]

 

Hiện nay, hầu hết những người già thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, ngủ ít, khó ngủ vào ban đêm, giấc ngủ không sâu, gây mệt mỏi, sức khỏe suy yếu. Đây là một rối loạn thường gặp ở người cao tuổi do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng mất ngủ nếu không được cải thiện kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Vậy nguyên nhân và cách trị mất ngủ ở người già là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

 

Mất ngủ ở người già là tình trạng như thế nào?

 

Mất ngủ ở người già là tình trạng như thế nào?

Mất ngủ ở người già là tình trạng như thế nào?

 

Mất ngủ là căn bệnh phổ biến và thường xảy ra ở người trên 60 tuổi. Theo thống kê cho thấy, người cao tuổi rất khó duy trì được giấc ngủ kéo dài từ 7-8 tiếng mỗi đêm mà chỉ có thể ngủ khoảng 4-5 tiếng/ngày.

 

Mất ngủ ở người già là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, tỉnh giấc nhiều lần vào ban đêm, thường thức dậy sớm và không ngủ lại được, ngủ không sâu giấc và khi ngủ dậy thì cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu tỉnh táo.

 

Người già bị mất ngủ thường có những biểu hiện sau:

  • Dù đi ngủ từ sớm nhưng họ lại rất khó đi vào giấc ngủ, thường phải mất rất nhiều thời gian để chìm vào giấc ngủ (khoảng 30 phút đến 1 giờ hoặc hơn).

 

  • Thường xuyên bị thức giấc giữa đêm (khoảng 3-5 lần) nhưng rất khó để ngủ lại, có thể kèm theo đi vệ sinh nhiều lần.

 

  • Hay nằm mơ, hay gặp ác mộng khiến tỉnh giấc đột ngột.

 

  • Thường thức dậy rất sớm (3-4 giờ sáng) nhưng vẫn mệt mỏi, buồn ngủ, và không có cảm giác thư giãn, thoải mái.

 

  • Ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn, rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài, kể cả những âm thanh nhỏ nhất.

 

  • Nhiều trường hợp trằn trọc, thao thức cả đêm mặc dù cơ thể có cảm giác mệt và buồn ngủ.

 

  • Ban ngày buồn ngủ, lú lẫn, hay quên.

 

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sụt cân.

 

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người già

 

Mất ngủ ở người già do sự suy giảm chức năng các cơ quan:

Tuổi càng cao, các cơ quan, tế bào trong cơ thể dần trở nên lão hóa, trong đó có các tế bào não và các tế bào thần kinh bị suy giảm chức năng so với người trẻ. Từ đó, dẫn đến tình trạng mất ngủ ở người già.

 

Sự suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể và hệ thần kinh trung ương dẫn đến tình trạng giảm sản xuất melatonin - hormone được tiết ra từ tuyến tùng có tác dụng kiểm soát chu kỳ giấc ngủ, điều hòa nhịp sinh học của cơ thể, giúp tạo cảm giác buồn ngủ và thư giãn. Hormone melatonin giảm thấp là nguyên nhân trực tiếp khiến người già khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc.

Đặc biệt, tuổi càng cao cơ thể càng giảm tiết hormone tăng trưởng HGH - hormone giúp thiết lập giấc ngủ sinh lý tự nhiên. Vì thế người già thường khó ngủ, ngủ ít. Hormone này lại được tiết ra nhiều nhất vào lúc ngủ sâu ngon sau 10 giờ tối, nên bệnh nhân mất ngủ thì hormone này lại không được tiết ra đầy đủ. Sự thiếu hụt hormone tăng trưởng lại gây mất ngủ. Đây là vòng tròn bệnh lý khiến người già dễ bị mất ngủ mãn tính.

 

Ngoài ra, trong khi hệ thống phòng vệ của cơ thể người già từng bước suy yếu dần thì gốc tự do lại không ngừng được sản sinh từ các quá trình chuyển hóa trong cơ thể và tác động từ bên ngoài: môi trường ô nhiễm (khói bụi, ánh nắng,...), rượu bia, khói thuốc lá, căng thẳng thần kinh khi người già hay lo lắng, suy nghĩ… Gốc tự do gây tổn thương thành mạch, thúc đẩy hình thành các mảng xơ vữa và tạo huyết khối. Lòng mạch hẹp, giảm lưu thông máu đến não khiến não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất gây rối loạn chức năng hệ thần kinh. Đây là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi.

 

Mất ngủ ở người già do tình trạng bệnh lý:

Mất ngủ có thể là biểu hiện của một số bệnh tâm lý, thần kinh ở người cao tuổi như: trầm cảm, rối loạn lo âu, bệnh Alzheimer và Parkinson. Bởi các tình trạng bệnh lý này gây rối loạn hệ thần kinh trung ương, làm cho não bộ không được nghỉ ngơi vào ban đêm gây ra tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

 

Hơn nữa, người cao tuổi cũng dễ mắc các bệnh mãn tính: tim mạch, hen suyễn, bệnh xương khớp… Đó cũng nguyên nhân khiến người già hay bị mất ngủ.

 

  • Bệnh xương khớp mãn tính (bệnh gout, viêm khớp dạng thấp,...) gây ra nhiều cơn đau nhức tái phát liên tục kèm cảm giác khó chịu, mệt mỏi khiến người già khó ngủ, ngủ không ngon.

 

Mất ngủ ở người già do đau xương khớp mãn tính

Mất ngủ ở người già do đau xương khớp mãn tính

 

  • Bệnh tim mạch (thiếu máu cơ tim, cao huyết áp…) gây các triệu chứng: hồi hộp, tim đập nhanh, đau tức ngực, lo lắng, đau đầu,... làm cho người già khó ngủ, ngủ không sâu, dễ tỉnh giấc.

 

  • Bệnh tiết niệu và tuyến tiền liệt khiến người già phải đi tiểu nhiều lần trong đêm, làm cho giấc ngủ bị gián đoạn và rất khó để ngủ lại.

 

  • Bệnh về đường hô hấp: các triệu chứng ho, khó thở,... thường xảy ra nhiều hơn vào ban đêm gây gián đoạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc.

 

Mất ngủ ở người già do chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý:

  • Việc ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, không đúng giờ, thường xuyên dùng chất kích thích như trà, cà phê,... hoặc có sử dụng rượu bia là một trong những nguyên nhân khiến người già bị mất ngủ.

 

  • Ngủ trưa quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.

 

  • Xem tivi, điện thoại sát giờ đi ngủ cũng khiến người già mất ngủ bởi ánh sáng phát ra từ những thiết bị này làm cho cơ thể giảm tiết melatonin - hormone kiểm soát chu kỳ giấc ngủ, gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

 

  • Uống quá nhiều nước vào buổi tối khiến người già phải đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, gây gián đoạn giấc ngủ.

 

  • Người cao tuổi thường ít hoạt động thể lực, ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất và lưu thông máu trong cơ thể. Đây cũng là một nguyên nhân gây mất ngủ ở người già.

 

Cách trị mất ngủ ở người già

 

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

  • Thiết lập lịch ngủ khoa học: Nên đi ngủ sớm, trước 10 giờ tối. Cần duy trì giờ đi ngủ mỗi đêm và thức dậy buổi sáng vào cùng một mốc giờ lặp lại hàng ngày. Như vậy giúp đồng bộ chu kỳ thức - ngủ, duy trì giấc ngủ tốt hơn.

 

  • Tạo không gian thích hợp cho phòng ngủ: mát mẻ, tối, yên tĩnh, giường nệm nằm thoải mái.

 

  • Trước khi đi ngủ, hãy thư giãn bằng cách ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc… Không nên sử dụng các thiết bị như tivi, điện thoại, máy tính…

 

  • Không nên uống nước trong khoảng 2-3 tiếng trước khi đi ngủ, giảm số lần đi tiểu trong đêm giúp người già có giấc ngủ liền mạch, không bị gián đoạn.

 

  • Duy trì giấc ngủ trưa ngắn (khoảng 15-20 phút), không nên ngủ trưa quá nhiều sẽ gây khó ngủ vào buổi tối.

 

  • Không nên ăn quá no trong vòng 3 tiếng trước khi đi ngủ. Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các loại rau xanh, trái cây và các loại hạt ngũ cốc. Nên hạn chế các chất béo, thức ăn chiên rán, xào nhiều dầu mỡ. Việc ăn nhẹ một chiếc bánh quy hay uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ cũng giúp người già có giấc ngủ ngon hơn.

 

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích có thể gây rối loạn giấc ngủ: trà, cà phê, rượu bia...trong vòng 8 giờ trước khi đi ngủ.

 

  • Vận động thường xuyên: bắt đầu bằng các bài tập như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, tập dưỡng sinh, chăm sóc cây cảnh… vừa giúp giải tỏa căng thẳng, vừa tăng cường lưu thông máu. Từ đó giúp người cao tuổi có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Tuy nhiên người bệnh chú ý không nên vận động sau 6 giờ tối.

 

Vận động thường xuyên giúp dễ ngủ

Vận động thường xuyên giúp dễ ngủ

 

  • Luôn sống lạc quan, suy nghĩ tích cực

 

Khi nào người già mất ngủ cần dùng thuốc?

 

Khi nào người già mất ngủ cần dùng thuốc

Khi nào người già mất ngủ cần dùng thuốc

 

Khi tình trạng mất ngủ do các tình trạng bệnh lý mãn tính

Khi mất ngủ do các tình trạng bệnh lý mãn tính gây ra, người bệnh cần dùng thuốc điều trị để giải quyết nguyên nhân gây mất ngủ. Ví dụ, những người bị mất ngủ do đau xương khớp mãn tính được cho dùng thuốc chữa thoái hóa khớp hoặc thuốc giảm đau. Việc điều trị tốt sẽ giúp bệnh nhân có được giấc ngủ bình thường.

 

Tuy nhiên, hầu hết các bệnh lý mãn tính này không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc, người cao tuổi nên kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để nhanh chóng lấy lại được giấc ngủ ngon.

 

Khi mất ngủ kéo dài, không rõ nguyên nhân

Tình trạng mất ngủ kéo dài, không rõ nguyên nhân ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người già. Lúc này, nhiều bệnh nhân thường lựa chọn phương pháp uống thuốc để nhanh chóng lấy lại giấc ngủ ngon.

Hiện nay, thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm là những loại thuốc thường được kê cho người bị mất ngủ. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc tây y này lại có thể gây ra những hậu quả khó lường. Chúng gây ức chế thần kinh trung ương tạo ra giấc ngủ ép nên khi ngủ rất mê man, thức dậy thì mệt mỏi, không tỉnh táo.

Hơn nữa việc sử dụng thuốc tây y lâu dài gây độc cho gan, thận; đặc biệt đối với người già khi chức năng gan, thận đã suy yếu nhiều. Ngoài ra thuốc tây còn có thể gây ra tình trạng quen thuốc, nghĩa là, sau một thời gian bạn cần tăng liều hoặc đổi thuốc thì mới ngủ được. Thậm chí  người bệnh còn có thể gặp tình trạng nghiện thuốc, tức là nếu bỏ thuốc thì sẽ không ngủ được. Vì vậy, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc tây y này.

 

Tháo bỏ nút thắt quan trọng gây mất ngủ ở người già - sự suy giảm hormone tăng trưởng HGH

Ở người cao tuổi, khả năng tiết hormone tăng trưởng HGH của cơ thể càng kém (giảm 80% từ tuổi 21 đến 61).

 

Hormone tăng trưởng HGH được tiết bởi thùy trước của tuyến yên, có vai trò quan trọng trong kiểm soát các cơ quan và chức năng trong cơ thể, cải thiện chức năng não và thiết lập giấc ngủ sinh lý.

 

Vì vậy, để giải quyết mất ngủ ở người già, cần tháo bỏ nút thắt quan trọng là sự suy giảm hormone tăng trưởng HGH.

 

Để làm tăng nồng độ HGH trong máu, có 2 phương pháp:

 

  • Bổ sung trực tiếp: bằng đường tiêm hay đường uống, tuy nhiên cách này dễ dẫn đến tình trạng quá liều, làm hormone HGH vượt ngưỡng an toàn gây nhiều tác dụng bất lợi. Cách làm này cũng cần có chỉ định của bác sĩ, cần xét nghiệm nồng độ hormone trước và sau khi sử dụng để tránh tình trạng thừa.

 

  • Bổ sung gián tiếp bằng cách kích thích tuyến yên tiết hormone HGH an toàn hơn vì cơ thể có cơ chế điều hòa ngược. Khi cơ thể đủ hormone , sẽ báo hiệu ngược lại tuyến yên không cần tiết nữa, vì thế không bao giờ có tình trạng thừa hormone.

 

BoniHappy - Giải pháp vàng cải thiện tình trạng mất ngủ ở người già từ thảo dược thiên nhiên

 

 

Thành phần BoniHappy

 

Thành phần BoniHappy

 

BoniHappy được nhập khẩu từ Mỹ và Canada, có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, rất an toàn và lành tính.

 

 Hiểu được nguyên nhân quan trọng gây mất ngủ ở người già là sự thiếu hụt hormone tăng trưởng HGH, BoniHappy đã bổ sung các thành phần GHRP - 2, L - arginine, Shilajit P.E, giúp kích thích tuyến yên tự tiết hormone HGH, giúp tái tạo giấc ngủ sinh lý tự nhiên, mang lại giấc ngủ ngon và sâu giấc cho người già.

 

Không chỉ kích thích tăng tiết hormone HGH, BoniHappy còn là sự kết hợp hoàn hảo của các loại thảo dược quý, các hoạt chất quan trọng, vitamin và các nguyên tố vi lượng, mang đến tác dụng toàn diện cho các bệnh nhân mất ngủ, cụ thể:

 

  • Nhóm các thảo dược thiên nhiên có tác dụng an thần, tạo giấc ngủ ngon như: dây tơ hồng, rau diếp khô, trinh nữ, lạc tiên…

 

  • Nhóm các vitamin, các nguyên tố vi lượng: Magie oxit, Kẽm oxit, vitamin B6, giúp trấn tĩnh thần kinh,  giảm stress, căng thẳng

 

  • Nhóm các chất dẫn truyền thần kinh: GABA, acid L - glutamic giúp phòng ngừa suy nhược thần kinh.

 

Nhờ vậy, BoniHappy hỗ trợ điều trị tận gốc mất ngủ ở người già, mang đến giấc ngủ tự nhiên trọn vẹn.

 

Ngoài ra, BoniHappy còn có nhiều tác dụng trên sức khỏe toàn thân: cải thiện làn da, tăng cường sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa, giảm đường huyết, giảm cholesterol máu…

 

Người bệnh nên uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 2 viên vào buổi sáng và 2 viên buổi tối trước khi đi ngủ;  nên dùng liên tục 2-6 tháng để lấy lại giấc ngủ sâu, ngon. Sau khi ngủ tốt, người bệnh có thể giảm liều và bỏ hẳn vì BoniHappy không gây lệ thuộc như thuốc tây.

 

Đánh giá BoniHappy

Trải qua 10 năm có mặt trên thị trường, BoniHappy đã lấy lại giấc ngủ cho biết bao người. Dưới đây là một số phản hồi của các khách hàng đã sử dụng BoniHappy:

 

Cô Trần Thị Bình, 62 tuổi. Địa chỉ: số nhà 02, khu Thọ Sơn, phường Yên Thọ, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh. Số điện thoại: 0913370998.

 

Cô Trần Thị Bình, 62 tuổi

Cô Trần Thị Bình, 62 tuổi

 

“Cách đây 4 năm, cô suy nghĩ nhiều vì chồng rượu chè triền miên nên thường xuyên bị mất ngủ. Càng ngày cô càng ngủ được ít, có khi còn mất ngủ trắng đêm. Cô luôn mệt mỏi, thở không ra hơi, sụt mất 4 cân, da dẻ xám xịt. Cô từng đi khám ở bệnh viện Bạch Mai và được kê rất nhiều loại thuốc tây. Cô uống thì ngủ thêm được chút, nhưng ngừng cái là không ngủ được. Mà dùng thuốc tây có nhiều tác dụng phụ lắm: không chỉ mệt mỏi rã rời, cô còn bị tăng cân đột ngột, chân tay múp míp. May sao đến năm 2017, cô được người bạn mách cho dùng sản phẩm BoniHappy của Mỹ và Canada. Cô tin tưởng, mua dùng với liều mỗi ngày 4 viên, chia 2 lần, 2 viên buổi sáng, 2 viên buổi tối trước khi đi ngủ. Thật bất ngờ, chỉ sau 3 lọ, cô đã ngủ được 3-4 tiếng, sau 5 lọ cô đã ngủ được 6-7 tiếng, giấc ngủ sâu, thức dậy tỉnh táo và thoải mái lắm. Giấc ngủ ổn định, sau cô giảm dần liều, giờ chỉ còn 2 viên vẫn ngủ tốt như vậy.”

 

Cô Phạm Thị Sứ, 58 tuổi. Địa chỉ: thị trấn An Lão, thôn Phú Xá, Cầu Vàng 1, huyện An Lão, Hải Phòng. Số điện thoại: 0919.221.458.

 

Cô Phạm Thị Sứ, 58 tuổi

Cô Phạm Thị Sứ, 58 tuổi

 

“Cô mất ngủ từ năm 2015, lúc đầu ngủ không sâu, hay giật mình tỉnh dậy. Lâu dần, cô không ngủ được chút nào, suy nghĩ lung tung cả đêm. Cô dùng rất nhiều loại thuốc, cả thuốc tây, cả thuốc nam nhưng cũng không có tác dụng gì. May mà cô biết đến sản phẩm BoniHappy qua bài chia sẻ trên facebook của chị Hà ở Hải Dương cũng mất ngủ như cô. Cô mua dùng thử với liều 4 viên một ngày. Sau 3 lọ, cô đã ngủ được 4-5 tiếng mỗi đêm, mừng lắm. Sau 6 lọ, cô đã ngủ được 7 tiếng một đêm, giấc ngủ sâu ngon. Cô dùng thêm 1 tháng cho giấc ngủ ổn định thì giảm liều xuống 3 viên, 2 viên rồi bỏ hẳn luôn mà vẫn ngủ tốt như vậy.”

 

Bác Trần Văn Trâm, 71 tuổi. Địa chỉ: khu phố Vĩnh Kiều 2, phố Minh Khai, phường Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh. Số điện thoại: 0375.713.159.

 

“Bác mất ngủ 37 năm rồi, mỗi đêm chỉ ngủ được 2 tiếng, ngủ lơ mơ, không sâu giấc, buổi trưa cũng không ngủ được chút nào. Bác đi khám và dùng rất nhiều thuốc tây, giờ bác chỉ nhớ 2 loại là seduxen và rotunda thôi. Uống vào bác ngủ được 4 tiếng buổi tối và nửa tiếng buổi trưa. Nhưng ngủ dậy mệt lắm lại hay cáu gắt. Về sau, bác chuyển sang uống thuốc Đông y, nhưng sau 2 năm vẫn không có tiến triển gì. Năm 2013, bác được người bạn giới thiệu cho sản phẩm BoniHappy của Mỹ và Canada. Bác mua dùng luôn ngày 4 viên. Sau 1 tháng, bác ngủ được 3-4 tiếng mỗi đêm, người khỏe hẳn ra, thoải mái lắm. Sau 3 tháng, bác ngủ được trọn vẹn 6 tiếng mỗi đêm. Sau 6 tháng, bác ngủ được từ 11 rưỡi tối đến 6 giờ sáng luôn.”

 

Bác Trần Văn Trâm, 71 tuổi

Bác Trần Văn Trâm, 71 tuổi

 

   Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân và cách trị mất ngủ ở người già thật  hiệu quả. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng gọi đến tổng đài 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Xin cảm ơn!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

405.000đ

BoniHappy+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc