Danh sách chuyên gia tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về bệnh mất ngủ

Thứ ba, 05-11-2019 16:01 PM

tìm hiểu về giấc ngủ

 

1.Mất ngủ là gì?

Mất ngủ được định nghĩa là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc thức dậy quá sớm hoặc ngủ dậy có cảm giác không ngon giấc và mệt mỏi.

 

2.Phân loại mất ngủ như thế nào?

2.1 Mất ngủ nguyên phát và thứ phát:

  • Mất ngủ gọi là nguyên phát khi không liên quan gì đến bệnh tật hoặc vấn đề gì khác.

  • Mất ngủ gọi là thứ phát là mất ngủ xảy ra sau khi mắc một số bệnh như trầm cảm, tim mạch, ung thư, hen, viêm khớp hoặc do tác dụng phụ của thuốc, rượu, cà phê.

 

2.2 Mất ngủ cấp tính và mãn tính

  • Mất ngủ cấp tính: Khi mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra: thay đổi múi giờ, thay đổi nghề nghiệp, mất người thân, do môi trường quá ồn hoặc sử dụng nhiều cà phê.

 

 

Mất ngủ mãn tính kéo dài hơn 1 năm sẽ là yếu tố nguy cơ gây trầm cảm.

 

3. Phân biệt mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính.

  Mất ngủ cấp tính, nhất thời là thể mất ngủ thường gặp nhất hay do 1 stress đột xuất hoặc do ảnh hưởng của môi trường tự nhiên cũng như xã hội.

 

   Mất ngủ cấp tính gây ra  tình trạng tăng thức tỉnh, tăng cảm xúc nhưng cũng kèm theo hiện tượng ngủ bù ban ngày. Các triệu chứng xuất hiện khi có căng thẳng tâm lý và thường mất đi khi các vấn đề được giải quyết hay khi bệnh nhân nhờ nghị lực đã thích nghi được. Thời gian trung bình khoảng 1 - 2 tuần lễ. Đặc điểm của rối loạn giấc ngủ kiểu này là giấc ngủ chập chờn không say, hay phải đột nhiên thức giấc trong lúc đang ngủ. Hay kèm theo trạng thái mệt mỏi suy nhược trong suốt giai đoạn này.

 

    Mất ngủ có thể trở nên mãn tính khi không loại bỏ được căng thẳng hoặc khi xuất hiện các yếu tố khiến tình trạng ấy kéo dài. Bệnh nhân thường nghĩ là mình bị mất ngủ và cố gắng để ngủ vì vậy hay dẫn đến sự thức tỉnh cao hơn của hệ thần kinh trung ương. Người bệnh có khi lại ngủ được trở lại khi không cố gắng dùng ý chí để lấy lại giấc ngủ.

     Mất ngủ không phải là 1 bệnh mà là 1 triệu chứng, hậu quả của nhiều yếu tố khác nhau, bởi vậy sự đánh giá toàn diện là cần thiết để có thể xác định bản chất của rối loạn giấc ngủ, trên cơ sở đó có biện pháp xử lý đúng đắn.

 

4. Các nguyên nhân thường gặp gây mất ngủ là gì ?





 

Nguyên nhân gây mất ngủ thứ phát

Nguyên nhân gây mất ngủ nguyên phát

Bệnh lý tâm thần.

Mất ngủ do căn nguyên tâm sinh lý.

Lạm dụng thuốc: Rượu, thuốc lá, cà phê , ma túy.

Rối loạn nhịp sinh học.

Rối loạn động tác.

Các bệnh nội khoa.

Các rối loạn thông khí.


 

5. Lời khuyên cho bệnh nhân mất ngủ

    Bệnh nhân mất ngủ nên được khám đầy đủ để đảm bảo rằng mất ngủ không do bệnh lý tâm thần hoặc các bệnh lý nội khoa khác. Vì những bệnh này cần có các biện pháp điều trị đặc hiệu. 

 

    Khi bị mất ngủ nhiều ngày trong 1 tuần hoặc tình trạng mất ngủ kéo dài trên một tháng, bạn nên đến khám và tư vấn các chuyên gia về giấc ngủ tại các phòng khám chuyên khoa thần kinh, tâm thần.

 

Những điều cần hỏi khi thăm khám 1 bệnh nhân mất ngủ: 

  • Tham khảo ý kiến của vợ hay chồng bệnh nhân: Việc này là cần thiết vì có bệnh nhân nói không ngủ được tí nào, ngày nào cũng mất ngủ nhưng vợ hay chồng gợi ý cho thầy thuốc của họ về nguyên nhân mất ngủ hay khó ngủ của người bệnh, tính tình người bệnh trong thời gian gần đây. Những thông tin này có khi cần thiết cho sự đánh giá tình trạng mất ngủ và có phương hướng giải quyết hợp lý hơn.

  • Đối với bệnh nhân và người thân, nên có quyển sổ nhỏ ghi chép về tình hình mất ngủ của người bệnh, cố gắng tìm hiểu mức độ mất ngủ hay nguyên nhân mất ngủ, ảnh hưởng như thế nào. Hỏi xem bệnh nhân có bị bệnh nào khác không, đã dùng thuốc ngủ gì rồi và loại nào cho hiệu quả tốt nhất.

  • Nên hỏi kỹ về tính chất mất ngủ: Khó đi vào giấc ngủ hay ngủ được ở 1 thời gian rồi lại thức dậy và không ngủ tiếp được hoặc là dậy quá sớm.

  • Tình trạng thức giấc ban đêm, cần hỏi kỹ về lý do gì khiến bệnh nhân còn thức giấc: do ý nghĩ ban ngày vẫn còn đeo đẳng vào giấc ngủ hay là thức dậy. Có khi là do cảm giác nghẹt thở, khó thở hay các động tác gây giật mình, đau co rút.

  • Thời gian thức dậy quá sớm, không ngủ tiếp được có thể do ngủ quá sớm; cũng cần nhớ là người trầm cảm hay bị thức dậy quá sớm với tâm trạng buồn chán, nghĩ ngợi miên man chiều hướng bi quan kèm theo sụt cân.

  • Vấn đề ngủ ngày: cần hỏi kỹ hay ngủ ngày vào khoảng giờ nào, thời gian ngủ dài hay ngắn và giấc ngủ đó có góp phần phục hồi sức khỏe không.

  • Ngoài ra các câu hỏi về thói quen sinh hoạt, về công việc, nghề nghiệp của bệnh nhân, hoàn cảnh gia đình, môi trường sống cũng rất cần thiết.

 

Qua bài viết trên chúng ta tìm hiểu thêm về tình trạng mất ngủ, hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

 

>>> Xem thêm:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

405.000đ

BoniHappy+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Chuyên gia tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc